Việt Nam có cơ hội và thách thức khi gia nhập WTO như thế nào?
Tác giả: Phùng Hà 21-05-2024
WTO là tổ chức thương mại quốc tế lớn nhất trên thế giới, đặc biệt có vai trò cực kỳ quan trọng trong thương mại quốc tế hiện nay. WTO là tổ chức ngày càng thu hút được nhiều quốc gia khác nhau tham gia, trong đó có Việt Nam. Việt Nam chính thức gia nhập vào tổ chức WTO năm 2007, khi gia nhập Việt Nam nắm bắt được những cơ hội và phải đối mặt với những thách thức ra sao? Cùng đọc những thông tin chia sẻ trong bài viết này để bỏ túi kiến thức hữu ích cho bản thân về cơ hội và thách thức khi gia nhập WTO của Việt Nam ngay nhé!
1. Cơ hội cho Việt Nam khi gia nhập WTO là gì?
Khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại quốc tế WTO đã mang đến nhiều cơ hội cực kỳ hấp dẫn để phát triển nền kinh tế, xã hội của nước nhà, cụ thể như sau:
Thứ nhất, việc gia nhập WTO tạo cơ hội để tiếp cận với thị trường hàng hóa và dịch vụ của nhiều các nước là thành viên trong tổ chức này, được hưởng mức thu nhập khẩu hấp dẫn và không bị phân biệt đối xử giữa các nước thành viên tham gia.
Từ đó tạo cơ hội và điều kiện cực lớn cho Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu ra nước ngoài và hướng đến tương lịa mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia. Trong kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm hơn 60% GDP thì việc gia nhập vào WTO sẽ đưa con số này lên cao hơn nữa và đảm bảo tăng trưởng bền vững hơn cho nền kinh tế nước nhà.
Thứ hai, môi trường kinh doanh trong nước ngày càng được cải thiện và phát triển tốt hơn nhờ thiết kế quản lý theo quy định của WTO, cùng với đó là hệ thống pháp luật kinh tế Việt Nam theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được hoàn thiện.
Đây là tiền để để phát triển tiềm năng của các thành phần kinh tế trong nước, đồng thời thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài để thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế thông qua tiếp nhận nguồn vốn, công nghệ quản lý và công nghệ sản xuất hiện đại của họ. Từ đây không chỉ đưa nền kinh tế chuyển dịch mà còn tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước trên thế giới hiện nay.
Thứ ba, gia nhập vào tổ chức WTO giúp Việt Nam có được vị thế bình đẳng với các nước thành viên trong việc về việc hoạch định các chính sách thương mại toàn cầu hiện nay. Từ đó mang đến cơ hội để thiết lập về trật từ công bằng về kinh tế, hợp lý hơn và có điều kiện tốt để bảo vệ, đảm bảo lợi ích của đất nước, các doanh nghiệp trong nước.
Thứ tư, gia nhập WTO không chỉ để tạo cơ chế thay đổi nền kinh tế trong nước, phát huy nội lực và đưa Việt Nam hội nhập và nó còn thúc đẩy tiến trình cải cách đất nước theo hướng hiện đại hơn, đồng bộ trong cải cách hơn để đảm bảo đạt được hiệu quả tốt nhất cho sự phát triển, cũng như nâng cao đời sống của người dân.
Thứ năm, gia nhập vào tổ chức WTO chính là cơ hội để Việt Nam nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế hiện nay. Từ đó tạo điều kiện để triển khai thực hiện đường lối đối ngoại theo phương châm: Việt Nam luôn muốn làm bạn, làm đối tác tin cậy của nhiều nước trên thế giới hiện nay vì hòa bình, hợp tác và cùng phát triển được hiệu quả nhất.
Cơ hội cho Việt Nam khi gia nhập vào tổ chức WTO là rất nhiều, nhưng bên cạnh cơ hội thì có cả những thách thức mà chúng ta phải đối đầu với nó. Việt Nam có cơ hội và thách thức khi gia nhập WTO là điều dễ hiểu, cùng tìm hiểu kiến thức cụ thể về thách thức của Việt Nam trong phần tiếp theo của bài viết này nhé!
Tìm hiểu thêm: AFTA là gì? Các thông tin về AFTA, cơ hội thách thức với Việt Nam
2. Những thách thức khi gia nhập WTO mà Việt Nam phải đối mặt
Bên cạnh những cơ hội thì Việt Nam khi gia nhập vào tổ chức thương mại quốc tế WTO cũng có rất nhiều thách thức phải đối mặt, cụ thể như sau:
Thứ nhất, sự cạnh tranh trên thị trường cũng diễn ra gay gắt hơn, gặp phải nhiều “đối thủ” đáng gờm hơn, trên bình diện rộng hơn và sâu hơn trước rất nhiều. Sản phẩm của Việt Nam đứng trước sự cạnh tranh với nhiều sản phẩm từ nước ngoài, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp ngoài nước bởi thuế nhập khẩu giữa các nước thành viên bị cắt giảm, điều này khiến nhiều mặt hàng của nước ngoài dễ dàng tiếp cận thị trường Việt Nam hơn.
Sự cạnh tranh không chỉ trên phương diện hàng hóa, sản phẩm, doanh nghiệp mà còn trên khía cạnh nhà nước với việc hoạch định các chính sách và chiến lượng quản lý để phát triển nội lực, thu hút nguồn vốn đầu từ từ nước ngoài vào nước ta. Chính sách quản lý đưa ra có tạo chi phí giao dịch xã hội thấp cho hoạt động kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp hay không, tạo được môi trường kinh doanh hiệu quả hay không, đầu tư thông thoáng hay không,.. nó sẽ là yếu tố rất quan trọng để cạnh tranh với các quốc gia thành viên khác.
Thứ hai, các nước có nền kinh tế phát triển kém hơn thường được hưởng ít lợi hơn do sự “phân phối” lợi ích của toàn cầu hóa là không đồng đều. Trong chính mỗi quốc gia cũng có sự “phân phối” không đồng đều về lợi ích của các thành phần kinh tế. Điều này khiến nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp không có sức cạnh tranh tốt trên sẽ cao hơn, từ đó dẫn đến nguy cơ tăng tỷ lệ thất nghiệp, sư phân hóa về giàu nghèo. Chính phủ sẽ phải đưa ra các chính sách phúc lợi và an sinh đúng đắn để đảm bảo sự phát triển công bằng cho xã hội.
Thứ ba, Sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên do hội nhập kinh tế quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa. Sự biến động nền kinh tế của các nước sẽ khiến nền kinh tế trong nước có những biến động theo, từ đó đòi hỏi phải xây dựng một chính sách kinh tế vĩ mô thực sự đúng đắn, hiệu quả. Đưa được đội nguc có năng lực trong việc phân tích tình hình, dự báo để có một cơ chế quản lý hiệu quả, phản ứng tích cực với những biến đổi tác động từ bên ngoài. Để làm được điều đó thực sự là khó khăn với một đất nước còn nhiều hạn chế về hệ thống pháp luật, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường.
Thứ tư, đặt ra cho Việt Nam các vấn đề mới trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc để không bị hòa tan, chống lại những lối sống thực dụng và chạy theo sức mạnh của đồng tiền.
Thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO tuy là sức ép trực tiếp nhưng nếu biết tận dụng các khả năng từ cơ hội và nội lực của nước nhà sẽ tạo những động lực thúc đầy nền kinh tế phát triển hiệu quả hơn, đưa nền kinh tế vươn lên cao hơn trên trường quốc tế.
Với những thành tựu to lớn đạt được từ hơn 20 năm đổi mới đất nước đã cho thấy được Việt Nam đang tận dụng tốt những cơ hội của mình và vượt qua thử thách khi gia nhập WTO một cách hiệu quả nhất, không ngừng nâng cao vị thế của nền kinh tế nước nhà trên trường quốc tế hiện nay.
Như vậy, toàn bộ thông tin chia sẻ trong bài viết này giúp các bạn hiểu được cơ hội và thách thức khi gia nhập WTO của Việt Nam như thế nào. Từ những chia sẻ trên để biết cách tận dụng tốt cơ hội và có những phương hướng giải quyết, đối mặt với thách thức tốt nhất đưa nền kinh tế nước nhà phát triển.