Trách nhiệm pháp lý là gì? Điều cần biết về trách nhiệm pháp lý
Theo dõi work247 tạiVới các cá nhân hay doanh nghiệp thì việc chúng ta sinh sống cũng như hoạt động đều cần tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật. Vừa được hưởng các quyền lợi và song song với đó cũng chính là những trách nhiệm cần phải thực hiện. Điển hình chính là trách nhiệm pháp lý. Vậy, trách nhiệm pháp lý là gì? Trách nhiệm này có ý nghĩa ra sao và ảnh hưởng tới chúng ta như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về trách nhiệm pháp lý gửi tới các bạn.
1. Hiểu chính xác về trách nhiệm pháp lý là gì?
Chúng ta sống trong một xã hội tại một quốc gia bất kỳ trên thế giới đều được hưởng các quyền lợi công dân của chính mình tại đất nước đó. Tuy nhiên, bên cạnh việc được nhận những quyền lợi thì chúng ta cũng sẽ phải thực hiện vai trò của mình với tư cách cá nhân hay đại diện cho một tập thể, tổ chức nào đó. Và khi đó, chúng ta mang trên mình các trách nhiệm pháp lý. Vậy, trách nhiệm pháp lý là gì?
Một cách chính xác thì trách nhiệm pháp lý được hiểu là những hậu quả mang tính bất lợi cho cá nhân hay tổ chức mà Nhà nước đã áp dụng dựa trên những hành vi được xem là vi phạm pháp luật mà cá nhân hay tổ chức đó đã thực hiện. Dựa trên các quy định đã đề ra thì cá nhân hay tổ chức đã vi phạm các chế tài pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý trước hành động đó và trách nhiệm pháp lý được thực thi sẽ gắn liền với sự cưỡng chế của Nhà nước dựa trên việc làm áp dụng các quy định của chế tài pháp luật.
Một cách đơn giản thì các bạn có thể hiểu trách nhiệm pháp lý chính là những nghĩa vụ hay những hậu quả bất lợi mà một cá nhân hay tổ chức sẽ phải nhận khi có các hành vi vi phạm pháp luật đã được quy định cụ thể và được ban hành rộng rãi. Những hành vi này chịu sự cưỡng chế của Nhà nước và cá nhân hay tổ chức sẽ phải đứng ra để chịu trách nhiệm của mình trước pháp luật thông qua mệnh lệnh của các cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
Xem thêm : Cưỡng chế hành chính là gì? Những hiểu biết pháp luật chuẩn nhất
2. Các đặc điểm cơ bản của trách nhiệm pháp lý
Để có thể hiểu rõ được bản chất của trách nhiệm pháp lý thì các bạn có thể tìm hiểu dựa trên các đặc điểm của trách nhiệm pháp lý. Những đặc điểm cơ bản của trách nhiệm pháp lý có thể được kể đến như sau:
- Đặc điểm thứ nhất, trách nhiệm pháp lý là một loại trách nhiệm được quy định và hình thành dựa trên các quy định của pháp luật mà một quốc gia đã thống nhất và ban hành. Điều này có nghĩa là cho dù bạn có muốn hay không muốn thực hiện trách nhiệm pháp lý thì đều không có quyền lựa chọn cho mình. Đây chính là cơ sở giúp chúng ta có thể phân biệt được một cách chính xác giữa trách nhiệm pháp lý cùng với các loại trách nhiệm khác trong xã hội như trách nhiệm về đạo đức hay trách nhiệm về chính trị, tôn giáo,...
- Đặc điểm thứ hai, trách nhiệm pháp lý sẽ luôn được gắn một cách chặt chẽ với các biện pháp mang tính cưỡng chế được thực hiện bởi những cơ quan có thẩm quyền. Điều này đã được quy định một cách rõ ràng tại các chế tài của những quy phạm pháp luật đã được ban hành. Đặc điểm này chính là sự khác biệt giữa trách nhiệm pháp lý với các biện pháp mang tính cưỡng chế khác mà luật pháp của nhà nước đã quy định.
- Đặc điểm thứ ba, các trách nhiệm pháp lý mà cá nhân hay tổ chức phải gánh chịu đều sẽ là những hậu quả mang tính bất lợi. Có thể là sự thiệt hại về tài sản, tự do hay tinh thần,... Điều này sẽ được áp dụng dựa trên các quy định mà pháp luật ban hành đối với hành vi mà cá nhân, tổ chức đã vi phạm tương ứng.
- Đặc điểm thứ tư, trách nhiệm pháp lý sẽ chỉ có thể xuất hiện hay phát sinh khi có chủ thể cụ thể đã thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Hoặc những thiệt hại đã xảy ra vì các nguyên nhân khác mà không phải là nguyên nhân khách quan. Tức là cá nhân hay tổ chức sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý khi mình đã vi phạm pháp luật hay gây ra những thiệt hại về người, về tài sản của người khác.
Đây là 4 đặc điểm chính của trách nhiệm pháp lý. Các đặc điểm này sẽ là những thông tin giúp chúng ta làm rõ bản chất của trách nhiệm pháp lý. Đồng thời đây cũng sẽ là những điều giúp chúng ta có thể phân biệt được chính xác về trách nhiệm pháp lý với những loại trách nhiệm khác trong xã hội.
