Giải đáp thắc mắc cách viết sơ yếu lý lịch song ngữ chi tiết nhất
Theo dõi work247 tạiBạn đang muốn xin việc tại các công ty nước ngoài tại Việt Nam? Bạn đang chưa biết cách tạo sơ yếu lý lịch song ngữ chuẩn chỉnh nhất? Hãy cùng work247.vn tìm hiểu cách viết sơ yếu lý lịch song ngữ đầy đủ, chi tiết nhất nhé.
1. Khi nào cần viết sơ yếu lý lịch song ngữ?
Sơ yếu lý lịch là yếu tố cần thiết bắt buộc mà bất cứ ứng viên nào khi đi xin việc cũng cần phải nắm được. Các doanh nghiệp, công ty sẽ dựa vào đó để lấy những thông tin quan trọng nhất của ứng viên, làm hồ sơ lưu trữ và làm các công tác khác cho người lao động khi đến làm việc. Sơ yếu lý lịch song ngữ được hiểu là bản lý lịch của ứng viên bao gồm các thông tin về cá nhân ứng viên lẫn thông tin về người thân của ứng viên đó nhưng được viết dưới 2 ngôn ngữ, một ngôn ngữ là tiếng Việt, ngôn ngữ còn lại phụ thuộc vào yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Với thị trường hội nhập sâu rộng như hiện nay, các công ty nước ngoài xuất hiện ngày một nhiều, kéo theo đó là những cơ hội việc làm cho người lao động Việt Nam. Để có thể ứng tuyển tại các công ty nước ngoài, mỗi ứng viên cần chuẩn bị một bộ hồ sơ xin việc song ngữ theo yêu cầu của các nhà tuyển dụng, đặc biệt là yếu tố sơ yếu lý lịch song ngữ.
Trong các công ty nước ngoài, nhà tuyển dụng thường sẽ bao gồm cả người nước ngoài và Việt Nam để đảm bảo có thể lựa chọn được ứng viên phù hợp nhất. Chính vì vậy, sơ yếu lý lịch song ngữ không chỉ giúp nhà tuyển dụng Việt Nam nắm được các thông tin mà các nhà tuyển dụng nước ngoài cũng dễ dàng nắm bắt được về ứng viên. Một sơ yếu lý lịch song ngữ chỉnh chu sẽ giúp các ứng viên tạo được thiện cảm với cả những nhà tuyển dụng khó tính nhất.
Xem thêm: Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch đi làm việc ở nước ngoài
2. Cách viết sơ yếu lý lịch song ngữ
Trên thực tế các thông tin có trên sơ yếu lý lịch song ngữ cũng không khác với các thông tin của một bản sơ yếu lý lịch truyền thống là mấy. Một bản sơ yếu lý lịch song ngữ vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin của ứng viên và người thân ứng viên đó.
2.1. Lý lịch bản thân
Ở mục Họ tên: Bạn cần viết đúng chính xác tên mình theo chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân mới nhất. Họ tên cần được viết in hoa.
Với mục Bí danh: Nếu bạn có tên thường gọi khác thì có thể ghi vào nội dung này, nếu không bạn có thể bỏ qua. Ở phần này tên bạn chỉ cần viết hoa như bình thường, không cần viết chữ in.
Giới tính: Bạn ở giới tính nào thì sẽ gạch giới tính còn lại đi là được.
Ngày tháng năm sinh: Để đảm bảo chính xác nhất, bạn cần viết theo đúng ngày, tháng, năm sinh có ghi trên Giấy khai sinh của mình.
Tình trạng hôn nhân: Tùy vào bản thân, bạn có thể ghi là chưa lập gia đình hoặc đã kết hôn.
Nguyên quán: Bạn sẽ phải ghi theo đúng phần nguyên quán được ghi trên chứng minh thư hoặc căn cước công dân.
Dân tộc: Bạn sẽ ghi chính xác tên dân tộc của mình như Kinh, Tày, Thái,…
Số điện thoại: Bạn chỉ cần điền 1 số điện thoại mà mình sử dụng thường xuyên nhất. Tránh việc ghi quá nhiều số điện thoại trong sơ yếu lý lịch.
Khi cần báo tin cho ai? Ở đâu?: Ở nội dung này bạn nên lựa chọn người báo tin là vợ(chồng) nếu đã lập gia đình hoặc bố(mẹ) nếu bạn chưa lập gia đình. Địa chỉ liên hệ của người báo tin cũng cần ghi rõ ràng, cụ thể, chính xác.
Thành phần gia đình: Bạn có thể ghi là nông dân, công nhân hay công chức, viên chức tùy theo các yếu tố của gia đình mình.
Thành phần bản thân: Bạn có thể ghi theo nghề nghiệp của mình hiện tại hoặc nếu đang đi học thì có thể ghi là sinh viên.
Trình độ văn hóa: Tức là trình độ học vấn của bạn. Nếu bạn học hết lớp 12 thì có thể ghi là 12/12.
Trình độ ngoại ngữ: Ghi theo chứng chỉ ngoại ngữ gần nhất mà bạn đạt được. Ví dụ như Tiếng Anh B1.
Các thông tin liên quan đến ngày và nơi kết nạp Đoàn, kết nạp Đảng: Nếu bạn đều đã vào hai tổ chức trên thì cần ghi chính xác ngày kết nạp cũng như đơn vị nơi bạn được kết nạp. Còn nếu chưa vào 2 tổ chức này, bạn có thể bỏ qua.
Nghề nghiệp và trình độ chuyên môn: Ghi theo vị trí công việc gần nhất bạn đã làm.
Lương chính hiện nay: Ghi theo mức lương của vị trí gần nhất bạn đã làm.
Quá trình hoạt động của bản thân: Bạn sẽ ghi theo các mốc thời gian điển hình nhất của mỗi người như tốt nghiệp cấp 1, cấp 2, cấp 3, Đại học và các công việc đã từng làm.
Ở mục Khen thưởng và Kỷ luật: Bạn cần ghi rõ thời gian, hình thức khen thưởng hoặc kỷ luật như thế nào, tổ chức nào lập khen thưởng hoặc kỷ luật.
2.2. Hoàn cảnh gia đình
- Đối với bố (mẹ), bạn cần ghi rõ đầy đủ, chính xác họ tên, năm sinh, quê quán, địa chỉ sinh sống, nơi làm việc, chức vụ công việc, hoàn cảnh kinh tế theo các cột mốc như trước Cách mạng Tháng 8 và sau Cách mạng Tháng 8.
- Đối với các đối tượng như anh/chị/em ruột hoặc vợ (chồng) đối với người đã kết hôn, bạn cũng cần ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, nguyên quán, chỗ ở hiện nay, nơi làm việc, nghề nghiệp hoặc trường đang theo học.
Xem thêm: Điền thông tin gì trong sơ yếu lý lịch khi cần báo tin cho ai?
3. Lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch song ngữ
- Dán ảnh là bước đầu tiên bạn cần lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch, ảnh được yêu cầu của sơ yếu lý lịch sẽ là ảnh chân dung 4x6. Bạn nên lựa chọn ảnh thẻ có nền xanh hoặc trắng, ăn mặc lịch sự, tốt nhất là áo có cổ, đơn màu khi chụp ảnh chân dung để thể hiện được sự chuyên nghiệp của bản thân với nhà tuyển dụng.
- Dấu xác nhận của cơ quan chức năng có thẩm quyền đóng đấu là yếu tố thứ 2 bạn cần nắm được về một bản sơ yếu lý lịch hoàn chỉnh. Sơ yếu lý lịch song ngữ không phải địa phương nào cũng có đủ bằng cấp để xác nhận nên với những văn bản, tài liệu song ngữ, các ứng viên nên lựa chọn công chứng tại các văn phòng công chứng là dễ dàng nhất.
- Cách trình bày sơ yếu lý lịch song ngữ cũng cần phải sạch sẽ, không được gạch xóa, nếu viết sai bạn nên viết lại một bản khác, không được viết hai màu mực trên cùng một bản sơ yếu lý lịch.
- Với các sơ yếu lý lịch song ngữ, đặc biệt là ở phần ngôn ngữ thứ 2, bạn cần chú ý các câu văn phải rõ nghĩa, dễ hiểu, nên lựa chọn những cấu trúc đơn giản, không nên sử dụng những mẫu câu quá phức tạp, rườm rà khiến nhà tuyển dụng khó nắm bắt các thông tin.
- Các thông tin cần tuyệt đối chính xác bởi đây là tài liệu cần có dấu xác minh và cũng sẽ là tài liệu để nhà tuyển dụng dựa vào đó làm hồ sơ cho người lao động nên chỉ cần một thông tin sai lệch, có thể gây ảnh hưởng tới cả công việc của bạn.
- Các thông tin ở phần hoạt động của bản thân, các ứng viên nên lựa chọn 1 đến 2 công việc phù hợp nhất để đưa vào nội dung đó, làm nổi bật khả năng cũng như điểm mạnh của mình trong mắt nhà tuyển dụng, tăng tính thuyết phục hơn.
- Bạn có thể lựa chọn sử dụng mẫu sơ yếu lý lịch song ngữ có sẵn trên các website hỗ trợ để đảm bảo tối đa việc sai xót. Đa số tài liệu song ngữ cần lưu ý một số điểm khác như tên hay thứ tự ngày, tháng, năm sinh trong việc trình bày. Bạn sẽ phải chú ý đến ngôn ngữ mà mình đang viết là gì để điều chỉnh cách trình này theo đúng ngôn ngữ đó nhé.
Trên đây là thông tin cơ bản về sơ yếu lý lịch song ngữ mà work247 muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng các thông này sẽ giúp ích được cho bạn trong việc ứng tuyển tại các công ty đa quốc gia hoặc công ty nước ngoài mà mình mong muốn nhé.
794 0