Hướng dẫn viết sơ yếu lý lịch theo mẫu 2a-bnv/2007 cho cán bộ

Theo dõi work247 tại
Trần Hải Minh tác giả work247.vn Tác giả: Trần Hải Minh

Sơ yếu lý chính cán bộ, công chức chính là phần quan trọng nhất trong bộ hồ sơ cán bộ, công chức. Do vậy các thông tin kê khai cần phải đầy đủ và chính xác để làm cơ sở cho các khâu tiếp theo trong công tác cán bộ. Cùng xem hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch theo mẫu 2a-bnv/2007 cho cán bộ, công chức dưới đây nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Sơ yếu lý lịch theo mẫu 2a-bnv/2007 là gì?

Mẫu 2a-bnv/2007 hay còn gọi là sơ yếu lý lịch cán bộ công chức được lập ra để ghi chép thông tin của các cán bộ, công chức. Đây là mẫu được ban hành của Bộ Nội Vụ theo quyết định 06/2007/QD-BNV về biểu mẫu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức được sử dụng thống nhất.

Sơ yếu lý lịch là gì
 Sơ yếu lý lịch là gì

Đây là giấy tờ thường được yêu cầu kê khai khi thực hiện tuyển dụng, chuyển công tác, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, nâng ngạch,… Vì vậy những cán bộ, công chức nào muốn thực hiện những điều trên thì đều cần viết sơ yếu lý lịch theo mẫu 2a-bnv/2007 và ghi thật chính xác.

Tuy nhiên, trong bản sơ yếu rất nhiều mục đòi hỏi người kê khai phải cẩn thận để tránh nhầm lẫn gây mất thời gian khi phải viết lại nhiều lần. Để giúp các bạn có thể nắm mắt được các mục cũng như nội dung cần kê khai thì hãy theo dõi mục dưới đây cùng work247 nhé!

Xem thêm: Giải đáp sơ yếu lý lịch đánh máy có công chứng được không

2. Hướng dẫn viết sơ yếu lý lịch theo mẫu 2a-bnv/2007

2.1. Mục thông tin cá nhân bao gồm những nội dung gì?

Để trình bày mục thông tin cá nhân một cách hoàn chỉnh thì bạn cần xem các thông tin trên giấy tờ gốc bao gồm các mục sau: họ và trên, tên gọi khác (nếu có), nơi sinh, quê quán (nơi sinh trưởng của cha đẻ/ ông nội, một số trường hợp đặc biệt có thể ghi theo quê quán của mẹ đẻ/ người nuôi dưỡng), dân tộc, tôn giáo, nơi đăng ký thường trú (theo địa chỉ hộ khẩu thường trú), nơi ở hiện nay (ghi địa chỉ hiện tại).

 Mục thông tin cá nhân bao gồm những nội dung gì
 Mục thông tin cá nhân bao gồm những nội dung gì

2.2. Mục học tập và công việc

Bạn cần khai rõ nghề nghiệp và ngày, tháng, năm được tuyển dụng. Nếu đang chưa có nghề và sống phụ thuộc vào gia đình thì có thể ghi là “không nghề nghiệp”. Sau đó đến phần chức vụ (chức danh) hiện tại là công việc chính được phân công đảm nhiệm về chính quyền (đảng hoặc đoàn thể) kể cả kiêm nhiệm. Về phần quản lý nhà nước thì liệt kê các chứng chỉ đào tạo công vụ, chứng chỉ bồi dưỡng theo ngạch công chức hoặc các văn bằng có giá trị thay thế các loại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước. Nếu có những chứng chỉ bồi dưỡng chức danh lãnh đao cấp cao cũng phải liệt kê một cách đầy đủ.

Song song với công việc là các chứng chỉ ngoại ngữ và tin học. Đối với chứng chỉ ngoại ngữ bạn hãy ghi theo cú pháp: tên bằng ngoại ngữ + trình độ đào tạo (A,B,C). Ví dụ như là: Anh A, Pháp B, Nga C,… Trong trường hợp cán bộ, công chức được đào tạo ở nước ngoài nhưng lại không được cấp bằng ngoại ngữ thì sẽ được công nhân ở trình độ D hoặc đã có bằng ngoại ngữ từ trình độ của nhân trở lên thì ghi tên bằng cùng với tên ngoại ngữ.

Mục học tập và công việc
Mục học tập và công việc

Đối với bằng tin học thì hãy ghi trình độ tin học cao nhất phù hợp với văn bằng và chứng chỉ của cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền cấp. Ví dụ như: Tin học văn phòng A,B,C hoặc tin học văn phòng bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ.

2.2. Tóm tắt quá trình công tác

Ở phần này bạn phải ghi rõ các mốc thời gian (tháng, năm) tương ứng với các chức vụ và đơn vị từng công tác từ trước đến nay bao gồm đảng, chính quyền, tổ chức xã hội, đoàn thể. Kể cả thời gian bạn được đào tạo hay bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ cũng phải ghi vào bản tóm tắt quá trình công tác một cách đầy đủ.

