Thái độ chính trị của người xin vào Đảng khai như thế nào?
Theo dõi work247 tạiMuốn trở thành một đảng viên của Đảng cộng sản Hồ Chí minh thì phải thực hiện đúng quy trình xin vào đảng theo quy định. Trước tiên, người xin vào Đảng phải kê khai lý lịch thật chi tiết đảm bảo tính trung thực. Trong đó nhiều người không biết khai mục thái độ chính trị của người xin vào Đảng như thế nào cho đúng? Cùng tìm hiểu cách khai lý lịch người xin vào Đảng trong bài viết dưới đây!
1. Cách khai thái độ chính trị của người xin vào Đảng
Đây là một trong những mục thuộc phần kê khai hoàn cảnh gia đình trong lý lịch của người xin vào Đảng. Để trình bày về thái độ chính trị của từng người trong gia đình một cách chính xác nhất thì người làm đơn phải hiểu mục đích của phần này không phải dùng để nói về thái độ, cảm xúc của người xin mà phải trình bày chi tiết về quá trình tham gia các hoạt động có ích cho đảng và xã hội.
Trong đó người viết phải kê khai chi tiết về nhiệm vụ của từng thành viên trong gia đình (ông bà, cha, me, cô, dì, chú bác, anh chị em ruột, vợ chồng, bố mẹ vợ/chồng, anh chị em ruột của vợ/chồng) khi tham gia các tổ chức cách mạng bao gồm cả chức vụ nắm giữ, trình bày rõ về cả các hoạt động đó như thế nào thuộc sự quản lý của đế quốc hay chế độ cũ, làm việc cho đảng phái, đoàn thể hay tổ chức chính quyền nào. Đồng thời phải ghi rõ các thông tin liên quan đến thành viên tổ chức/đoàn thể/đảng phái đó, nếu họ đã chết thì phải ghi kèm lý do cùng với địa điểm và thời gian.
Người kê khai phải nắm được ý nghĩa của thái độ chính trị của người xin vào Đảng để ghi chính xác các thông tin mà Đảng muốn biết về quá trình hoạt động chính trị của bạn có đảm bảo phù hợp với lý tưởng của Đảng hay không. Đây là yếu tố để họ đánh giá và xét duyệt bạn có phù hợp để trở thành đảng viên hay không.
Xem thêm: Cách viết sơ yếu lý lịch của người xin vào Đảng chi tiết nhất
2. Hướng dẫn khai lý lịch của người xin vào Đảng
- Họ và tên đang dùng: phải viết in hoa đầy đủ họ tên khớp với thông tin trong giấy tờ tùy thân hoặc sổ hộ khẩu, chẳng hạn tên điền: NGUYEN VAN A
- Giới tính (Nam/Nữ): người làm đơn là giới tính nào thi gạch chéo giới tính còn lại, ví dụ là nam thì gạch nữ và ngược lại.
- Họ và tên khai sinh: người kê khai phải viết giống như tên ghi trong giấy khai sinh.
- Bí danh: điền nếu có còn không thì bỏ qua
- Ngày - tháng - năm sinh: thông tin kê khai phải khớp với giấy khai sinh của người làm đơn.
- Nơi sinh: viết theo địa chỉ được ghi trong giấy khai sinh bao gồm cả xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố theo tên hiện dùng được hệ thống hành chính Nhà nước công nhận.
- Quê quán: là nơi sinh sống của bên nội, còn trong trường hợp đặc biệt có thể điền theo quê hương của bên ngoại hoặc người nuôi dưỡng (trong trường hợp được nhận nuôi hoặc không có bố mẹ) và phải đầy đủ thông tin như nơi sinh.
- Nơi ở hiện nay: địa chỉ nơi ở được đăng ký trong sổ hộ khẩu.
- Dân tộc: ghi dân tộc gốc của người kê khai
- Tôn giáo: nếu có thì phải ghi rõ tên tôn giáo đang theo còn không thì điền là “không”
- Thành phần xã hội hoặc nghề nghiệp của bản thân: điền rõ bản thân hiện nay đang làm gì chẳng hạn như học sinh, sinh viên, công chức, viên chức, nông dân,...
- Trình độ hiện nay: bao gồm thông tin về học vấn phổ thông, chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ. Trong từng mục phải điền rõ các thông tin dựa trên thực tế và mức độ hoàn thành của bản thân.
Chẳng hạn như học vấn phổ thông học chính quy hay bổ túc (hệ 10 hay 12 năm ghi rõ đã hoàn thành bao nhiêu năm). Chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ là bằng cấp chuyên môn tính theo bậc học cao nhất đang hoặc đã thực hiện chi tiết về trường học và chuyên ngành tốt nghiệp theo đúng thông tin trên văn bằng. Lý luận chính trị là chứng chỉ/bằng cấp được ghi theo bậc như sơ cấp, trung cấp, cử nhân, chính quy, tại chức,... Còn ngoại ngữ là trình độ ngoại ngữ đạt được kèm chứng chỉ.
- Ngày và nơi kết nạp vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: bao gồm ngày, tháng, năm và nơi diễn ra lễ kết nạp.
