[Bật mí] Cấp ủy là gì - Các thông tin cần biết về cấp ủy hiện nay
Tác giả: Linh Anh Nguyễn 07-05-2024
Cấp ủy, cấp bộ hay cấp xã cùng hàng loạt các thuật ngữ được sử dụng có lẽ đã không còn quá xa lạ với cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta đúng không? Nhưng để hiểu được rõ về cấp này cùng quyền hạn giới hạn và nghĩa vụ ra sao có lẽ vẫn còn là sự băn khoăn mà nhiều người cần tới sự giải đáp.
Vậy nên để giúp các bạn có cái nhìn tổng quát nhất thì hôm nay work247.vn sẽ đi sâu hơn về giải đáp cấp ủy là gì? Hãy cùng nhau giải đáp mọi thắc mắc liên quan tới cấp ủy ngay tại bài viết dưới đây nhé!
1. Cái nhìn tổng quát nhất về cấp ủy là gì?
1.1. Khái niệm cùng sự nhìn nhận rộng mở
Văn hóa của một đất nước luôn được cho là nền tảng tinh thần của xã hội và là mục tiêu cho việc đẩy mạnh phát triển đất nước. Vậy nên công cuộc xây dựng và phát triển một nền văn hóa vững mạnh luôn là nhiệm vụ và sự nghiệp mà toàn dân, đảng và nhà nước cần nắm bắt cũng như đặt lên hàng đầu. Đảng, nhà nước đóng vai trò là quản lý còn nhân dân sẽ là chủ thể cho việc sáng tạo tri thức và nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách đó là của các ban ngành, hệ thống chính trị cũng toàn xã hội kết hợp. Nhưng về sự chủ đạo cho lãnh đạo đó lại chính là cấp ủy với vai trò quyết định kiên quyết để hướng tới đạt được hiệu quả cao.
Tại sao là là cấp ủy cho việc lãnh đạo này? Bởi “cấp ủy” được biết đến chính là tổ chức đảng bộ cấp tỉnh vai trò là cấp cơ sở với số phiếu của chính đại hội đảng bộ chi bộ bầu nên. Một cơ quan thể hiện cho năng lực trí tuệ đi kèm các hoạt động về thực tiễn thể hiện cho phẩm chất đạo đức cách mạng hay phẩm chất chính trị của toàn đảng và chi bộ. Có thể thấy được đây là một cơ quan có vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo thực hiện các kỳ đại hội, tiến hành công tác cho việc xây dựng đảng.
Nhà nước vững mạnh là khi cấp ủy đảm nhận tốt vai trò của mình, xây dựng tư tưởng chính trị, thực hiện tổ chức các hoạt động theo nghị quyết của đại hội nhiệm kỳ. Cùng đó đảm nhận xây dựng các bộ máy lãnh đạo, đào tạo ra đội ngũ cán bộ đạt chuẩn, giúp mở rộng hơn nữa về các hoạt động của bộ máy trên mọi mặt của đời sống. Đảm bảo được mọi công tác đúng với quyền hạn nhiệm vụ, chức năng và sự giới hạn về quyền hạn.
Xem thêm: Việc làm công chức - viên chức
1.2. Ai sẽ là người có quyền hạn cao nhất tại cấp ủy?
Người với vai trò và chịu trách nhiệm lãnh đạo cao nhất trong bộ máy của ban chấp hành cấp ủy đó chính là bí thư thường vụ cấp ủy. Đối với vị trí bí thư này người đảm nhận sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ cùng sự giám sát thực hiện bởi chính tỉnh ủy và ban chấp hành đảng tỉnh bộ.
Xem nhiều hơn: Ban chấp hàng và Ban thường vụ là gì?
Gắn liền với nhiệm vụ trực tiếp thực hiện chủ trì và tổng kết cho các hội nghị của ban chấp hành và ban thường vụ sau các kỳ theo quy chế được đặt ra cụ thể. Cùng đó là việc đưa ra các ý kiến cho việc đề xuất thực hiện các trao đổi về vấn đề lớn để có thể đưa ra được kết quả, quyết định chung cho việc phụ trách thực hiện phân chia công việc. Lãnh đạo chính các công tác tổ chức cán bộ đi kèm thường xuyên quan tâm, chăm lo cho cho nội bộ tổ chức được xây dựng thống nhất tạo nên sự đoàn kết, đấu tranh chống tham nhũng cùng các hành vi tiêu cực xảy ra.
Cũng như thông qua chính nhiệm vụ và quyền hạn của mình để thực hiện việc cải tiến, thay đổi các phương thức hoạt động phù hợp nhất đảm bảo cho đúng các nguyên tắc được đề ra. Hay tránh được vi phạm quy chế của đảng bộ chi bộ ban hành về công tác thực hiện.
Xem thêm: Cán bộ công chức là gì?
2. Nội dung và phương thức hoạt động của cấp ủy có sự thay đổi
Tuy rằng các cấp ủy hiện nay vẫn luôn thực hiện và phát huy tốt nhất về chính vai trò của mình trong công tác lãnh đạo nhưng vẫn còn không ít địa phương vẫn còn xảy ra các hạn chế cũng chất lượng cho sự lãnh đạo chưa cao. Công tác cho việc quản lý chưa thật sự chặt chẽ, năng lực của chính cán bộ hay bộ máy còn chưa cao vẫn thuộc mức thấp về quản lý hiệu quả.
Và chính người đứng đầu cũng chưa hoàn toàn có sự tập trung, vẫn chỉ tiến tới lãnh đạo đưa ra nghị quyết cấp ủy và đợi có nghị quyết mới áp dụng cho cấp ban ngành dưới thực hiện. Điều này dẫn tới hiệu quả chậm và thấp hơn cũng đó sự chịu trách nhiệm khi sai trái lại hoàn toàn do chính cấp dưới chịu trách nhiệm giảm bớt đi sự liên kết, đoàn kết. Bởi lẽ đó mà cần tới việc đổi mới cho cấp ủy là vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu từ nội dung tới cách thức hoạt động, nhu cầu lãnh đạo ban hành.
Xem thêm: Nội chính là gì?
2.1. Công tác về đổi mới chính sách, nội dung cùng phương thức cấp ủy
Đổi mới về vấn đề này chính là điều vô cùng quan trọng và được đánh giá cao để áp dụng giúp cho việc khắc phục các tình trạng bao biện, làm khác với mục tiêu, trái với yêu cầu chính quyền được giảm đi đáng kể. Việc thực hiện đổi mới cho chính sách, nội dung hay phương thức hoạt động lãnh đạo với các tổ chức cấp ủy sẽ nên chỉ là đưa ra các ý kiến cùng sự đóng góp định hướng phát triển mà thôi.
Còn về việc nhấn mạnh các hoạt động, nguyên tắc đó hay cụ thể hóa vấn đề để thực hiện thì nên giao về hội đồng và ủy ban nhân dân để thực hiện triển khai và quy định về việc tiến hành. Nếu về các vấn đề được cho là phức tạp thì việc công khai cho việc thảo luận, tiến hành trao đổi là cần thiết để có thể cân nhắc một cách kỹ càng thống nhất ý kiến thực hiện giữa các bộ phận. Điều đó cũng chính là cách để tránh về việc áp đặt quyền lực mất đi quyền dân chủ đưa ra ý kiến của mỗi người.
Xem thêm: Vào Đảng để làm gì?
2.2. Đưa ra nghị quyết và tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát
Cấp ủy chính là những người lãnh đạo và thực hiện theo sự chỉ đạo của đảng và chi bộ vậy nên việc luôn cần đưa ra những quyết định và thực hiện thật đúng là điều cần thiết. Bởi thông qua quyết định đó mới có thể tiến tới xây dựng được một bộ máy chính quyền vững chắc và vững mạnh. Và tất nhiên để đưa được ra được những quyết định đó thì cấp ủy phải có sự am hiểu thật kỹ càng về cơ sở lý luận cho tới nắm bắt vững chắc các nghị quyết của trung ương và đảng bộ. Hoàn toàn hiểu về các chính sách pháp luật, cơ sở cho việc thực hiện hay yêu cầu cần tới cho sự điều tra, nghiên cứu và khảo sát các yêu cầu mà nhân dân mong muốn là gì?
Mọi đề xuất hay kiến nghị của cấp ủy thường sẽ cần báo cáo cho chính thường trực cấp ủy để có thể trưng cầu thêm về ý kiến, hoàn thiện mọi chủ trương tốt hơn. Nhưng đó cũng chỉ là sự đóng góp và cấp ủy nên cần chịu trách nhiệm cho việc bảo vệ ý kiến nếu đó thật sự là điều đúng đắn. Để thông qua chính kế hoạch với sự am hiểu đó có thể đưa ra được sự hành động tốt hơn và khi thực hiện cần có sự theo dõi, kiểm tra, rà soát thường xuyên. Bởi bạn biết rằng mọi quá trình thực hiện sẽ đều có lỗi và cách tốt nhất là phát hiện kịp thời để sửa chữa, giải quyết một cách nhanh chóng.
Xem thêm: Tội phạm kinh tế là gì?
2.3. Cần tới việc xây dựng phong cách làm việc khoa học
Phong cách làm việc cũng được coi là các yếu tố tạo động lực rất lớn cho việc xây dựng bộ máy chính quyền vững chắc thông qua đó có thể tiến tới xây dựng các kế hoạch dài hơn. Tác phong của cấp ủy chính được thể hiện qua việc xây dựng và kiên trì thực hiện các kế hoạch, quy chế theo nghị quyết. Cùng đó việc lập được các chương trình công tác, tổng kết cho việc rút ra các kinh nghiệm làm việc với phương pháp mới hơn tạo nên hiệu quả phù hợp theo hoàn cảnh.
Để thực hiện được tác phong này cấp ủy sẽ cần tới sự thống nhất các quy chế hoạt động của mình, trong chính việc xây dựng cần có sự tham khảo và lấy ý kiến từ tất cả các cấp để tạo sự đồng nhất, phù hợp nhất. Và ngay sau khi ban hành cũng cần có sự quán triệt để tất cả các thành viên hiểu và nắm vững về quyền hạn của chính mình cũng như trách nhiệm được đề ra. Từ đó tạo nên sự dân chủ hơn cho chính quá trình sinh hoạt và nâng cao chất lượng cho việc đào tạo và bồi dưỡng cấp ủy viên.
Xem thêm: Việc làm luật pháp lý tại Hà Nội
3. Chức năng và nhiệm vụ của cấp ủy mà bạn cần nắm
3.1. Cấp ủy có chức năng gì?
Cấp ủy được biết đến là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ đảm nhận chức năng về việc lãnh đạo thực hiện các nghị quyết, chủ trương, pháp luật cũng như chỉ thị được đại hội đại biểu, trung ương đề ra. Cùng đó thực hiện chức năng cho việc đề xuất lên bộ chính trị và ban bí thư về các vấn đề liên quan tới quá trình quản lý và lãnh đạo.
Hay được biết tới một vai trò quan trọng hơn nữa cho chính kỳ họp tỉnh ủy và thành ủy với công tác cho việc kiểm tra, giám sát việc thực thi các nghị quyết trong công tác chỉ đạo cán bộ tại địa phương. Ngoài ra, cấp ủy còn có vai trò quan trọng cho việc triệu tập, chuẩn bị tất cả các nội dung cho các kỳ họp và thông qua sự phối hợp chặt chẽ các ban ngành liên quan để hoàn thành mọi nhiệm vụ nhanh nhất.
Xem thêm: Việc làm luật sư
3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của cấp ủy
+ Một cơ quan lãnh đạo cho việc thực hiện cụ thể hóa các chủ trương cùng các biện pháp ban hành vậy nên nhiệm vụ quan trọng nhất là thực hiện kiểm tra, đánh giá giám sát hiệu quả thực hiện quy chế.
+ Cấp ủy sẽ chỉ thực hiện tổ chức các chương trình sơ kết và tổng kết theo đúng nghị quyết được ban hành và giao phó chỉ thì bởi ban chấp hành và bộ chính trị. Căn cứ theo chính nội dung cùng tính chất để có thể đưa ra kết luận cho phương án lãnh đạo phù hợp.
Xem thêm: Việc làm luật pháp lý tại HCM
+ Cùng đó cấp ủy cần tới sự xác định về trọng tâm của hoạt động cùng các bước đột phá để từ đó đưa ra được định hướng tốt nhất cho các vấn đề xây dựng của đảng bộ để phát triển bộ máy chính quyền vững chắc hơn.
+ Việc thực hiện sự lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp địa phương sẽ luôn thực hiện theo đúng quyền hạn và nhiệm vụ được quy định bởi nhà nước và pháp luật không có sự vượt cấp.
+ Hay cùng đó cấp ủy còn đảm nhận cho công tác về dân vận, xây dựng tốt quy chế dân chủ cho nhân dân cũng như góp phần đẩy mạnh hơn nữa vai trò quản lý, xây dựng của bộ máy đảng và nhà nước.
Tất cả thông tin mà work247.vn đã chắt lọc với bạn về cấp ủy cùng sự hữu ích nhất trên đây sẽ tạo cho bạn nhiều cơ hội hơn. Hy vọng thông quá đó sẽ giúp bạn hiểu được cấp ủy là gì cùng cách thức và phương thức hoạt động ra sao cũng như quyền hạn và chức năng góp phần cho việc xây dựng chính quyền, đất nước vững mạnh hơn nữa.