Thông tin và cách viết mục trình độ văn hóa và trình độ học vấn
Theo dõi work247 tạiBất kỳ một mục nào trong sơ yếu lý lịch đều có một tác dụng và mục đích riêng của nó. Trong bài viết của hôm nay, tôi sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về ý nghĩa của mục trình độ văn hóa và trình độ học vấn trong sơ yếu lý lịch. Đồng thời chỉ bạn cách viết mục này sao cho chính xác nhất, hỗ trợ hoàn thành bản sơ yếu lý lịch của bạn.
1. Định nghĩa trình độ văn hóa và trình độ học vấn
1.1. Trình độ học vấn
Nhiều người nhầm lẫn giữa khái niệm trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, tưởng rằng đây là hai cách nói khác nhau. Nhưng trên thực tế, nó lại là hai thông tin khác biệt. Việc không phân biệt được các khái niệm này dẫn tới hệ quả là bạn có thể điền sai trên sơ yếu lý lịch.
Trước hết để phân biệt một cách cụ thể hơn, thì chúng ta cần phải định nghĩa lại hai khái niệm này. Thứ nhất, trình độ chuyên môn đó chính là đề cập đến nghiệp vụ của mỗi người, không liên quan gì đến quá trình học tập mà người đó có. Chuyên môn là một khái niệm rộng, thường được dùng trong một lĩnh vực cụ thể, mô tả một cá nhân hay tổ chức có kiến thức tốt trong lĩnh vực đó. Nếu như một ai đó được đánh giá là có chuyên môn cao, nghĩa là người đó thông thạo và xuất sắc trong công việc.
Bạn cũng có thể giải thích chuyên môn theo một cách đơn giản đó là mỗi một lĩnh vực trong cuộc sống sẽ cần đến những kiến thức riêng. Kế toán thì sẽ cần chuyên môn về kế toán, ngân hàng sẽ cần chuyên môn liên quan đến nghề nghiệp ngân hàng… Chính vì vậy mà năng lực chuyên môn không thể đánh giá hết về khả năng học tập của chúng ta.
Quay lại với khái niệm cần tìm hiểu, đó là trình độ học vấn. Trong bậc giáo dục đào tạo của Việt Nam nói riêng được chia ra làm nhiều cấp độ khác nhau, ví dụ như bậc tiểu học, bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, cao học… Trình độ học vấn này chính là đề cập đến những cấp độ đó. Bản thân trình độ học vấn của bạn sẽ được xác định bằng việc bạn đã hoàn thành các bậc học nào. Ví dụ như hoàn thành cấp 3 thì trình độ học vấn sẽ là trung học phổ thông, hoàn thành đại học thì trình độ học vấn sẽ là đại hoc.
Nói như vậy có thể hiểu đơn giản trình độ học vấn sẽ phản ánh một cách cụ thể về quá trình học tập trên trường lớp của bạn. Thông qua trình độ học vấn, nhà tuyển dụng sẽ nắm bắt được phần nào kiến thức cũng như năng lực của bạn. Bạn cũng có thể được yêu cầu chứng minh trình độ học vấn bằng cách cung cấp ra những văn bằng cụ thể. Tuy nhiên, điều này gần như chỉ áp dụng với mức trình độ học vấn từ bậc trung cấp, cao đẳng trở lên.
Xem thêm: Trình độ tin học là gì? Tìm hiểu những chứng chỉ tin học phổ biến
1.2. Trình độ văn hóa
Nhắc đến trình độ văn hóa, người ta sẽ nghĩ rằng mục này sẽ nói về yếu tố đạo đức, nhưng trên thực tế thì không phải. Nếu như ở trình độ học vấn, chúng ta có thể dựa vào tên mục để xác định nội dung thì đến đây cần phải tìm hiểu để điền sơ yếu lý lịch sao cho chính xác. Cho đến nay, vẫn có rất nhiều người tranh cãi về cách ghi mục trình độ văn hóa. Bởi lẽ họ cho rằng không thể lấy các cấp giáo dục để quy ra trình độ văn hóa, điều đó không phải ảnh hết được trình độ văn hóa của một cá nhân.
Không có một loại giấy tờ, bằng cấp hay chứng chỉ nào có thể xác minh mức độ văn hóa của bạn, chính vì vậy đây không phải là một mục để xét về đạo đức hay lối sống của bạn. Trong quy định, người ta có những mức đánh giá cụ thể mà không cần dựa vào việc xem xét thái độ và cách cư xử của bạn. Đó chính là cách dựa vào quá trình học tập của bạn.
