Tìm hiểu xe mô tô là gì? Chia sẻ cẩm nang về những dòng xe mô tô ở Việt Nam
Theo dõi work247 tạiXe mô tô đã được biết đến từ rất nhiều thập kỉ trước như một loại phương tiện giao thông cực hữu ích và tiện lợi cho người sử dụng. Song do sự đa dạng hóa về chủng loại cũng như mục đích sử dụng thay đổi theo thời gian mà khái niệm này đã dần trở nên khác đi. Hiện nay, xe mô tô càng ngày càng trở nên phổ biến hơn , thậm chí còn trở thành đam mê của nhiều người.
1. Sự xuất hiện của xe mô tô
Xe mô là gì
Mô tô là từ phiên âm tiếng Pháp “Motocyclette” để chỉ loại xe có hai bánh, gắn động cơ. Khi khởi động động cơ nó sẽ tác động lên tay ga xong đó điều khiển thông qua đường dây ga xuống trục bánh trước của xe. Nhờ đó mà bánh trước chuyển động lên phía trước kéo theo sự chuyển động tức thì của bánh sau. Xe mô tô lần đầu tiên xuất hiện ở Bad Cannstatt ( Đức ) do Gottlieb và Wilhelm chế tạo năm 1885. Sự xuất hiện của chiếc xe có thể di chuyển mà không cần đạp này đã gây thích thú cho người dân, sau đó nó trở nên phổ biến nhờ sự tiết kiệm được sức người và tốc độ nhanh hơn so với xe đạp lúc bấy giờ.
Với khái niệm này chúng ta có thể hiểu đơn giản xe mô tô là một dòng xe gắn máy có 2 bánh. Có 3 loại xe mô tô phổ biến là xe chạy mọi địa hình, xe chạy đường thường, xa đa dụng. Tuy nhiên xe mô tô thậm chí còn cả loại 3 bánh và xe 2 bánh gắn thùng bên cạnh gọi là xe chuyên dụng. Ở Việt Nam hiện nay, xe mô tô đã được tách riêng để gọi những chiếc xe máy phân khối lớn chứ không còn được gọi gộp chung với xe máy 2 bánh đường thường như trước. Trong khi đó ở các nước phương Tây người ta vẫn gọi chung là motobike. Cho nên có thể thấy khái niệm này đã có sự thay đổi qua thời gian và vị trí địa lý cũng như văn hóa giao thông các nước. Để được phép điều khiển xe mô tô tham gia giao thông ở Việt Nam buộc phải có Giấy phép lái xe phù hợp với phân khối của xe.
2. Phân biệt giữ mô tô và xe máy
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN - 41:2024/BGTVT khoản 4.30 và 4.31: Xe môtô là xe cơ giới có dung tích xi lanh trên 50cm3, gồm hai hoặc ba bánh. Ví dụ như những dòng xe Honda, Yamaha, Vespa thường thấy trên đường phố. Trong khi đó, xe gắn máy cũng có 2 hoặc 3 bánh song khác nhau lớn nhất là ở xi- lanh xe cũng như tốc độ. Thường xe gắn máy có dung tích nhỏ hơn 50cm3, điều nay dẫn đến vận tốc của nó chỉ đạt nhanh nhất là 50km/h. Cụ thể của dòng xe gắn máy này là những chiếc super cub hoặc những chiếc xe máy điện, ... thường được học sinh - sinh viên điều khiển.
Như vậy nếu theo văn bản luật của Việt Nam thì xe mô tô sẽ có dung tích xi lanh cao hơn xe gắn máy và nó chính là những chiếc xe máy bình thường, trên 50 phân khối. Tuy nhiên, khi tách rời văn bản luật với đời sống hằng ngày thì xe mô tô lại được người dân “ưu ái” để dùng gọi cho những chiếc xe phân khối lớn. Những chiếc xe này có dung tích 175cc trở lên. Và đương nhiên để có thể điều khiển những chiếc mô tô này, bạn sẽ phải tham gia thi sát hạch bằng lái A2 thay vì thi B1 như những chiếc xe máy thông thường khác.
Phân biệt xe mô tô và xe gắn máy
3. Những chiếc xe mô tô phân khối lớn phổ biến ở Việt Nam
3.1. Sport bike
Ngay từ tên gọi của nó đã cho thấy đây là một chiếc xe mô tô thể thao, được thiết kế cho mục đích chạy tốc độ nhanh. Khi điều khiển dòng xe này, người lái sẽ ngồi hơi chúi về đằng đầu xe, dáng ngồi sẽ gập lại khoảng 40 độ trong khi xe máy thông thường thì ngồi góc 90 độ.
Với cách thiết kế này thì người lái sẽ rất dễ bị mỏi lưng, tay và chân nếu di chuyển đường phố Việt Nam vì đường hẹp, đông, tốc độ bị cản. Tuy nhiên nếu chạy đường vắng, rộng, thì tư thế ngồi đó sẽ giúp hạn chế cản gió và khiến tốc độ đạt tối đa.
Dòng xe sport bike phù hợp với những bạn có dáng người to con một chút và cao để chắc chắn rằng bạn có thể kiểm soát được nó. Nếu gọi những chiếc xe máy là con ngựa sắt thì sport bike ắt hẳn là con ngựa bất kham với những người mê tốc độ.
Sport Bike luôn là niềm tự hào và con cờ duy nhất để các thương hiệu xe mô tô phân khối lớn mang ra để so tài, kèn cựa nhau.
3.2. Naked bike
Naked bike - quý ông “trần trụi” với sự trút bỏ bớt vỏ ngoài để khoe ra khối động cơ bên trong. Chiếc xe này khắc phục lại những yếu điểm của sport bike khi di chuyển trong thành phố vì nó nhỏ gọn hơn, linh hoạt hơn. Nhưng thực chất động cơ của Naked bike vẫn là thừa hưởng từ động cơ của những con sport bike. Cho nên người lái vừa có thể đi là là trong thành phố vừa có thể trải nghiệm tốc độ nhanh ở đường trường. Điểm trừ duy nhất là người lái sẽ “ăn gió” nhiều nên đi tốc độ cao sẽ khiến khó chịu và cảm giác mệt mỏi sẽ nhanh chóng ập đến.
Xe mô tô naked bike
3.3. Cruiser
Đây là đòng xe thường thấy xuất hiện cùng một biker lớn tuổi với tiếng pô xe khá to. Cruiser bike có thiết kế dáng ngồi hơi lùi lại đằng sau, chân gác lên phía trước, tư thế ngồi khá là thoải mái so với dòng xe mô tô phân khối lớn kể trước đó.
Cruiser có thiết kế tay lái phù hợp với việc di chuyển quãng đường dài và tốc độ vừa phải. Bánh trước nhỏ để di chuyển ở những đoạn đường nhiều cua dễ dàng, khả năng lách lái dễ dù trọng lượng của những “ông cụ” này khá nặng. Cùng với đó, bánh sau của cruiser lại có diện tích rộng hơn nhằm tăng khả năng bám đường cho xe. Người sở hữu cruiser đa phần là người già, trung niên cho nên về thiết kế xe luôn được đầu tư về chỗ ngồi để đem đến cho người lái cảm giác thoải mái nhất.
Không chỉ vậy nếu như sport bike kén chọn về chiều cao cho biker thì cruiser sẽ là lựa chọn cho những tay mê phân khối lớn nhưng có chiều cao trung bình.
3.4. Touring
Touring gây choáng với cân nặng thuộc dạng khủng nhất trong dòng mô tô 2 bánh. Loại xe này thường được lắp thêm thùng hoặc cốp chứa đồ. Không chỉ vậy Touring còn được ưu ái khi trang bị những chi tiết tiện nghi nhất bao gồm loa, kính chắn gió, GPS, hệ thống đèn, gương to và sưởi ghế. Vị trí ngồi hay gọi chính xác là “Ghế” vì em nó cực kì được đầu tư như bọc da, chống nước, lót mút yên dày tạo cảm giác cực êm ái khi di chuyển trên quãng đường dài. Những dòng Touring với dung tích xi lanh từ 1800cc trở lên, tiêu biểu la Honda Goldwing và Ultra Classic Harley đang rất được ưa chuộng ở Việt Nam.
3.5. Cafe Racer
Dòng xe này bắt đầu ở Anh Quốc năm 1960 từ những nhóm người theo phong cách “Phản văn hóa” - đi ngược lại sự ngột ngạt của cuộc sống công nghiệp lúc bấy giờ. Nó gắn liền với trào lưu rock’ roll của những thanh niên trẻ và cuồng nhiệt.
Cafe Racer đã trở thành một biểu tượng không chỉ trong cộng đồng yêu thích xe độ mà còn là một phần không thể thiếu của phong cách Rock. Beck - một kẻ cuồng Cafe Racer cũng là biểu tưởng thời trang Rock n Roll của thế giới và khiến bất kì con mắt mộ điệu nào cũng phải trầm trồ.
Ở Việt Nam, Cafe Racer xuất hiện lần đầu tiên với những những chàng trai tự chơi và chúc tụng nhau trong không khí của những buổi tiệc tốc độ. Thay vì tiếng bô rầm rầm và vẻ ngoài tráng lệ, Cafe Racer Không phải quá xa xỉ và ồn ào như những dòng xe phân khối lớn nguyên bản nổi tiếng, Cafe Racer mang đến một chất riêng, một hơi thở của kẻ ngông cuồng, ngạo nghễ nhìn và khẳng định cá tính của mình.
Xe mô tô Cafe Racer
Với những chia sẻ nhỏ này, hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm phần nào về xe mô tô là gì và những dòng mô tô phân khối lớn ở Việt Nam hiện nay. Nếu bạn là môt người ưa tốc độ, đam mê về xe, kĩ thuật sửa chữa, work247.vn hân hạnh giới thiệu đến bạn hơn 100 công việc liên quan đến ngành nghề bạn đang quan tâm. Còn gì tuyệt vời hơn khi được thỏa mãn đam mê với xe cộ, lại còn được làm việc và có được mức lương tuyệt vời. Truy cập ngay work247.vn nhé !
3215 0