- Ngày và nơi kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ nhất (nếu có) cũng điền giống thông tin khi kết nạp đoàn.
- Ngày và nơi công nhận chính thức: chỉ áp dụng cho đảng viên đã được xác nhận vào Đảng
- Người giới thiệu vào Đảng thứ nhất: kê khai rõ họ tên, đơn vị công tác kèm chức vụ. Người giới thiệu thứ hai: điền là BCH Đoàn trường đang sinh hoạt nếu là đoàn viên Đoàn thanh niên và BCH Công đoàn nơi sinh hoạt nếu là công đoàn viên.
- Lịch sử bản thân: trình bày quá trình tham gia các hoạt động xã hội từ thời niên thiếu cho tới thời điểm xin vào Đảng.
- Khi tham gia các hoạt động xã hội, hãy mô tả chi tiết những công việc đã thực hiện, địa điểm, và chức vụ liên quan đến Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức giáo dục (nếu là nam, điền cả thời gian xuất - nhập ngũ, tái ngũ, thời gian du học nước ngoài...).
- Đặc điểm lịch sử: trình bày về các hoạt động liên quan đến kinh tế - chính trị ở nước ngoài, có từng bị bắt hay phạm tội hình sự hay không, các tôn giáo tham gia hoặc lý do ngừng sinh hoạt Đảng (nếu có).
- Những lớp đào tạo, bồi dưỡng đã qua: ghi rõ ràng thông tin cơ sở đào tạo, hình thức đào tạo, văn bằng/chứng chỉ được cấp bao gồm cả chuyên môn đã theo học.
- Đi nước ngoài: nếu từng đi nước ngoài thì phải ghi rõ thời gian và mục đích đi (chỉ điền những sự kiện tham gia từ 3 tháng trở lên) và do bên nào cử đi.
- Khen thưởng: nhận danh hiệu do Nhà nước phong tặng kèm thời gian cụ thể ghi trên giấy khen.
- Kỷ luật: nếu từng nhận hình thức kỷ luật thì ghi rõ thời gian và cấp quyết định kỷ luật kèm lý do.
- Hoàn cảnh gia đình: bắt buộc phải kê khai đúng theo trình tự như sau
Gia đình: cha,mẹ đẻ (hoặc người nuôi dưỡng), anh chị em ruột, cha mẹ vợ/chồng (nếu có), anh chị em ruột của vợ/chồng (nếu có) bao gồm các thông tin về họ tên, năm sinh, quê quán, nơi sinh, chỗ ở hiện tại, nghề nghiệp hiện tại, hoàn cảnh kinh tế, thái độ chính trị của từng thành viên trong các thời kỳ cụ thể.
Bên nội: bao gồm các thông tin chi tiết về ông, bà nội, cô, chú bác giống như các phần gia đình bên trên.
Bên ngoại: bao gồm ông bà ngoại, cậu, dì phải viết theo đúng thứ tự và kê khai giống các thông tin bên trên.
- Tự nhận xét: trình bày về các ưu - nhược điểm của bản thân trong đời sống, phẩm chất chính trị, quan hệ công chúng cùng năng lực thực hiện nhiệm vụ kể từ khi vào cố gắng Đảng đến nay.
- Cam đoan và ký tên: bắt buộc phải có lời cam đoan đúng theo mẫu lý lịch xin vào Đảng cùng với thời gian kê khai lý lịch kèm chữ ký, họ tên đầy đủ.
- Nhận xét của Chi ủy chi bộ và chứng nhận của cấp ủy cơ sở: sau khi tiếp nhận lý lịch của người khai xin vào đảng thì chi bộ phải liên hệ và có trách nhiệm kiểm tra những thông tin được cung cấp rồi đưa tới văn phòng Đảng ủy để xác nhận bằng dấu giáp lai. Dù chưa nhận chữ ký của cấp ủy vẫn có thể đóng dấu giáp lai cho lý lịch rồi gửi phiếu thẩm tra hoặc điều đảng viên trực tiếp xem xét, họ sẽ có nhiệm vụ xác nhận mọi thông tin được điền trong lý lịch người khai khớp với thực tế và giấy tờ sau đó đến buổi họp chi bộ sẽ đề xuất những hồ sơ lọt qua vòng thẩm tra để xét kết nạp. Bộ hồ sơ của người xin vào Đảng sẽ qua Đảng ủy trường, tập thể ban chấp hành Đảng xem xét và thẩm định lại lần nữa rồi mới đóng dấu phê duyệt đưa lên cấp ủy để xác nhận.
Bên trên là thông tin work247 cung cấp liên quan đến lý lịch xin vào Đảng mà mọi người cần phải nắm rõ, các thông tin phải được kê khai một cách trung thực và đúng mục đích theo yêu cầu đặc biệt là thái độ chính trị của người xin vào đảng. Hồ sơ xin vào Đảng sẽ kiểm duyệt nhiều lần trước khi đưa lên cấp ủy xác nhận nên nếu không kê khai chính xác thì sẽ bị hủy hồ sơ.
4058 0