Telemarketing là gì ? Tất tần tật những điều cần biết về Telemarketing

Theo dõi work247 tại
Đới Thanh Nga tác giả work247.vn Tác giả: Đới Thanh Nga

Ngày đăng: 21-03-2024

Thuật ngữ Telemarketing chắc hẳn không còn quá xa lạ đối với những người làm việc trong lĩnh vực tư vấn. Hãy cùng tôi tìm hiểu những vấn đề xoay quanh thuật ngữ này trong bài viết dưới đây nhé!

Việc Làm Marketing

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Hiện nay, thị trường việc làm dành cho các nhân viên Telemarketing khá đa dạng phong phú. Đây cũng có thể được coi là một trong những ngành nghề thu hút được sự quan tâm của rất nhiều các ứng viên trẻ tuổi. Vậy Telemarketing là gì? Cần những yếu tố gì để có thể trở thành một nhân viên Telemarketing giỏi ?Trong bài viết này, tôi sẽ trả lời tất cả những câu hỏi xoay quanh chủ đề việc làm này để các bạn có thể có những thông tin hữu ích nhất trước khi ứng tuyển và nhận việc tại vị trí Telemarketing.

1. Trả lời cho câu hỏi Telemarketing là gì?

Là một từ khá quen thuộc, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết nghĩa của từ Telemarketing. Lý giải một cách nôm na nhất, Telemarketing có thể được hiểu là hình thức gọi điện tìm kiếm khách hàng tiềm năng, khai thác thông tin khách hàng và nhận phản hồi của khách hàng về sản phẩm , dịch vụ doanh nghiệp cung cấp. Khâu telemarketing sẽ support cho telesale hiểu và tư vấn cho khách hàng một cách dễ dàng.

Trả lời câu hỏi Telemarketing là gì

Với tính chất là một việc làm hành chính văn phòng, vị trí này thu hút được sự quan tâm, chú ý của rất nhiều các ứng viên. Thị trường càng cạnh tranh, các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động về cung cấp dịch vụ càng cần số lượng nhân sự telemarketing lớn. Thị trường việc làm đang ngày càng được mở rộng và tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các ứng viên quan tâm tới ngành nghề tư vấn qua điện thoại.

Xem thêm: Việc làm nhân viên tư vấn qua điện thoại

2. Công việc của Telemarketing

Công việc Telemarketing chủ yếu gồm hai đầu việc chính  là Outbound Calling và Inbound Calling.

Outbound calling có thể được hiểu là gọi điện tới khách hàng để tư vấn cho khách về hàng hóa, dịch vụ của công ty cung cấp đồng thời tiến hàng khảo sát thị trường, thị hiếu của khách hàng. Ngoài ra, các bạn Telemarketing cũng cần thường xuyên gọi điện để chăm sóc các khách hàng quen thuộc, gửi cho họ thông tin về các khuyến mãi, ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết để họ luôn nhớ tới dịch vụ của công ty.

Công việc cần làm của Telamarketing

Đối với đầu việc Outbound Calling, các bạn sẽ được tiếp xúc với rất nhiều đối tượng khách hàng qua điện thoại, quan tâm có, không quan tâm cũng có. Mục đích của đầu việc này chính là khiến họ nhớ tới sản phẩm, và cung cấp những thông tin cần thiết “đáp trúng” vào nhu cầu của họ để các Telesale có thể thực hiện chốt đơn dễ dàng.

Inbound Calling ( Nhận cuộc gọi vào) là công việc thường giải đáp các thắc mắc của khách hàng về sản phẩm dịch vụ, tư vấn về mua hàng hóa, dịch vụ và nhận đơn đặt hàng từ khách. Telemarketing và telesale cần có sự kết hợp, support lẫn nhau để đảm bảo cung cấp dịch vụ tư vấn tốt nhất cho khách hàng.

Ngoài hai đầu việc chính, Telemarketing còn cần phải thực hiện một số công việc như phân tích, phân loại Data khách hàng trước khi gọi, báo cáo tình hình công việc với cấp quản lý…

Nhìn chung, khi làm công việc Telemarketing, các bạn sẽ chủ yếu làm việc trên điện thoại và đảm nhiệm công việc tư vấn cho khách hàng. Các bạn sẽ là những người hỗ trợ đắc lực cho nhân viên Sale và nhân viên Telesale trong việc chốt hợp đồng với khách hàng.