Xem thêm: Vi phạm dân sự là gì? Trách nhiệm và hành vi vi phạm dân sự
3. Trách nhiệm pháp lý gồm những loại nào dựa trên quy định pháp luật?
Dựa trên tính chất cũng như mức độ vi phạm mà trách nhiệm pháp lý sẽ được phân thành các loại sau đây:
- Trách nhiệm pháp lý về hình sự
Là loại trách nhiệm được đánh giá là nghiêm khắc nhất và cao nhất mà công dân phải chịu trách nhiệm. Việc chịu trách nhiệm hình sự sẽ dựa trên sự vi phạm của cá nhân hay tổ chức đó với việc gây ra các thiệt hại hay ảnh hưởng về tình hình an ninh đất nước hoặc sự an toàn của người khác.
Các trách nhiệm mà cá nhân đó sẽ phải hứng chịu có thể kể đến với mức độ từ thấp đến cao như việc bị cảnh cáo, bị phạt tiền, bị cải tạo nhưng không phải giam giữ, bị đi tù có thời hạn, bị tù chung thân và thậm chí là tử hình. Bên cạnh đó còn có các mức phạt bổ sung khác như bị tước đi một vài quyền lợi hay bị cấm đảm nhận các chức vị nào đó, cũng có thể là bị tịch thu tất cả tài sản,... Dựa vào mức độ vi phạm cụ thể mà công dân sẽ phải chịu các trách nhiệm pháp lý tương ứng.
- Trách nhiệm pháp lý về dân sự
Đây là loại trách nhiệm mà công dân sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý do tòa án phán xét khi có những hành vi đã vi phạm pháp luật của bộ luật dân sự. Những hành vi đó có thể là gây tổn hại đến danh dự hay nhân phẩm, sức khỏe, cũng có thể là các quyền lợi mang tính hợp pháp của người khác.
Các trách nhiệm pháp lý về dân sự mà công dân sẽ phải chịu trách nhiệm có thể là bị buộc phải xin lỗi công khai, thực hiện việc cải chính công khai, phải bồi thường hay thực hiện các trách nhiệm dân sự khác theo quy định.
- Trách nhiệm pháp lý về hành chính
So với hai loại trách nhiệm pháp lý trên thì trách nhiệm pháp lý về hành chính được đánh giá là có phần nhẹ nhàng hơn một chút. Loại trách nhiệm này sẽ được cơ quan của Nhà nước có thẩm quyền đưa ra khi cá nhân, tổ chức đã có hành vi thuộc vào những hành vi vi phạm pháp luật hành chính.
Những trách nhiệm pháp lý về hành chính mà công dân sẽ phải chịu sự cưỡng chế thực hiện có thể kể đến như việc bị cảnh cáo, bị phạt tiền, bị buộc thôi việc hay bị cách chức,... Dựa trên mức độ vi phạm mà các trách nhiệm hành chính sẽ được đưa ra tương ứng.
- Trách nhiệm pháp lý về hiến pháp
Là loại trách nhiệm pháp lý mà cá nhân, tổ chức đó đã vi phạm các quy định của hiến pháp cũng như các chế tài của pháp luật được đi kèm với các loại trách nhiệm này. Thực tế thì trách nhiệm pháp lý về hiến pháp còn được xem là trách nhiệm về mặt chính trị. Do vậy mà các chủ thể vi phạm thường sẽ là các quan chức nhà nước hay các tổ chức chính trị, cơ quan của Nhà nước,...
- Trách nhiệm pháp lý về kỷ luật
Đây là loại trách nhiệm mà cá nhân đã vi phạm các quy định mà cơ quan hay đơn vị sự nghiệp mà họ làm việc. Những người phải chịu loại trách nhiệm pháp lý này sẽ bị cưỡng chế thực hiện các trách nhiệm dựa trên quy định của pháp luật và cùng với đó là các quy định của chính cơ quan mình làm việc.
- Trách nhiệm pháp lý về vật chất
Trách nhiệm này sẽ xảy ra khi một cá nhân hay chủ thể có các hành vi được cho là đã vi phạm hợp đồng lao động mà cá nhân và doanh nghiệp đã ký kết. Chính vì thế mà chủ thể đó sẽ phải chịu các trách nhiệm như đền bù, làm thêm giờ hay bị cảnh cáo, bị buộc thôi việc,...
- Trách nhiệm pháp lý của quốc gia
Đối với một quốc gia, các trách nhiệm pháp lý sẽ xuất hiện khi quốc gia đó đã có những hành vi vi phạm luật quốc tế hay công ước quốc tế mà chính phủ của quốc gia đó đã tham gia ký kết. Việc chịu các trách nhiệm pháp lý cũng sẽ dựa trên mức độ của các hành vi vi phạm mà quốc gia đó đã làm ra.
Về cơ bản thì đó là những loại trách nhiệm pháp lý cơ bản mà các bạn có thể dễ dàng nhận thấy và bắt gặp trong cuộc sống xung quanh mình. Việc tìm hiểu kỹ về trách nhiệm pháp lý sẽ giúp các bạn có thể tránh được cho mình không may có những hành vi vi phạm và phải thực hiện trách nhiệm pháp lý không mong muốn.
Tổng quát thì trách nhiệm pháp lý là một phạm trù khá rộng và không hề dễ dàng để chúng ta có thể tóm lược hay nắm bắt một cách nhanh chóng. Thế nhưng, với những thông tin cơ bản trên đây mong rằng đã giúp các bạn hiểu được phần nào về trách nhiệm pháp lý là gì và phân biệt được trách nhiệm pháp lý với các loại trách nhiệm khác hiện nay.
1884 0