Mỗi một cấp bậc, bạn sẽ được giáo dục trên cả hai phương diện là kiến thức và tư cách đạo đức. Chính vì vậy mà việc lấy thời gian học để đánh giá trình độ văn hóa là hoàn toàn có cơ sở. Tổng cộng có 12 bậc đánh giá, tương đương với 12 lớp học. Hoàn thành thêm một lớp học là bạn đã có thể tăng thêm một bậc trong 12 bậc đó rồi.
2. Ý nghĩa của mục trình độ văn hóa và trình độ học vấn trong sơ yếu lý lịch
Trong bất kỳ ngành nghề nào, thì trình độ văn hóa và trình độ học vấn cũng đóng một vai trò nhất định, đặc biệt là với những công việc yêu cầu bằng cấp và chuyên môn. Khi tuyển dụng bạn vào một ví trí nhất định nào đó trong công ty, người tuyển dụng sẽ có nhu cầu được biết về các thông tin đó để đánh giá quá trình học tập và làm việc trước đó của bạn.
Trình độ văn hóa và trình độ học vấn tuy không thể phản ánh hết khả năng của bạn, nhưng cũng nói lên phần nào quá trình rèn luyện của bạn trong thời gian trước đó. Sau khi nắm được các thông tin cần thiết về hai trình độ này, nhà tuyển dụng sẽ dùng nó để cân nhắc xem có nên yêu cầu bạn học cao hơn trong quá trình làm việc, hoặc quyết định chức vụ cũng như hệ số lương của bạn.
Mức lương trong các tổ chức, đặc biệt là trong các cơ quan nhà nước thường được quyết định dựa trên bằng cấp của bạn. Mỗi một mức lương sẽ có một hệ số riêng, bạn có trình độ học vấn và văn hóa càng cao thì hệ số lương cũng sẽ theo đó tăng lên.
Thông qua đây, bạn đã hiểu tại sao có mục trình độ văn hóa và trình độ học vấn trong sơ yếu lý lịch xin việc chưa? Cùng work247.vn tìm hiểu cách viết hai mục này nhé.
Xem thêm: Trình độ văn hóa là gì? Cách ghi trình độ văn hóa đúng nhất
3. Cách viết mục trình độ văn hóa và trình độ học vấn trong sơ yếu lý lịch
Hai mục này quan trọng là thế, nhưng cách viết thì không quá phức tạp. Thậm chí là đơn giản hơn bạn nghĩ rất nhiều. Bởi lẽ chúng đã được quy định về cách viết, bạn chỉ cần dựa theo đó mà điền thôi.
- Trình độ văn hóa
Trước hết với phần trình độ văn hóa, như đã nói ở trên, trình độ văn hóa có tổng cộng 12 bậc, tương ứng với 12 năm học của bạn. Bạn hoàn thành năm học nào thì sẽ điền trình độ văn hóa tương ứng với năm học hay cấp học đấy. Ví dụ như tốt nghiệp trung học phổ thông rồi thì sẽ ghi là 12/12, tốt nghiệp trung học cơ sở thì sẽ ghi là 9/12. Rất đơn giản và ngắn gọn phải không nào?
Lưu ý là bậc cao nhất trong trình độ văn hóa chỉ là 12/12, bởi lẽ mục này chỉ đề cập đến các cấp học hết trung học phổ thông. Nếu như bạn hoàn thành bậc học đại học hay học thạc sĩ thì vẫn sẽ đều ghi là 12/12. Các thông tin cụ thể về hệ trung cấp, cao đẳng trở lên sẽ được yêu cầu cung cấp trong một mục khác (nếu có).
- Trình độ học vấn
Phần tiếp theo là trình độ học vấn, trình độ học vấn sẽ không được ghi theo bậc như trình độ văn hóa, mà sẽ ghi cụ thể tên bậc học mà bạn đã hoàn thành ra. Ví dụ như bạn đã hoàn thành bậc học đại học, thì sẽ ghi vào là trình độ học vấn đại học, tương tự với cấp 3 (trung học phổ thông), cao học (thạc sĩ, tiến sĩ). Thường thì trình độ học vấn sẽ dành cho những ai học từ bậc trung cấp đổ lên, nếu như bạn không tiếp tục học thì có thể ghi 12/12 cho nhà tuyển dụng hiểu.
Bạn có thể được yêu cầu kê khai thêm trình độ chuyên môn đi kèm với trình độ học vấn. Nếu trong những trường hợp như vậy, trình độ chuyên môn của bạn sẽ là cụ thể bằng cấp của bạn. Ví dụ như tiến sĩ kinh tế, thạc sĩ tâm lý học, cử nhân quản trị kinh doanh…
Thông qua bài viết này, bạn đã hiểu về trình độ văn hóa và trình độ học vấn chưa? Hi với những thông tin đã được cung cấp, tôi hi vọng bạn sẽ thêm tự tin khi hoàn thành bộ sơ yếu lý lịch của mình nhé.
1380 0