Content Delivery Network là gì - Mô hình hoạt động và lợi ích mang lại
Tác giả: Diệp Lạc
Chắc hẳn trong thời đại công nghệ số như hiện nay, nhiều người đã từng nghe đến thuật ngữ CDN hay Content Delivery Network và sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên nhiều bạn vẫn còn mơ hồ không chắc chắn Content Delivery Network là gì? hoạt động như thế nào? có nên sử dụng hay không? Tất cả thông tin sẽ được Work247.vn trình bày trong bài viết dưới đây. Cùng theo dõi nhé.
1. Content Delivery Network là gì
1.1. Định nghĩa Content Delivery Network là gì
Content Delivery Network (viết tắt là CDN) là mạng lưới máy chủ trên toàn cầu hỗ trợ lưu trữ những bản sao của nội dung tĩnh bên trong website và phân phối nội dung ra nhiều máy chủ PoP (Points of Presence). Hệ thống máy chủ CDN được đặt ở khắp mọi nơi trên thế giới và từ các điểm truy cập PoP, dữ liệu sẽ tiếp tục được gửi đến người dùng khi học truy cập vào website.
CDN cũng được gọi là “distribution networks” nghĩa là tạo ra nhiều điểm truy cập hơn ngoài máy chủ gốc. Việc này sẽ giúp các website rất nhiều trong việc quản lý tốt các traffic hơn vì sẽ xử lý nhanh hơn yêu cầu của khách hàng, tăng trải nghiệm cho người dùng.
Tất cả chúng ta đều tiếp xúc với nó hàng ngày, bất kể bạn làm gì hay sử dụng nội dung nào chẳng hạn như đọc các trang tin tức, mua sắm trực tuyến, xem youtube,... đều có thể tìm thấy CDN đằng sau mọi ký tự văn bản, hình ảnh hay frame phim được chuyển đến trình duyệt trên điện thoại và trên PC của bạn.
Xem thêm: Giải đáp cho bạn khái niệm spin content là gì? Đặc trưng của nó
1.2. Nội dung trong Content Delivery Network là gì
Để hiểu được Content Delivery Network là gì chúng ta cần nắm bắt được Nội dung (Content) nghĩa là gì. Theo như bạn đã biết thì nội dung bao gồm các định dạng như văn bản, video, hình ảnh,...
Tuy nhiên nội dung ở trong Content Delivery Network được chia ra làm hai dạng chính đó là nội dung tĩnh và nội dung động.
- Nội dung tĩnh: Nội dung tĩnh vừa là nội dung ban đầu (input) đồng thời cũng là nội dung cuối cùng mà người dùng có thể thấy (output). Nó không thay đổi theo thời gian mà cũng không chịu tác động của người dùng. Tức là khi được yêu cầu 1 file từ web máy chủ, máy chủ sẽ trả lại đúng file đó cho người dùng.
- Nội dung động (Dynamic Content): Trái với nội dung tĩnh ở trên, nội dung động sẽ thay đổi dữ liệu đầu vào và được cá nhân hóa trên mỗi trang, dựa vào dữ liệu mà người dùng đã nhập.
2. Cách hoạt động của Content Delivery Network (CDN)
Như thông tin đã cung cấp ở trên, CDN hoạt động bằng cách truyền nội dung qua các data center được gọi là Pop nằm ở khắp nơi trên thế giới đến với người dùng cuối. Cả máy chủ và các Pop đều giúp gia tăng tốc độ kết nối và phân phối content đến người dùng.
Ví dụ, bạn đang sử dụng CDN để truy cập vào các website có lượng traffic khổng lồ như Amazon hay kết nối với bạn bè ở trên Facebook. Các data center (PoP) của các website này ở khắp nơi trên thế giới sẽ kết nối lại với nhau, dựa vào vị trí địa lý gần nhất so với bạn và tạo ra điểm truy cập mà không cần thiết phải dựa vào máy chủ chính đặt ở đâu.
Khi sử dụng CDN, content có thể được sao lưu trong các PoP ở khu vực thiết lập định vị gần với người dùng cuối hơn. Các PoP này sẽ lưu vào bộ nhớ cache trên trang web và phân phối nó đến các người dùng cuối trong thời gian ngắn hơn, cải thiện tốc độ trang. Đối với những trang web có nội dung động, CDN còn tạo ra một “superhighway” để đẩy nhanh việc phân phối trên khoảng cách xa hơn.
Bằng cách phân tán hệ thống máy chủ trên khu vực rộng như vậy, các website có thể giảm bớt được lượng băng thông tiêu thụ và đồng thời có thể xử lý được nhiều yêu cầu đồng thời từ người dùng.
Xem thêm: Content seeding là gì? Những điều cơ bản cần biết về content seeding
3. Ưu và nhược điểm của Content Delivery Network
3.1. Ưu điểm
Qua định nghĩa và cách hoạt động của Content Delivery Network, chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu qua về lợi ích mà nó mang lại. CDN có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, giúp lưu lượng truy cập Internet tăng đáng kể, giảm thiểu những việc khó khăn nhất trong việc dẫn truyền content qua internet.
Chính vì CDN được xây dựng để làm cho internet hoạt động tốt hơn, giờ đây nó đã trở thành một công cụ vô cùng quan trọng giúp cho việc kinh doanh trực tuyến thành công hơn bao giờ hết. CDN không chỉ cung cấp media trên quy mô lớn mà còn xử lý được tất cả nhu cầu về lượng lớn data, video có độ sắc nét cao, flash sale,...
Đối với doanh nghiệp thì công cụ này sẽ mang lại ba lợi ích chính sau đây:
3.1.1. Tính hiệu suất (Performance)
CDN giúp tăng tốc độ và hiệu suất trong việc phân phối nội dung qua internet ở tốc độ cao. Nó cho phép bạn có thể truy cập ngay vào content mới chỉ trong một lần nhấp mà không cần phải chờ quá lâu để có thể truy cập vào trang.
Cách thức hoạt động của nó như sau: Khi yêu cầu về nội dung sẽ được máy chủ của CDN lưu vào bộ nhớ cache (pre-saved), người dùng cuối sẽ nhận được nội dung đó bằng cách kết nối ngay với máy chủ gần nhất thay vì phải đợi yêu cầu của họ chuyển trực tiếp đến máy chủ gốc. Điều này đã cải thiện đáng kể hiệu suất cho người dùng.
Thông qua đó, các nhà cung cấp content có thể cung cấp trải nghiệm website chất lượng, nhanh chóng cho tất cả các người dùng. Bất kể họ đang ở đâu, kế nối từ trình duyệt, thiết bị nào đều hiển thị vô cùng nhanh chóng, giảm thời gian đáng kể. Điều này dẫn đến sự tương tác của người dùng sẽ tăng lên và nhà cung cấp content cũng sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn.
3.1.2. Tính khả dụng (Availability)
Trong quá trình truy cập của người dùng có các tình huống cao điểm như lưu lượng quá nhiều, tăng đột biến và máy chủ có thể ngưng hoạt động, thì CDN sẽ giúp cho người dùng vẫn có thể truy cập được content. Đó chính là tính khả dụng.
Khi lưu lượng truy cập có những lúc đạt đỉnh hàng triệu request trên mỗi giây, ngay cả những máy chủ mạnh nhất cũng không hề dễ dàng trong việc xử lý. Nếu không có CDN, tất cả lưu lượng truy cập này sẽ được gửi về máy chủ cùng một lúc và điều đó không tránh khỏi việc máy chủ bị lỗi, người dùng bị gián đoạn và công việc bị ảnh hưởng.
3.1.3. Tính bảo mật (Security)
Đối với các doanh nghiệp lớn, khối lượng data có giá trị cực kì cao và giao dịch trên internet dần trở nên dễ dàng và phát triển hơn, thì việc xâm nhập xấu của các tội phạm mạng chính là một mối đe dọa to lớn. Theo thống kê của Ponemon Institute of Cyber Crime năm 2015, thì tội phạm mạng khiến các doanh nghiệp trên thế giới thiệt hại trung bình hơn 7,7 triệu USD, các cuộc tấn công và khai thác trên web đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Vì vậy, yêu cầu phải có nguồn lực bảo mật chuyên dụng để giảm thiểu tác hại của tội phạm mạng gây ra.
Hiểu được điều đó, CDN đã yêu cầu cấp thiết trong việc bảo mật trang web. CDN giúp các nhà cung cấp nội dung thiết lập hệ thống bảo mật, cung cấp các giải pháp hệ thống lưu trữ đám mây độc đáo, giảm hiểu các cuộc tấn công mạng ảnh hưởng đến việc phân phối content và lưu lượng truy cập.
3.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, CDN vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế. Theo đó, cách thức hoạt động của CDN phụ thuộc vào các data center (hay các PoP). Tuy PoP được phân phối ở khắp các nơi trên thế giới nhưng vẫn chưa bao quát hẳn được toàn bộ ngõ ngách. Nếu như bạn không may đang ở vị trí mà khá cách xa các PoP, thì tốc độ truy cập vào website của bạn cũng sẽ chậm hơn bình thường.
Nhìn chung, Content Delivery Network là một công cụ hỗ trợ vô cùng hữu ích cho các doanh nghiệp kinh doanh và cả với người dùng. Tuy còn tồn tại những điểm hạn chế, tuy nhiên nhược điểm này là không đáng kể so với những lợi ích mà Content Delivery Network mang lại. Vì vậy đừng chần chừ mà không sử dụng công cụ tuyệt vời này.
Bài viết trên Work247.vn đã bật mí cho bạn về công cụ truyền tải content vô cùng tiện lợi và thiết thực trong cuộc sống. Hy vọng bạn sẽ có cái nhìn chi tiết hơn về công cụ hỗ trợ tuyệt vời này trong cuộc sống của chúng ta.