Thanh tra là gì? Những kiến thức về hoạt động thanh tra nên biết

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Minh Tâm tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Minh Tâm

Ngày đăng: 12-08-2024

Thanh tra đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động quản lý nhà Nước và góp phần phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về hoạt động này. Bài viết dưới đây sẽ giải thích cặn kẽ định nghĩa thanh tra là gì và những kiến thức xoay quanh hoạt động thanh tra bạn nên biết.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Giải đáp định nghĩa về thanh tra

Thanh tra là gì? Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá và xử lý nghĩa vụ thi hành pháp luật của một cá nhân hay tổ chức theo một trình tự mà pháp luật đã quy định nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước, góp phần bảo vệ lợi ích nhà nước và phát triển kinh tế xã hội.

Giải đáp định nghĩa về thanh tra
Giải đáp định nghĩa về thanh tra

Thanh tra còn được gọi là kiểm soát viên, thực hiện những hoạt động quản lý thị trường. Quyền được thanh tra là một cá nhân hay tổ chức có thẩm quyền theo quy định pháp luật được cơ quan pháp luật nhà nước giao trách nghiệm điều tra, xem xét.

Đối tượng thanh tra là những cá nhân, tổ chức thuộc quyền quản lý hợp pháp của nhà nước. Và lúc này thanh tra sẽ là những người thực hiện yêu cầu cũng như quy định của pháp luật về phạm vi quản lý trong sở hữu công nghiệp của tổ chức.

Xem thêm: Tất tần tật thông tin về mô tả công việc kiểm soát nội bộ

2. Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện chức năng thanh tra?

Nhà nước đã quy định rõ các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện chức năng thanh tra như sau

– Các cơ quan thanh tra trực thuộc nhà nước, trong đó bao gồm: Thanh tra Chính phủ; Thanh tra bộ và các cơ quan ngang bộ (gọi chung là Thanh tra bộ); Thanh tra tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Thanh tra tỉnh); Thanh tra sở; và Thanh tra của quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (gọi chung là Thanh tra huyện)

Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện chức năng thanh tra?
Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện chức năng thanh tra?

– Bên cạnh các cơ quan trực thuộc nhà nước thì các cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cũng có thẩm quyền trong việc thực hiện chức năng thanh tra.

Nhà nước quy định cơ quan thanh tra nhà nước sẽ thực hiện và giúp đỡ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác quản lý nhà nước, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; tiến hành thanh tra và giải quyết theo quy định pháp luật.

3. Đặc điểm chính của hoạt động thanh tra

Hiện nay pháp luật nhà nước có sửa đổi và bổ sung luật về hình thức thanh tra mới, trong đó hình thức  thanh tra mới chính là thanh tra thường xuyên. Hoạt động thanh tra thường xuyên có một vài đặc điểm chính như sau:

Thứ nhất, thanh tra thường xuyên sẽ được tiến hành trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ của cơ quan được giao để cơ quan ấy thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

Thứ hai, hoạt động thanh tra mới là hoạt động thanh tra thường xuyên của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý theo từng ngành, lĩnh vực đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nghĩa vụ chấp hành pháp luật chuyên ngành, những quy định về chuyên môn và các quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.

Đặc điểm chính của hoạt động thanh tra
Đặc điểm chính của hoạt động thanh tra

Thứ ba, cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện thanh tra chuyên ngành thường xuyên là cơ quan quản lý nhà nước theo ngành. Bao gồm những cơ quan: tổng cục, cục trực thuộc bộ, chi cục trực thuộc sở được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng thanh tra theo chuyên ngành

Thứ tư, nhà nước quy định cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành phải làm việc hợp nhất cùng cơ quan lớn và không được phép thành lập cơ quan thanh tra độc lập.

Thứ năm, những cán bộ có thẩm quyền ra quyết định hoạt động thanh tra thường xuyên là: Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở và Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành sẽ ra quyết định thanh tra

Cuối cùng, pháp luật Nhà nước quy định những quyết định thanh tra phải được công bố rõ ràng cho đối tượng thanh tra ngay từ khi hoạt động thanh tra được tiến hành.

4. Mục đích của thanh tra là gì?

Hoạt động thanh tra là một hoạt động vô cùng quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nước, xã hội. Mục đích của hoạt động thanh tra là phát hiện kịp thời những sơ hở trong cơ chế quản lý, những chính sách, pháp luật để theo đó có những kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Từ đây các cơ quan có thẩm quyền sẽ đề xuất biện pháp khắc phục; liên tục phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.