Tìm việc làm Telesales

3. Nhân viên Telemarketing cần đáp ứng được những yêu cầu gì?

Để trở thành một nhân viên Telemarketing giỏi không phải là điều đơn giản. Các bạn có thể tham khảo một vài tiêu chí dưới đây dành cho ngành nghề này.

3.1. Nhân viên Telemarketing có giọng nói chuẩn

Các bạn sẽ tiếp xúc chủ yếu với khách hàng qua điện thoại, vì vậy, một giọng nói chuẩn là điều không thể thiếu đối với nhân viên telemarketing.

Khi gọi điện cho khách, bạn cần nói với một âm lượng đủ nghe, không sai chính tả, không nói giọng địa phương. Giọng nói hay có thể “ gây thương nhớ” , tạo ấn tượng với khách hàng, và góp phần khiến họ ấn tượng với dịch vụ của công ty. Những nhân viên lâu năm trong nghề này, thường có giọng nói chuẩn về âm vực và hay về ngữ điệu, là chất xúc tác để khách hàng dễ dàng đi tới quyết định chốt đơn.

Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại

3.2. Nhân viên Telemarketing có kỹ năng chuẩn bị

Các bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ về sản phẩm dịch vụ, đồng thời cần lường trước những tình huống xảy ra để quá trình tư vấn khách hàng diễn ra suôn sẻ.

Trong trường hợp gọi điện cho khách hàng thân thiết, các Telemarketing cần tìm hiểu rõ về sở thích, thị hiếu của khách để có thể đem lại dịch vụ tư vấn tốt nhất. Tốt hơn hết, các bạn nên đặt mình vào cương vị khách hàng và chuẩn bị một list các câu hỏi cần phải giải đáp trước khi gọi. Điều này sẽ giúp các bạn chủ động hơn rất nhiều khi nhận được những câu hỏi khó từ khách hàng.

3.3. Nhân viên Telemarketing có kỹ năng thuyết phục

Mục đích của công việc Telemarketing chính là tư vấn cho khách hàng và tiến hành chốt đơn hàng. Do đó, kỹ năng thuyết phục là một trong những kỹ năng rất quan trọng đối với vị trí công việc này. Để cuộc gọi thực sự có chất lượng, các bạn Telemarketing cần phải biết cách nói chuyện một cách hợp lý, có logic, áp dụng nghệ thuật “pull và push “ trong marketing để nhanh chóng thu phục được khách hàng.

Nhân viên Telemarketing cần đáp ứng những yêu cầu gì

3.4. Yêu cầu về bằng cấp đối nhân viên Telemarketing

Thông thường, các công ty không yêu cầu quá cao về bằng cấp đối với đội ngũ nhân viên Telemarketing. Tuy nhiên, nếu các bạn đã từng được đào tạo bài bản trong các trường cao đẳng, đại học, cơ hội nghề nghiệp của bạn sẽ được mở rộng hơn, chắc hẳn nếu làm tốt, bạn không chỉ dừng lại ở vị trí Telemarketing mà có thể thăng tiến lên các cấp quản lý, leader

Ngoài những yêu cầu trên, tùy từng đặc thù công ty sẽ có những yêu cầu riêng khác nhau đối với vị trí Telemarketing. Các bạn trước khi apply hãy chắc chắn rằng mình có thể đáp ứng được những yêu cầu cơ bản đối với ngành nghề nà nhé! Khi đã đáp ứng được hầu hết các tiêu chí mà nhà tuyển dụng đề ra, khả năng trúng tuyển của các bạn sẽ cao hơn rất nhiều.

Tải về ngay: CV telesale

4. Những khó khăn trong ngành Telemarketing

4.1. Thường xuyên nhận được sự “hờ hững” của khách hàng

Trong quá trình gọi điện cho khách hàng, chắc chắn không ít lần, các bạn Telemarketing sẽ nhận được những câu trả lời “hững hờ “ từ phía khách hàng.

Trong một list 100 khách hàng, số người quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ của công ty chỉ có khoảng 10 đến 20 khách hàng. Những câu trả lời như “chị không quan tâm đâu”, “chị đang bận”, “đừng làm phiền chị nữa” xuất hiện thường xuyên như “cơm bữa”. Hãy tập làm quen dần với điều này và nếu tìm cách khai thác thông tin, trò chuyện thuyết phục đối với những khách chưa có nhu cầu, cũng như chưa từng sử dụng dịch vụ ,sản phẩm của công ty. Khi bạn có khả năng thuyết phục tốt, rất có thể, bạn sẽ phát triển thêm được nguồn khách hàng cho công ty.

