Tầm nhìn chiến lược là gì? Cách xác định tầm nhìn chiến lược
Theo dõi work247 tạiLà một trong những thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong quá trình phát triển của một cá nhân hay một tổ chức, vậy tầm nhìn chiến lược là gì? Đó là năng lực xác định những gì mong muốn ở tương lai, lập mục tiêu và sẵn sàng hành động vì tương lai đó. Một tổ chức muốn hoạt động và vận hành trơn tru nhất định phải xác định được tầm nhìn chiến lược của mình.
1. Khái niệm tầm nhìn chiến lược là gì?
Tầm nhìn chiến lược mô tả và lý tưởng hóa một cách sinh động, rõ ràng về kết quả mà một tổ chức có thể đạt được như kỳ vọng, có thể gây niềm tin và hứng khởi cho những người theo nó. Tầm nhìn chiến lược được xác định bởi một nhà lãnh đạo, là người đứng đầu của một tổ chức.
Cần hiểu đúng và hiểu rõ về khái niệm tầm nhìn chiến lược là gì? Đối với bất kỳ một tổ chức nào, hiểu tầm nhìn chiến lược là rất quan trọng, bởi tầm nhìn chiến lược là “kim chỉ nam” rõ ràng, dài hạn, là mong muốn và kỳ vọng cốt lõi của một tập thể. Tầm nhìn chiến lược là những tuyên bố cụ thể có nhiệm vụ dẫn dắt toàn bộ nhân viên, những nhà lãnh đạo, những nhà quản lý đạt đến một mục tiêu chung của tổ chức.
Tầm nhìn chiến lược là đáp án cho vấn đề: “Tổ chức của chúng tôi muốn trở thành gì?” và chúng được thể hiện như một câu nói rõ ràng, ngắn gọn, dễ nhớ nhưng truyền cảm hứng một cách mãnh liệt. Tầm nhìn chiến lược phải thể hiện được vị trí bền vững trong tương lai mà công ty mong muốn. Nó có thể tạo động lực và thúc đẩy tinh thần, hành động của một nhân viên. Tuyên bố về tầm nhìn nên được sử dụng như các công cụ khác, đó cũng là điều cần thiết để gia tăng động lực cho họ.
Tầm nhìn chiến lược cũng là những tuyên bố thể hiện những năng lực, nguồn lực, kỹ năng cần thiết để đạt được các kỳ vọng của tổ chức ở tương lai. Thông qua đó, tầm nhìn chiến lược hướng dẫn việc ra quyết định và xây dựng cũng như phân bổ hiệu quả các nguồn lực.
Tin tuyển dụng hot: Việc làm Giám đốc chiến lược
2. Sự khác nhau giữa sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược
Quá trình hình thành và phát triển của các doanh nghiệp thường xuyên nhắc đến cả hai khái niệm, tầm nhìn chiến lược và sứ mệnh. Hai yếu tố này phát triển và sử dụng song song cùng một mục đích. Do đó, đôi khi chúng khiến nhiều người nhầm lẫn rằng việc sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược có thể được sử dụng thay thế cho nhau. Thế nhưng, thực tế không thể làm được điều đó.
Về mục đích, sứ mệnh xác định những gì mà một công ty hiện tại đang thực hiện. Trong khi, tầm nhìn chiến lược cho biết những gì một doanh nghiệp cần hướng tới và đạt được. Sứ mệnh được xác định nhằm trả lời cho câu hỏi “chúng ta làm gì?, trong khi tầm nhìn chiến lược trả lời cho câu hỏi “chúng ta muốn trở thành gì”.
Về nội dung, tầm nhìn chiến lược thường đề cập đến mục tiêu và giá trị. Sứ mệnh bao gồm: Thị trường, khách hàng, sản phẩm và dịch vụ, công nghệ, triết học, quan tâm đến sự sống còn, quan tâm đến nhân viên, khái niệm tự, quan tâm đến hình ảnh công cộng. Trong khi tầm nhìn chiến lược nói về tương lai thì sứ mệnh lại thể hiện những gì có ở hiện tại. Tầm nhìn chiến lược được phát triển cho chính những nhân viên, những cá nhân đang làm việc trong một tổ chức. Sứ mệnh được phát triển cho cả khách hàng, nhân viên, đối tác, nhà phân phối, cung cấp và cả cộng đồng xã hội.
Một điều cần nên phân biệt đó chính là thời điểm hai giá trị này xuất hiện. Trong khi ngay từ thời điểm ban đầu, tầm nhìn chiến lược đã phải được xác định, thì sứ mệnh chỉ được phát triển trên cơ sở đã có tầm nhìn chiến lược mà thôi.
Cuối cùng, một tầm nhìn chiến lược rất hiếm khi được thay đổi, do các mục tiêu cần phải trải qua nhiều năm, nhiều giai đoạn mới đạt được. Còn với sứ mệnh, chúng thường xuyên có thể thay đổi do sản phẩm được định hướng khác nhau, công ty quyết định dấn thân vào một thị trường tiềm năng mới,...
Tham khảo: Phân tích tâm lý khách hàng - Mấu chốt kinh doanh thành công
3. Tại sao các doanh nghiệp cần xác định tầm nhìn chiến lược?
Sau khi hiểu được khái niệm tầm nhìn chiến lược là gì và phân biệt nó với sứ mệnh. Có thể thấy rằng tầm nhìn chiến lược là một giá trị vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của một tổ chức nhất định. Vậy tại sao các tổ chức cần xác định đúng tầm nhìn chiến lược của mình?
Những tầm nhìn đều mang những giá trị khác nhau. Thực tế cho thấy, rất nhiều tầm nhìn chiến lược mang tính chung chung, không rõ ràng và cụ thể, chỉ chú trọng vào các mục tiêu về tài chính và cuối cùng, nhân viên không được gia tăng về động lực. Thế nhưng, nếu một doanh nghiệp đầu tư và nỗ lực đủ lớn trong quá trình xây dựng các tuyên bố tầm nhìn chiến lược, chúng có thể sẽ mang lại những ích lợi như sau:
- Thứ nhất, tầm nhìn chiến lược truyền cảm hứng mạnh mẽ và tạo động lực cho nhân viên.
- Thứ hai, tầm nhìn chiến lược cung cấp một mục tiêu, một mục đích để làm việc và hành động.
- Thứ ba, tầm nhìn chiến lược đặt mục tiêu dài hạn (kỳ vọng không thể thực hiện được với khả năng và nguồn lực hiện tại).
- Thứ tư, tầm nhìn chiến lược hướng dẫn các nhà lãnh đạo phân bổ hiệu quả các nguồn lực phát triển cho doanh nghiệp.
Đọc thêm: Chairman là gì? Làm thế nào để trở thành một Chairman xuất sắc?
4. Làm thế nào để xác định một tầm nhìn chiến lược?
Trong quy trình quản lý chiến lược, bước đầu tiên nhưng cũng là bước quan trọng nhất, đó chính là xây dựng một tầm nhìn chiến lược. Để xác định một chiến lược tầm nhìn hiệu quả, quý vị có thể thực hiện các bước hướng dẫn sau đây tại [URL].
- Bước 1: Kêu gọi và tập hợp một nhóm bao gồm các cổ đông, lãnh đạo và nhân viên. Tầm nhìn chiến lược là những tuyên bố phải được hiểu và cảm nhận từ nhân sự của toàn bộ các cấp. Quá trình này tham gia càng nhiều người càng tốt, bởi sự đông đảo này dẫn đến những cam kết có phần mạnh mẽ hơn. Bạn nên phân phát một số tài liệu cần thiết về tầm nhìn của tổ chức sau khi đã chốt sổ những người tham gia. Sau đó, yêu cầu tất cả đọc kỹ và nghiên cứu chúng.
- Bước 2: Sau quá trình đọc các tài liệu, hãy yêu cầu từng người xây dựng phiên bản tầm nhìn chiến lược của riêng họ. Khi họ đã hoàn thành, bạn cần tập hợp lại tất cả và gửi cho bộ phận chịu trách nhiệm. Bộ phận này sau khi đã nhận được báo cáo nên nỗ lực kết hợp các tầm nhìn khác nhau trong tổng số tất cả các phiên bản đã thực hiện. Đó cũng chính là một giải pháp hữu hiệu để gỡ rối những mâu thuẫn về quan điểm và xác định được kỳ vọng cuối cùng của tổ chức.
- Bước 3: Thực hiện chỉnh sửa và chốt lại dự thảo cuối cùng về tầm nhìn chiến lược. Dự thảo về tầm nhìn chiến lược nên được phân phát lại cho các thành viên tham gia trong quá trình tạo, họ cũng có thể bổ sung và nêu lên ý kiến cá nhân. Khi chốt được bản cuối cùng, hãy trình bày tầm nhìn chiến lược thật chính xác, đầy đủ và thông tin đến toàn bộ nhân viên trong công ty.
Tầm nhìn chiến lược là gì? Đừng quên rằng đó là một tuyên bố truyền cảm hứng, rõ ràng và dễ dàng ghi nhớ nhé!
6733 0