Mục đích của thanh tra là gì?
Mục đích của thanh tra là gì?

Bên cạnh đó hoạt động thanh tra cũng góp phần giúp các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng những quy định của pháp luật; ngăn ngừa nhân tố tiêu cực, chống phá, pháp huy nhân tố tích cực. Từ đây góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, xã hội; bảo vệ lợi ích Nhà nước, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

Xem thêm: Bật mí bản mô tả công việc Kiểm soát tài chính thật sự hoàn hảo

5. Quyền và nghĩa vụ của hoạt động thanh tra

5.1. Cán bộ thanh tra có quyền gì?

Mỗi một cán bộ thanh tra đều có thẩm quyền để tiến thành các hoạt động thanh tra. Hoạt động thanh tra đầu tiên sẽ giải trình những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra. Tiếp theo, người cán bộ thanh tra có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật theo những quy định mà pháp luật đã đề ra.

Cán bộ thanh tra có quyền gì?
Cán bộ thanh tra có quyền gì?

Quyền yêu cầu bồi thường là một trong những quyền quan trọng nhất của cán bộ thanh tra. Trên thực tế hoạt động thanh tra có thể gây nên nhầm lẫn hoặc vi phạm gây ra tổn hại cho tổ chức, cá nhân được yêu cầu thanh tra. Điều này thể hiện rõ quan điểm của nhà nước chỉ quy định về các nguyên tắc, còn nhiều vấn đề cụ thể liên quan trong việc tôn trọng và bảo vệ những lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trước những hành vi vi phạm từ phía các cơ quan có thẩm quyền.

Tuy nhiên, trách nhiệm phải bồi thường của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, việc bồi hoàn của các cán bộ thanh tra đều được quy định rõ trong pháp luật về bồi thường.

5.2. Nghĩa vụ của cán bộ thanh tra trong công tác giám sát, thanh tra là gì?

Bên cạnh những quyền lợi xoay quanh hoạt động thanh tra, các cán bộ thanh tra cũng có những nghĩa vụ nhất định

Nghĩa vụ đầu tiên, cán bộ thanh tra phải chấp hành nghiêm túc và đầy đủ quyết định thanh tra.

Nghĩa vụ thứ hai - quan trọng nhất mà cán bộ thanh tra phải thực hiện là nhanh chóng phát hiện những vấn đề vi phạm để xử lý kịp thời. Những hoạt động này phải được xử lý một các đầy đủ, chính xác và không được phép sai lệch về thông tin. Bên cạnh đó phải đính kèm những tài liệu liên quan theo đúng yêu cầu của cán bộ ra quyết định thanh tra, đội trường hoặc thanh tra viên, cùng với những cán bộ có thẩm quyền khác như thanh tra chuyên ngành, thành viên Đoàn thanh tra, cộng tác viên thanh tra,… Nếu không may có sự sai sót thì các cán bộ thanh tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về độ chính xác, trung thực của những tài liệu, thông tin đã cung cấp. Những hành vi trốn tránh, cung cấp thông tin không kịp thời, thiếu chính xác, không đầy đủ sẽ được cho là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý theo tính chất, mức độ vi phạm của pháp luật.

Nghĩa vụ của cán bộ thanh tra trong công tác giám sát, thanh tra là gì?
Nghĩa vụ của cán bộ thanh tra trong công tác giám sát, thanh tra là gì?

Một nghĩa vụ tiếp theo của các cán bộ thanh tra là phải thực hiện đầy đủ những yêu cầu, kiến nghị và kết luận thanh tra. Bên cạnh đó phải chấp hành theo quyết định xử lý vi phạm của người ra quyết định thanh tra như Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, hoặc người được giao  nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác và cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý. Các hoạt động yêu cầu, kiến nghị và kết luận thanh tra cán bộ thanh tra đều phải chấp hành, thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ. Những hành vi cản trở, không chấp hành, chấp hành không đầy đủ, chống đối hay thiếu nghiêm túc đều phải chịu xử lý theo pháp luật.

Bên trên là tất cả những kiến thức cũng như thông tin quay quanh hoạt động thanh tra và giải đáp cho câu hỏi “Thanh tra là gì”. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết của work247Các độc giả đã hiểu về những khái niệm cơ bản và định nghĩa liên quan đến hoạt động này. 

 
mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem825 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT