Bán hàng phi đạo đức là gì? Thực trạng về bán hàng phi đạo đức hiện nay
Tác giả: Phạm Hường
Các hoạt động kinh doanh buôn bán với xã hội hiện nay rất phổ biến. Tuy nhiên có những người lợi dụng việc buôn bán này để thực hiện hành vi bán hàng phi đạo đức. Vậy bạn hiểu thế nào là bán hàng phi đạo đức? Cùng tìm hiểu tất cả về hành vi bán hàng phi đạo đức ở bài viết dưới đây.
1. Tìm hiểu bán hàng phi đạo đức là gì?
1.1. Bán hàng phi đạo đức là gì?
Trong tình hình bối cảnh nền kinh tế đang phát triển và hội nhập, hoạt động kinh doanh buôn bán có đạo đức là nền tảng duy trì giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Tuy nhiên, thật không may khi không phải ai cũng kinh doanh có đạo đức mà thay vào đó là thực hiện những hành vi bán hàng không có đạo đức.
Bán hàng không có đạo đức chính là bỏ qua những lợi ích của khách hàng mà bất chấp tất cả để có được lợi ích, doanh thu, mục tiêu mà họ đề ra, cho dù phải hãm hại hay làm tổn thương đến người khác.
Hành vi bán hàng phi đạo đức có thể được hiểu là những trao đổi không công bằng đối với người mua như người bán hàng có thể lừa đảo, nói dối, cung cấp thông tin sai lệch hoặc không đầy đủ về sản phẩm, hoặc thực hiện những hành vi câu kéo, nài nỉ khiến người mua hàng cảm thấy ngại và khó chịu,... nhằm khiến khách hàng mua những sản phẩm, dịch vụ mà họ không cần đến, gây nên những bất lợi, thiệt hại, tổn thất cho khách hàng.Những hành vi này có thể có hoặc không vi phạm pháp luật nhưng những hành vi bán hàng phi đạo đức đều vi phạm chuẩn mực về đạo đức.
1.2. Những hành vi được coi là bán hàng phi đạo đức
1.2.1. Buôn bán sản phẩm không hợp pháp và không đảm bảo chất lượng
Doanh nghiệp che giấu không đưa cung cấp thông tin đầy đủ trung thực về hàng hóa của mình. Sản phẩm hàng hóa bán ra không đảm bảo tính hợp pháp, nâng giá, ép giá, bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, quảng cáo dối trá làm thiệt hại tới người tiêu dùng. Giá cả không được niêm yết, đăng ký, kê khai và nộp thuế.
1.2.2. Bán hàng kinh doanh gây thiệt hại đến các đối tác và đối thủ kinh doanh
Hoạt động kinh doanh thương mại ngày nay dựa trên nguyên tắc “Hai bên cùng có lợi” nên khi bán hàng cạnh tranh không công bằng, sử dụng những thủ đoạn, chiêu trò nhằm hạ bệ, gây tổn thất nghiêm trọng đến doanh nghiệp cạnh tranh thì đều là hành động bán hàng phi đạo đức. Doanh nghiệp sử dụng thủ đoạn “dành hết lợi về mình” hoặc cạnh tranh bất chính để dành độc quyền, thâu tóm thị trường để ép giá chính là bán hàng phi đạo đức.
1.2.3. Quảng cáo sản phẩm không đúng với thực tế
Doanh nghiệp lạm dụng việc quảng cáo để tiêu thụ hàng hóa. Quảng cáo sản phẩm vi phạm pháp luật, không đúng thuần phong mỹ tục, sử dụng những hình ảnh xâm phạm hình ảnh quốc kỳ, quốc ca, đăng kỳ, quốc huy và hình ảnh lãnh tụ đều là những hành vi phi đạo đức. Không chỉ quảng cáo trái với quy định pháp luật mà quảng cáo sai sự thật, làm thiệt hại đến người khác, lừa đảo, sản phẩm không đúng như những gì được quảng cáo giới thiệu khiến người mua bị tổn thất cũng là những hành vi bán hàng phi đạo đức.
Những hành vi gây rối mất trật tự để quảng cáo nơi công cộng, công viên, trường học, bệnh viện, đền chùa, di tích lịch sử,.., quảng cáo gây tiếng động lớn từ 23 giờ đêm đến 4 giờ sáng hôm là những hành vi quảng cáo bị cấm.
1.2.4. Đưa ra những chương trình khuyến mại lừa đảo
Khuyến mại có mục đích là để xúc tiến bán hàng bằng cách cho người tiêu dùng hưởng những đặc quyền như giảm giá, tặng quà đi kèm, bốc thăm trúng thưởng,..
Doanh nghiệp có hành vi bán hàng phi đạo đức là khi lạm dụng những chương trình khuyến mại để đưa tin lừa đảo người tiêu dùng hay làm xáo trộn thị trường, gây ra những thiệt hại nặng nề cho người tiêu dùng, chiếm đoạt tài sản,...
2. Thực trạng hiện nay bán hàng phi đạo đức là gì?
Thực trạng hiện nay mà ai cũng có thể nhìn ra trên thị trường đang tồn tại rất nhiều hàng hoá bất hợp pháp, kém chất lượng, không đảm bảo, hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, hàng bị nhiễm chất độc hại,...
Rất nhiều doanh nghiệp vì lợi ích của bản thân, vì chạy theo lợi nhuận mà bất chấp những hành vi phi đạo đức, vi phạm pháp luật như che giấu thông tin về chất lượng sản phẩm, cách sử dụng, bảo quản sản phẩm không được đầy đủ, thậm chí còn là thông tin giả, sai sự thật,...Tình trạng hàng hoá không đảm bảo chất lượng, ví dụ như người mua giày trong siêu thị và được nhân viên giới thiệu rằng là hàng nhập khẩu châu Âu, giá rất cao nhưng chỉ sử dụng được 5-6 ngày đã hỏng lung tung, sản phẩm lỗi và là hàng giả, chất lượng sản phẩm không phù hợp với giá tiền. Có những mặt hàng dù đã bị ngăn cấm vì không hợp pháp như thuốc nổ, thuốc súng, pháo, bom, mìn,... nhưng vẫn được sản xuất, lưu thông, buôn bán trong nước.
Đa số các vi phạm bán hàng phi đạo đức thường xảy ra trong quảng cáo như lợi dụng niềm tin để đưa thông tin sai lệch, phóng đại, hình thức khó coi và mang tính nhạy cảm. Cụ thể là quảng cáo tạo ra hay khai thác, lợi dụng một niềm tin sai lầm về sản phẩm, quảng cáo mang tính phóng đại, thổi phồng sản phẩm, quảng cáo mang tính kỳ thị, phi thị hiếu, lố bịch hay quảng cáo nhằm vào những đối tượng nhạy cảm,..
Thực chất còn rất nhiều những hành vi bán hàng phi đạo đức mà chúng ta chính là những nạn nhân trong việc buôn bán, kinh doanh đó.
3. Giải pháp hạn chế bán hàng phi đạo đức là gì?
Để khắc phục và hạn chế vấn đề quảng cáo vi phạm đạo đức kinh doanh, cần có sự phối hợp đồng bộ của chính quyền, doanh nghiệp, khách hàng và các tổ chức, dịch vụ quảng cáo.
- Về phía chính quyền (cơ quan chức năng): Bên cạnh việc ban hành quy chế quảng cáo, cần tăng cường các biện pháp, chế tài nghiêm khắc để răn đe và xử lý thích đáng những công ty vi phạm đạo đức. Đạo đức quảng cáo ảnh hưởng đến người tiêu dùng, xã hội và ngay cả doanh nghiệp, mặt khác, cần ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh và xử lý nghiêm các tổ chức, dịch vụ quảng cáo chấp nhận thông tin trái đạo đức.
- Về phía doanh nghiệp: nhận thức rằng cạnh tranh lành mạnh là nền tảng của sự phát triển lâu dài. Doanh nghiệp không nên quá chú trọng vào mục tiêu lợi nhuận mà đưa ra những quảng cáo vi phạm đạo đức kinh doanh. Ngoài ra cần đảm bảo tính hài hòa giữa lợi ích doanh nghiệp, lợi ích khách hàng và lợi ích xã hội thì mới tránh được việc phi phạm đạo đức bán hàng.
- Doanh không nên quá chú trọng vào mục tiêu lợi nhuận để đưa ra những quảng cáo vi phạm đạo đức kinh doanh.
- Về phía người tiêu dùng (khách hàng): Khách hàng cần cảnh giác, đề phòng khi xem thông tin về sản phẩm, cẩn thận trước các thông tin đa chiều từ hoạt động quảng cáo sản phẩm của Doanh nghiệp, cần phải có cái nhìn khách quan, trực diện. Mặt khác, mạnh dạn tẩy chay các sản phẩm của những Doanh nghiệp có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có hơn 80% người tham gia phỏng vấn đã từng tẩy chay sản phẩm vì Doanh nghiệp vi phạm đạo đức bán hàng, và 99% người cho rằng họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho những Doanh nghiệp tuân thủ đạo đức kinh doanh.
Mong rằng bài viết chia sẻ thông tin bán hàng phi đạo đức là gì có ích và giúp bạn nằm được được phần nào khái niệm cũng như thông tin về bán hàng phi đạo đức. Chúc bạn luôn tỉnh táo trong buôn bán và bảo vệ bản thân, gia đình trước những hành động sai trái.