2.3. Đặc điểm lịch sử bản thân

Đặc điểm lịch sử bản thân được chia làm 3 ý chính đó là:

- Khai rõ: bị bắt, vào (từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào và ở đâu), đã khai báo cho ai, về những vấn đề gì? Bản thân có từng làm việc trong chế độ cũ không? Nếu bạn chưa từng trải qua những điều trên thì có thể điền là “không có” và chuyển sang mục tiếp theo.

Đặc điểm lịch sử bản thân
Đặc điểm lịch sử bản thân

- Có quan hệ với các tổ chức chính trị, kinh tế xã hội ở nước ngoài không? Và thời gian là bao lâu? (ghi rõ địa điểm, chức vụ, chức danh, thời gian làm việc,…)

- Có thân nhân (cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột) đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài không? (làm gì, tên tổ chức nơi làm việc, trụ sở đặt tại đâu,..)

2.4. Khen thưởng và kỷ luật

Đây sẽ là phần giúp bạn có thể gây ấn tượng với người xét duyệt bản sơ yếu lý lịch. Trong quá trình bạn công tác và học tập đã đạt được những thành tích, giấy khen gì trong phòng trào của Đảng, chính quyền, đoàn thể thì cần ghi chi tiết nội dung khen thưởng, huy chương, huân chương bằng khen mà bạn đã đạt được vào khoảng thời gian nào.

Và ngược lại, nếu đã từng mắc phải kỷ luật cũng phải khai báo một cách chi tiết mức độ kỷ luật cao hay thấp và thời gian kỷ luật vào năm nào. Tất cả những yếu tố này sẽ được đưa vào để xét duyệt xem bạn có đủ yêu cầu để thực hiện nhiệm vụ mới hay không. Tuy nhiên, bạn cũng không nên thiếu phần trung thực trong nội dung bạn khai trong bản sơ yếu lý lịch.

2.5. Quan hệ gia đình

Đối với người đã lập gia đình sẽ điền cả hai mục quan hệ gia đình bản thân và quan hệ gia đình bên vợ (hoặc chồng). Cần điền vào bảng những ô bao gồm: mối quan hệ, họ và tên, năm sinh, quê quán, nghề nghiệp, chức vụ, đơn vị công tác, học tập, nơi ở và thành viên các tổ chức chính trị - xã hội. Để chính xác hơn thì bạn hãy điền thông tin các thành viên trong gia đình theo như sổ hộ khẩu, ngoài ra đối với những thành viên đã vào Đảng Cộng sản Việt Nam thì cũng cần điền vào đầy đủ.

Quan hệ gia đình
Quan hệ gia đình

Xem thêm: Cách viết sơ yếu lý lịch của nguời xin vào Đảng chi tiết nhất

3. Những lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch theo mẫu 2a-bnv/2007

Vì sơ yếu lý lịch là những giấy tờ trọng bộ hồ sơ giúp cho các cán bộ công chức có thể được xét chuyển công tác, đào tạo, bổ nhiệm, nâng ngạch,… nên mọi thông tin ghi trong sơ yếu lý lịch phải đảm bảo độ chính xác tuyệt đối. Sẽ có người thẩm tra lại lý lịch của bạn với địa phương bạn sinh ra nên nếu thông tin sai lệch bạn sẽ mất rất nhiều thời gian trong việc chỉnh sửa và nộp lại.

Bên cạnh đó, bạn phải đảm bảo được độ trung thực và đáng tin cậy với những thông được khai trong bản sơ yếu lý lịch theo mẫu 2a-bnv/2007. Tiêu chí của những người cán bộ công chức phải làm gương cho nhân dân nên nếu trong hồ sơ của bạn thiếu sự trung thực thì chắc chắn bạn sẽ không thể đạt được những dự định trong công việc.

 Những lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch
 Những lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch 

Một yếu tố quan trọng khác nữa là hình thức trình bày sạch sẽ, chữ viết dễ nhìn. Việc bạn có một bộ hồ sơ hoàn chỉnh sạch đẹp sẽ thuận mắt người nhìn hơn là một bộ hồ sơ bị tẩy xóa, chữ viết xấu. Chắc chắn việc chỉn chu trong sơ yếu lý lịch sẽ giúp bạn thể hiện được sự chuyên nghiệp trong công việc.

Hy vọng với toàn bộ chia sẻ trên đây của mình về hướng dẫn viết sơ yếu lý lịch theo mẫu 2a-bnv/2007 cho cán bộ, công chức sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích cho quá trình viết sơ yếu lý lịch cho bản thân. Nếu bản muốn tìm hiểu về hướng dẫn các mẫu sơ yếu lý lịch khác thì có thể ghé qua trang web work247.vn nha!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3799 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT