[Agenda là gì] Agenda chuyên nghiệp tạo bước đệm thành công
Tác giả: Phùng Hà 08-05-2024
Hiện tại work247.vn tin chắc rằng có rất nhiều bạn không biết thuật ngữ Agenda là gì đâu. Để hiểu được ý nghĩa và có những bí quyết xây dựng một Agenda chuyên nghiệp cho các bạn nhân viên hành chính nhân sự, thư ký hoặc trợ lý bài viết này chính là các thông tin hữu ích mà bạn cần.
1. Đi tìm hiểu về Agenda là gì vừa đơn giản lại dễ hiểu?
Bạn đang muốn tìm hiểu về Agenda nghĩa là gì trong tiếng Việt hiện nay? Đây là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ đến việc phải làm hoặc có thể hiểu với ý nghĩa đó là thể hiện nhật ký công tác, chương trình nghị sư, kế hoạch làm việc hoặc các chương trình làm việc hiện nay mà nhân viên thường phải làm.
Tuy nhiên, với nhiều ý nghĩa như vậy, nhưng Agenda thường được sử dụng để chỉ đến chương trình nghị sự rất nhiều và phổ biến trong lĩnh vực kinh tế hiện nay. Thông qua chương trình nghị sự để có thể đưa ra các vấn đề cần giải quyết trong công việc và bàn bạc để có thể tìm được hướng giải quyết chính xác cho bản thân.
Không chỉ có vậy Agenda còn được kết hợp với các cụm từ khác trong tiếng Anh để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về trường hợp sử dụng và cách sử dụng thuật ngữ này trong lĩnh vực kinh tế hiện nay như sau:
- Thứ nhất, Meeting Agenda là gì bạn biết không? Đây là một cụm từ để sử dụng chỉ đến các chương trình hội nghị trường được các công ty tổ chức để bàn bạc về chiến lược hoặc tìm hướng giải quyết cho một vấn đề nào đó hiện đại tồn tại. Thường là các vấn đề về kinh tế, hoạt động kinh doanh của công ty.
- Thứ hai, Agenda setting là gì dễ hiểu cho các bạn, thuật ngữ này được sử dụng để diễn tả để hành đồng đó là thiết lập các chương trình nghị sự, nói dễ hiểu hơn đó là lên kế hoạch để thực hiện các chương trình này.
- Thứ ba, Event Agenda để chỉ đến chương trình sự kiện được diễn ra và thực hiện các sự kiện cho một chương trình cụ thể nào đó.
- Thứ tư, My Agenda để chỉ đến ý nghĩa là nhật ký của tôi, đây không còn xa lạ với chúng ta nữa, ai cũng đã từng và nghe nhiều về nhật ký cá nhân, thậm chí có thể hiện tại bạn cũng đang viết nhật ký cá nhân hoặc nhật ký công việc.
Vậy nếu như trong công ty, doanh nghiệp khi bạn muốn lên một chương trình hội nghị - Agenda bạn cần phải thực hiện theo các bước cụ thể và chi tiết. Để biết được các tạo một Agenda chuyên nghiệp cần trải qua các bước như thế nào hãy đọc phần chia sẻ trong phần tiếp theo của bài viết này.
Tìm việc làm kỹ sư kinh tế xây dựng
2. Các bước tạo Agenda chuyên nghiệp trong nghị sự cuộc họp
Để có lợi thế trong mắt các nhà tuyển dụng, đặc biệt với các bạn khi ứng tuyển vào các vị trí công việc như hàng chính nhân sự, thư ký, trợ lý, tổ chức sự kiện thì kỹ năng tạo lập một Agenda trong doanh nghiệp sẽ là lợi thế ứng tuyển rất tốt cho các bạn. Trong công việc với các vị trí này, việc có kỹ năng về xây dựng và tạo các chương trình nghị sự cuộc họp của công ty sẽ khiến bạn nhận được nhiều ưu điểm và lợi thế để có thể phát triển với nghề. Tạo lập Agenda chuyên nghiệp bạn cần thực hiện theo các bước như sau:
2.1. Bước 1 – Đặt một tiêu đề Agenda “cực chất”
Việc đặt tiêu đề cho một chương trình hội nghị với nhiều người nghĩ rằng không quan trọng, những thưa với các bạn rằng, đây sẽ là điều gợi mở đầu tiền cho những người sẽ tham gia vào chương trình nghị sự hay các cuộc họp diễn ra trong một công ty, tập đoàn, doanh nghiệp hiện nay.
Một tiêu đề đúng chuẩn cần phải thể hiện được các tính thành và công việc, cũng như các vấn đề cần giải quyết trong cuộc họp nghị sự đó. Đặc biệt nên chú ý đối với các trình bày tiêu đề của Agenda nên được để in hoa và đậm nổi bật với toàn nội dung của bản Agenda được đưa ra.
Điều này cũng sẽ khiến người đọc chú ý đến vấn đề sẽ được giải quyết và quan tâm hơn khi cuộc họp nghị sự được diễn ra để giải quyết cho một vấn đề nào đó đang tồn động và cần khắc phục để phát triển doanh nghiệp hoặc một hoạt động kinh doanh nào đó.
2.2. Bước 2 – Xác định đối tượng, thời gian và địa điểm
Trong bản Agenda cung cấp đến những người cần và phải tham gia cuộc họp của công ty biết về đối tượng hợp là ai, hợp về vấn đề gì, thời gian họp là bao giờ và địa điểm diễn ra chương trình nghị sự này ở đâu. Thông tin này sẽ cung cấp đến những người tham gia chính xác về cuộc sống và thời gian địa điểm để họ không vắng mặt.
Đặc biệt đây cũng sẽ là biên bản để ghi chép lại đối tượng bạn thảo luận của cuộc họp có những vấn đề gì, có những ai tham gia trong cuộc họp này và thời gian, địa điểm diễn ra cuộc họp này như thế nào. Đây cũng sẽ là một căn cứ để xác định và đưa ra các quyết định quan trọng của công ty.
Lưu ý cho bạn trong bước này là thông tin đề cập cần hết sức chính xác và đảm bảo cuộc họp diễn ra đúng kế hoạch và dự định tổ chức. Chỉ cần sai sót một chút là bạn có thể. Đặc biệt để cuộc họp có thể diễn ra một cách thuận lợi thì bạn cần chuẩn địa điểm họp thật tốt và thời gian họp phù hợp.
2.3. Bước 3 – Đưa ra mục đích chính cuộc họp diễn ra là gì?
Một cuộc họp diễn ra ra luôn có một mục đích cụ thể vào rõ ràng, không để lãng phí thời gian cho công việc tại các doanh nghiệp, các cuộc họp đều được diễn ra với một mục đích nhất định để cả lãnh đạo công ty và nhân viên cùng tham gia thảo luận về một vấn đề nào đó đang gặp phải và cần họp để bàn các phương hướng giải quyết vấn đề.
Mục đích phải rõ ràng trong bản Agenda để mọi người có thể nắm được mục đích và hiểu được lý do mà có cuộc họp nghị sự này. Viết thẳng vào vấn đề vì nó giống như phần đặt vấn đề của cuộc họp cần giải quyết chứ không phải nội dung cần miêu tả nên không nhất thiết phải viết quá dài.
Mục đích diễn ra Agenda sẽ là đề tài thảo luận chính của cả cuộc họp và cuối cuộc họp sẽ có một giải pháp để giải quyết vấn đề được đặt ra với mục đích nền trong bài.
2.4. Bước 4 – Note lại những điểm chính của cuộc họp
Trong một cuộc họp thường diễn ra trong thời gian dài, có rất nhiều ý kiến khác nhau và các vấn đề được đưa ra để giải quyết. Điều mà các nhân viên thư ký hoặc nhân viên hành chính nhân sự cần thực hiện để ghi nội dung của Agenda đó chính là note lại những ý chính của cuộc họp. Những ý chính này sẽ là những giải pháp hữu hiệu cho vấn đề đang gặp phải.
Ghi chép lại những ý kiến được đánh giá sáng tạo, phù hợp với giải quyết vấn đề và có thể bổ sung các ý kiến, các đề xuất về tài chính, trang thiết bị, nguồn nhân lực,… tất cả đều phải note lại đầy đủ, chi tiết các nội dung chính diễn ra trong cuộc họp và chốt lại vấn đề giải quyết bằng phương pháp như thế nào.
2.5. Bước 5 – Giải đáp thắc mắc cuối cuộc họp
Trong mỗi chương trình nghị sự khi diễn ra, cần phải có một khoản thời gian cuối mỗi cuộc họp để giải đáp các thắc mắc cho toàn bộ những người tham gia trong buổi nghị sự. Đây là hoàn thời gian dành để đặt những câu hỏi cho các vấn đề chưa rõ và có thể thông qua các thắc mắc của mọi người để tìm được một hướng giải quyết tốt nhất cho vấn đề và bổ sung các đề xuất hữu ích.
Trong trường hợp không có nhiều thời gian để dành cho các câu hỏi, bạn có thể hạn chế các câu hỏi và lựa chọn các câu hỏi đánh đúng trọng tâm, vấn đề để giải đáp đúng và có thể đưa ra được các biện pháp tốt nhất. Mọi thắc mắc về các vấn đề đang gặp phải sau khi đặt câu hỏi và có đáp án trả lời mọi người sẽ thỏa mãn với các vấn đề mình đang gặp phải và có được một hướng đi đúng đắn.
2.6. Bước 6 – Kiểm tra lần cuối về Agenda trước khi phát
Để tạo ra một vấn bản Agenda sau mỗi chương trình nghị sự chuyên nghiệp, bạn cần phải kiểm tra lại các lỗi một lần cuối trước khi mang những tài liệu, văn bản này đến tay những người tham gia trong cuộc họp. Đặc biệt là lỗi chính tả và cách trình bày sẽ ảnh hướng rất nhiều, thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân thông qua việc kiểm tra thật kỹ là cách bạn tôn trọng đối với những người sẽ đọc tài liệu hoặc văn bản này.
Trong quá trình ghi chép trong chương trình nghị sự, bạn cần phải đặc biệt chú ý đến trình bày của bản thân sau cho thật sự khoa học, rõ ràng các vấn đề và các mục với nhau để đảm bảo các phần thông tin cung cấp đến người đọc, người xem được tốt nhất.
Tìm việc làm chuyên viên kinh tế
3. Đi tìm hiểu điểm khác biệt của Agenda với các từ đồng nghĩa
Hiện này có rất nhiều các từ đồng nghĩa với Agenda khiến các bạn trong quá trình sử dụng không biết nên lựa chọn từ ngữ, thuật ngữ nào. Cùng tìm hiểu qua những chia sẻ sau để có thể phân biệt được Agenda với các từ ngữ đồng nghĩa khác và được sử dụng với các hoàn cảnh như thế nào.
Thứ nhất, Schedule là thuật ngữ được dùng để chỉ đến lịch trình, cũng giống như Agenda được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến. Tuy nhiên, Schedule thường sử dụng để nói về kế hoạch của cá nhân hoặc tổ chức nào đó.
Thứ hai, Diary là thuật ngữ để chỉ đến nhật ký công việc được ghi chép hàng ngày, nó cũng gần như kế hoạch nhưng được ghi lại những công việc bạn đã thực hiện dành bao nhiêu thời gian cho nó, làm những gì và kết quả đạt được của mỗi một công việc cụ thể như thế nào.
Thứ ba, Timetable là thuật ngữ cũng để chỉ đến lịch trình, tuy nhiên thường sử dụng trong trường hợp để chỉ đến một khoảng thời gian và rất ít nội dung được diễn ra trong khoảng thời gian này.
Đó là một số các từ đồng ngữ với Agenda những được sử dụng vào các mục đích khác nhau, với các trường hợp diễn tả khác nhau sẽ sử dụng chính xác các thuật ngữ này để diễn tả.
Qua những chia sẻ về Agenda là gì, bạn không chỉ hiểu ý nghĩa mà còn có được các kiến thức liên quan đến vấn đề này. Hy vọng, với những chia sẻ thú vị và bổ ích này bạn, đặc biệt các bạn làm thư ký, trợ lý hay nhân viên hành chính nhân sự sẽ có được kỹ năng tốt nhất cho bản thân về Agenda trong công việc.