4.2. Thường xuyên phải đối mặt với áp lực doanh số

Quản lý của bạn sẽ đánh giá hiệu quả công việc của bạn dựa theo số đơn hàng mà bạn bán được. Nếu bạn có chăm chỉ gọi cả ngày mà chỉ chốt được một vài đơn nhỏ, bạn vẫn không hề được đánh giá cao, thậm chí sẽ bị phê bình, khiển trách.

Áp lực doanh số là một trong những khó khăn chung của nhóm ngành tư vấn kinh doanh, vì thế hãy cố gắng nỗ lực để có thể đạt được target đề ra. Trong trường hợp data khách chưa thực sự chất lượng, các bạn có thể trình bày khó khăn với quản lý và xin được cung cấp data mới, có tỷ lệ khách quan tâm cao hơn.

Xem thêm: Thời gian thích hợp gọi điện cho khách hàng

5. Quyền lợi của các Telemarketing

Tương tự như Telesale, mức lương của Telemarketing sẽ phụ thuộc khá nhiều vào số đơn các bạn chốt được.

Mức lương cơ bản của Telemarketing sẽ rơi vào khoảng từ 5 đến 6 triệu, ngoài ra, sẽ có lương hoa hồng phụ thuộc theo tổng doanh thu thu được hằng tháng. Nếu tư vấn tốt, các bạn có thể có tổng thu nhập lên tới 8 con số.

Mức lương của Telemarketing khá cao

Ngoài ra, các Telemarketing tại các công ty lớn, sẽ thường xuyên được đào tạo về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư vấn để có thể nâng cao nghiệp vụ. Trong môi trường của phòng Telemarketing, các bạn sẽ được học hỏi rất nhiều điều và có những trải nghiệm nghề nghiệp vô cùng thú vị.

Việc làm telesales tại Hồ Chí Minh

6. Kinh nghiệm để có thể làm tốt công việc của Telemarketing

6.1. Giữ thái độ chuyên nghiệp và lịch sự đối với khách hàng

Đối với bất kỳ nghề nghiệp nào, yếu tố này cũng là một yếu tố cần thiết. Tuy nhiên, với đặc thù của nghề tư vấn qua điện thoại, để giữ được thái độ chuyên nghiệp và lịch sự với khách hàng là cả một sự cố gắng.

Một số kinh nghiệm trong nghề Telemarketing

Đối với mỗi loại khách hàng khác nhau, bạn cần thể hiện thái độ linh hoạt, "tùy cơ ứng biến", nhằm đáp ứng nhu cầu của họ. Tuy nhiên, luôn quan trọng đề cao thái độ hòa nhã để để lại ấn tượng tích cực với khách hàng. Nỗ lực chuyên nghiệp của bạn sẽ giúp khách hàng nhớ đến sản phẩm của công ty, ngay cả khi họ chưa cần sử dụng.

Xem thêm: CV marketing

6.2. Chuẩn bị “kịch bản” trước khi gọi cho khách

Mỗi ngày, các bạn sẽ gọi cả trăm cuộc đến cho khách, tốt nhất, các bạn nên chuẩn bị sẵn “bài” để nói chuyện với khách. Khi đó, bạn sẽ tự tin hơn rất nhiều đấy!

6.3. Gọi cho khách trong khoảng thời gian hợp lý

Các bạn không nên tập trung gọi trong một khung giờ mà nên chia ra làm nhiều khung giờ khác nhau trong ngày để gọi cho khách. Khi khách hàng không vướng bận các vấn đề công việc, gia đình,… hiệu quả của cuộc gọi sẽ cao hơn rất nhiều so với lúc khách đang lu bù trong công việc hoặc đang trên đường đi làm về. Thời gian gọi cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định của các “thượng đế” khi mua sản phẩm của công ty.

Các bạn có thể áp dụng một vài mẹo bỏ túi để có thế áp dụng trong công việc Telemarketing của mình. Ngoài ra, bạn có thể học hỏi thêm kinh nghiệm từ những tiền bối đi trước để có thể nâng cao hơn nữa, hiệu quả, chất lượng công việc.

Bài viết trên đây là lời lý giải cho câu hỏi Telemarketing là gì và một số vấn đề xoay quanh ngành nghề này. Hy vọng có thể đem lại những thông tin hữu ích cho các bạn đang có nhu cầu quan tâm và apply vào vị trí Telemarketing. Chúc các bạn thành công và sớm tìm được những cơ hội việc làm phù hợp nhất để có thể phát triển tối đa năng lực của bản thân.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2686 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT