Chủ dự án là gì? Đặc điểm về vai trò và trách nhiệm của chủ dự án
Tác giả: Hoàng Thanh Vân 04-05-2024
Chủ dự án là gì là khái niệm mà nhiều bạn trẻ muốn được giải đáp hiện nay. Hãy cùng work247.vn tìm hiểu chủ dự án là gì? những vai trò và trách nhiệm của chủ dự án cụ thể là gì?
1. Chủ dự án là gì?
Trong xã hội hiện đại như ngày nay thì chúng ta thường xuyên nghe thấy thuật ngữ “chủ dự án” nhưng chưa thực sự hiểu được chủ dự án là gì? Chủ dự án là cái tên nghe thật quen thuộc trong những dự án xây dựng dù là dự án có quy mô nhỏ hay quy mô lớn. Các chủ dự án chỉ con người, đó có thể là một người hoặc một tổ chức gồm nhiều người có vi trò quản lý chính của dự án đó Trong bài viết này, work247.vn sẽ giúp tất cả các bạn hiểu chủ dự án là gì và những vai trò nhiệm vụ của chủ dự án là gì?
Trong Thông tư số 2, tại Điều 2 được ban hành năm 2018 đối với những Quy định bảo vệ môi trường trong quá trình thi công và xây dựng các công trình xây dựng có đưa ra khái niệm về chủ dự án, khái niệm về chủ dự án có nội dung như sau:
Chủ dự án chính là cái tên gọi khác của chủ đầu tư, tên gọi này được đặt theo quy định của pháp luật đối với lĩnh vực xây dựng các dự án đầu tư và xây dựng công trình.
Như vậy, chủ dự án hay chủ đầu tư chính là cá nhân hoặc tổ chức đang sở hữu lượng vốn lớn, lương vốn này được sử dụng để giao hoặc nhận về số vốn đó để sử dụng cho việc xây dựng đối với những công trình hoặc những loại dự án thuộc vào lĩnh vực xây dựng.
Các chủ dự án nắm giữ vai trò là người quản lý nguồn vốn, cùng là người có quyền để có thể lựa chọn cho mình một đơn vị chủ thầu uy tín, bởi chủ dự án là người/tổ chức phải chịu trách nhiệm hoàn toán về chất lượng của công trình cũng như là tiến độ của công trình thi công xây dựng.
Trong luật về lĩnh vực xây dựng đã đưa ra những quy định rất rõ ràng đối với các chủ dự án, họ cần phải đảm bảo tuân thủ đúng những quy định của pháp luật đối với việc triển khai các dự án thi công công trình, khắc phụ những vấn đề hoặc sự cố không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình thi công công trình.
Các chủ dự án bởi vì nắm toàn quyền cũng như trách nhiệm đối với các công trình mà họ đang phụ trách, chính vì thế mà họ có quyền để yêu cầu các nhà thầu dừng quá trình thi công công trình lại. Hoặc các chủ dự án cũng có thể yêu cầu những nhà thầu đang phụ trách công trình tiến hành khấc phục những vấn đề và hậu quả của công trình được xây dựng không đúng với những quy định được đặt ra của pháp luật đối với lĩnh vực xây dựng.
Xem thêm: Việc làm xây dựng
2. Những vai trò và trách nhiệm của chủ dự án
Chủ dự án của bất kỳ công trình thi công xây dựng nào đểu cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm và vai trò của mình thì mới có thể tạo ra được những công trình chất lượng cao, mang đến sự hài lòng cho khách hàng cũng như sự tin tưởng của khách hàng đối với các công trình mà chủ dự án đó đã và đang thi công.
Vậy, các chủ dự án có vai trò và trách nhiệm như thế nào đối với các dự án công trình xây dựng.
2.1. Vai trò của các chủ dự án công trình thi công
Vai trò, trách nhiệm của các chủ dự án không giống nhau, tùy vào tính chất của mỗi dự án, công trình thi công mà các chủ dự án sẽ cần phát huy vai trò và trách nhiệm của mình.
Tuy rằng, các chủ dự án không phải hoàn toàn là người cấp toàn bộ số tiền cho dự án, họ nhận sự chi phối về nguồn vốn từ người quyết định đầu tư vào dự án đó, nhưng chủ dự án vẫn là người/tổ chức có vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc quản lý dự án.
Những người chủ dự án cần phải khẳng định khả năng và năng lực quản lý của mình, khẳng định cho người quyết định đầu tư để họ thấy được rằng người chủ dự án này hoàn toàn có khả năng tổ chức, quản lý. Nếu chủ dự án không phấn đấu, không cố gắng và không có đủ năng lực thì sẽ dễ dàng bị loại đi và thay thế bởi người khác.
Nếu người đầu tư trở thành chủ dự án (Tức là trực tiếp tham gia vào việc quản lý dự án) thì họ sẽ thành lập ra Ban Quản lý dự án. Việc thành lập ra Ban Quản lý dự án nhằm mục đích để cho Ban này chịu trách nhiệm với pháp luật thực hiện đúng với những quy định của pháp luật và thực hiện theo các nhiệm vụ.
Các chủ dự án chính là người hoặc là các đơn vị có trách nhiệm thực hiện việc giám sát và thi công các công trình xây dựng một cách thường xuyên, giám sát quá trình thiết kế và đảm bảo các tiêu chuẩn về thi công.
2.2. Trách nhiệm của các chủ dự án
Trong vai trò là chủ dự án, có quyền quyết định đối với tất cả những hoạt động của dự án theo kế hoạch tiến hành thi công và xây dựng thì các chủ dự án cũng chính là người mang trên mình trọng trách, trách nhiệm nặng nề nhất.
Các chủ dự án đi đầu và đảm bảo hoàn toàn về chất lượng của công trình, phải chịu trách nhiệm về pháp lý nếu có bất kỳ sai xót nào xảy ra. Các chủ dự án cần đảm bảo chất lượng của công trình và đảm bảo công trình phải được thi công kịp tiến độ theo kế hoach,
Đồng thời, chủ dự án còn có trách nhiệm về việc sử dụng nguồn vốn đầu tư, đảm bảo những việc cân bằng chi phí xây dựng theo quy định của pháp luật.
Các chủ dự án sẽ có trách nhiệm và có quyền quyết định ai sẽ là người tiến hành xây dựng, có thể chính chủ dự án sẽ tiến hành xây dựng hoặc là lựa chọn các bên thi công các công trình xây dựng.
Các chủ dự án cũng có trách nhiệm theo dõi quá trình xây dựng, nếu trong quá trình xây dựng phát hiện ra sai phạm nào đó từ bên thi công công trình thì họ sẽ có quyền yêu cầu các đơn vị thi công lập tức dựng thi công lại để khắc phục những hậu quả xuất hiện, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng của công trình xây dựng đó, đảm bảo an toàn lao động.
Xem thêm: Tìm việc làm quản lý dự án xây dựng
3. Những quyền hạn của chủ dự án là gì?
Chủ dự án là người/tổ chức chịu trách nhiệm về pháp luật, trong quá trình thi công công trình thì chủ dự án cần phải giám sát chặt chẽ các công trình và giai đoạn thi công để đảm bảo dự án được thi công và tuân thủ những quy định của pháp luật một cách nghiêm ngặt.
Đồng thời, các chủ dự án còn là người chịu trách nhiệm trong tất cả quá trình xây dựng, trong toàn bộ các khâu thiết kế, các khâu thi công công trình, họ có quyền thực hiện thẩm định sau đó đưa ra quyết định có phê duyệt các ý tưởng thiết kế hay không, họ luôn phải dự trù về mặt kinh tế để đảm bảo cho nguồn vốn đủ để cung cấp cho các công trình.
Cùng với đó, các chủ đầu tư sẽ là người phê duyệt tất cả các ý tưởng thiết kế của các dự án mà họ đang quản lý, họ chịu trách nhiệm phê duyệt các kế hoạch đấu thầu của dự án xây dựng.Trong trường hợp các dự án không phải là các dự án có tính chất sử dụng vốn đầu tư hiệu quả thì các chủ dự án cần phải đánh giá về kế hoạch đấu thầu, theo dõi và báo cáo lại kết quả đấu thầu.
Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết mô tả công việc quản lý dự án có gì đặc biệt?
4. Những lưu ý cần biết của chủ dự án khi quản lý dự án
Khi mà các chủ dự án của công trình xây dựng không thể tiếp tục quản lý dự án, không đủ trình độ và năng lực thì những người đầu tư vào dự án đó sẽ chủ động thuê các tổ chức tư vấn và giám sát cũng như là quản lý dự án của các công ty dịch vụ quản lý dự án để tiếp tục thực hiện công việc của chủ dự án.
Những tổ chức đã được thuê để quản lý dự án sẽ coi công trình mà họ đang quản lý giống như công trình của mình vậy.
Khi đó, người đầu tư dự án sẽ trực tiếp trong vai trò quản lý dự án của mình, như ở trên đã nói thì họ sẽ thành lập ra Ban Quản lý dự án và ban này sẽ chịu trách nhiệm trước toàn bộ dự án về các quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, các chủ đầu tư sẽ tiến hành thẩm định cũng như là các vấn đề có liên quan đến thi công công trình như: dự toán, thiết kế, các hồ sơ dự thầu, các hồ sơ đấu thầu,.. Các chủ đầu tư là những người đóng một vai trò thực sự mang tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi dự án xây dựng. Họ sẽ trực tiếp tìm kiếm và ký kết các hợp đồng hợp tác với các chủ thầu,
Đồng thời, khi nắm giữ vai trò là chủ dự án của các công trình xây dựng thì các chủ dự án này cần phải thực hiện việc thanh toán cho các nhà thầu dựa vào những thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng xây dựng, hotặc cũng có thể tuân theo kết quả từ phía bên nghiệm thu công trình dự án
Như thế, trên đây là những thông tin giúp các bạn biết được chủ dự án là gì? Hãy nắm bắt những thông tin quan trọng này để có thể dễ dàng làm việc hiệu quả nếu như bạn theo đuổi ngành xây dựng hoặc bất động sản. Hy vọng, các bạn đã có thêm hiểu biết về lĩnh vực xây dựng và đón đọc nhiều hơn nữa những bài viết hay và đặc sắc được các chuyên gia của work247.vn.vn chia sẻ.