Tìm hiểu đòn bẩy kinh doanh là gì? Tác động như nào đến doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Thu Huyền
Có rất nhiều những định nghĩa đáng chú ý về đòn bẩy kinh doanh trong vấn đề sử dụng đòn bẩy kinh doanh trong giao lưu và buôn bán. Vậy đòn bẩy kinh doanh là gì và nó có vai trò thế nào trong doanh nghiệp. Hãy cùng work247.vn tìm hiểu ngay nhé
1. Tìm hiểu đòn bẩy kinh doanh
1.1. Khái niệm về đòn bẩy kinh doanh
Đòn bẩy kinh doanh là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh cũng như bất động sản. Như trong định lý về đòn bẩy, đó là việc dùng để chỉ việc chúng ta sử dụng một vật liệu nào đó làm điểm tựa để tác động lên một vật khác. Lực tác động này được đánh giá là mạnh hơn so với lúc ban đầu.
Trong các mô hình kinh doanh, điểm tựa của đòn bẩy là những chỉ số vốn đầu tư của đối tác, ngân hàng hoặc các công ty nước ngoài. Nhờ vào những điểm tựa này mà có thể doanh nghiệp được tăng số vốn đầu tư từ khởi điểm, và như thế sẽ có khả năng sinh lời cao hơn. Có thể đánh giá là việc sử dụng đòn bẩy trong kinh doanh đồng nghĩa với việc tăng số vốn đầu tư từ khởi điểm.
Một ví dụ cho đòn bẩy trong kinh doanh là: Khi thực hiện một giao dịch bất động sản; bạn sẽ phải trả trước khoảng 20% tổng số tiền của tài sản. Cụ thể, nếu bạn định mua một tài sản trị giá 500.000 USD thì bạn phải trả trước ít nhất 100.000 USD. Việc sử dụng đòn bẩy trong kinh doanh cụ thể là bạn sẽ vay khoản tiền còn lại và chỉ sử dụng một số tiền nhỏ hoặc chưa phải bỏ chi tiêu của bản thân để thực hiện giao dịch sẽ giúp bạn giải quyết trong vấn đề trả trước số tiền kia.
1.2. Vai trò của đòn bẩy trong kinh doanh
Trong đầu tư kinh doanh,việc sử dụng đòn bẩy theo cách hợp lý có thể tối đa hóa lợi nhuận mua tài sản với mục tiêu tạo ra lợi nhuận tài chính .Khi sử dụng đòn bẩy , bạn có thể chỉ phải bỏ ra một ít chi phí hoặc thậm chí là không sử dụng bất kỳ chi phí nào cùng với tận dụng các khoản vay nợ để kiếm thêm các lợi nhuận từ các khoản đầu tư tài chính của bản thân.
Nói một cách đơn giản và dễ hiểu hơn là đòn bẩy là những hành động sử dụng nợ để tăng lợi nhuận tiềm năng từ các khoản đầu tư khác. Tuy đòn bẩy là một công cụ có giá trị trong đầu tư bất động sản; nhưng doanh nghiệp sử dụng biện pháp này trong kinh doanh cũng ẩn chứa những rủi ro; đặc biệt là khi thị trường suy thoái. Tuy có rủi ro đó xong chúng ta không thể phủ nhận những giá trị mà đòn bẩy cho mang lại trong việc mua một tài sản có giá trị cao hơn tất cả khoản tiền bạn đang sở hữu.
1.3. Những ưu nhược điểm của đòn bẩy trong kinh doanh
1.3.1. Ưu điểm
Việc sử dụng đòn bẩy trong kinh doanh mang lợi tức đầu tư đến ngay lập tức cho bạn và khoản tiền bạn cần chi ra cũng ít hơn hoặc có thể sẽ không phải chi ra trước.Bên cạnh đó,bằng cách sử dụng bẫy, bạn hoặc doanh nghiệp cũng có thể mua nhiều tài sản hoặc nhiều sản phẩm +hơn . Điều này sẽ dẫn đến việc bạn sở hữu nhiều dòng tiền hơn trong việc mua bán và trao đổi cũng như tận dụng được các lợi ích về thuế.
Nói về thuế,việc tận dụng các khoản đầu tư bất động sản sẽ khiến bạn tính được khấu hao tổng chi phí bất động sản của mình chứ không chỉ riêng số tiền mà bạn bỏ ra đầu tư vào đó. Điều đó có nghĩa là bạn có thể nhận được những lợi ích đáng kể và giảm bớt các khoản tiền lãi cho những khoản vay của mình.
1.3.2. Nhược điểm
Bất kỳ phương thức đầu tư kinh doanh nào cũng ẩn chứa rủi ro nhất định; và việc sử dụng đòn bẩy cũng không phải điều ngoại lệ. Nếu không giải quyết được vấn đề nợ, bạn có thể mất toàn bộ các khoản đầu tư của mình.Ngoài ra, bạn cũng dễ chịu tổn thất trong việc mua bán sản phẩm bởi sự biến động của thị trường bất động sản. Nếu giá trị tài sản giảm, thì sẽ kéo theo khoản lợi nhuận của bạn cũng sẽ giảm đi; kéo theo đó là sự thua lỗ khi đầu tư.
Sử dụng đòn bẩy kinh doanh sẽ khiến cho các nhà đầu tư đặc biệt phải chú trọng với các điều khoản cho vay bất động sản đầu tư; vì đôi khi các hợp đồng sẽ có mức lãi suất cao đi kèm những điều khoản bất lợi khác như thời hạn trả nợ ngắn. Bên cạnh đó, mức độ rủi ro của việc sử dụng bẩy có thể tăng lên theo quy mô khi bạn sở hữu nhiều tài sản liên quan. Đòn bẩy tuy có thể là một công cụ có giá trị đối với một nhà đầu tư bất động sản kinh doanh trong việc mua bán nhưng người đầu tư cần hiểu rõ phương pháp khai thác giá trị tiềm năng của công cụ này.
2. Phân loại các đòn bẩy trong kinh doanh
Đòn bẩy kinh doanh được phân loại thành 3 loại đòn bẩy chính là: đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, và đòn bẩy tổng hợp
2.1. Đòn bẩy hoạt động
2.1.1. Một số kiến thức
Đòn bẩy kinh doanh được sử dụng đo mức độ chi phí cố định kinh doanh nhằm hy vọng gia tăng lợi nhuận trước lãi vay hay tỷ suất sinh lời của thuế hay tài sản.
Một chút thông tin về chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí cố định là khoản chi phí ít hoặc không thay đổi khi sản lượng hoặc doanh thu tiêu thụ thay đổi chi phí khấu hao và tài sản cố định cũng như chi phí bảo hiểm, tiền thuê văn phòng, nhà xưởng; tiền lương trả cho các bộ phận cho thuê và quản lý…Còn chi phí biến đổi là những chi phí có thay đổi khi sản lượng hay doanh thu thay đổi như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cũng như chi phí nhân công trực tiếp.
Đòn bẩy hoạt động phản ánh tỷ lệ thay đổi của lợi nhuận trước thuế so với lãi vay ảnh hưởng bởi sự thay đổi về sản lượng tiêu thụ.
2.1.2. Ý nghĩa
Với mức sản lượng mà doanh nghiệp đã ứng trước, doanh nghiệp đó có thẻ xác định được xác định được độ nghiêng của đòn bẩy hoạt động (DOL), cho nên việc xem xét giá trị của DOL sẽ giúp doanh nghiệp biết trước được sự thay đổi của sản lượng hay doanh thu sẽ có tác động như thế nào đến lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT), từ đó các nhà đầu tư có thể điều chỉnh các chiến lược về doanh thu và chi phí cho hợp lý.
2.1.3. Các rủi ro gặp phải
Đòn bẩy hoạt động cao hay thấp không phải là nguồn gốc của rủi ro cho hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp gặp rủi ro là do có sự thay đổi về doanh thu và chi phí sản xuất theo hướng tiêu cực, không mong muốn. Nói theo cách khác, đòn bẩy hoạt động sẽ cho thấy được các nhà đầu tư thấy sự thay đổi của EBIT khi doanh thu hay chi phí thay đổi nên nó cũng khuếch đại rủi ro cho doanh nghiệp.
2.2. Đòn bẩy tài chính
2.2.1. Một số kiến thức
Đòn bẩy tài chính đề cập đến việc vay nợ của doanh nghiệp. Loại đòn bẩy này bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh để gia tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay gia tăng lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu.
Tỷ số đòn bẩy tài chính được xác định bằng tỷ số nợ vay/tổng nguồn vốn của doanh nghiệp có được. Nếu một doanh nghiệp có tỷ số nợ vay càng lớn thì có đòn bẩy tài chính càng cao.
Tác dụng của đòn bẩy tài chính:là việc sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí cố định chẳng hạn như các khoản nợ vay ngân hàng, phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi. Đòn bẩy tài chính được xem như một lá chắn cho thuế của doanh nghiệp vì chi phí lãi vay được tính vào chi phí phải trả, nên có tác dụng làm gia tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu ROE.
2.2.2. Ý nghĩa
Với mỗi phương án huy động vốn khác nhau, tại một mức EBIT xác định thì doanh nghiệp sẽ biết trước được sự thay đổi của EBIT có ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập trên mỗi cổ phần thường. Nói một cách khác, đòn bẩy tài chính giúp doanh nghiệp nhận biết tác động của việc sử dụng nợ lên thu nhập trên một cổ phần thường.
2.2.3. Một số rủi ro gặp phải
Khi một doanh nghiệp có sử dụng nợ trong cơ cấu nguồn vốn của mình, đồng nghĩa với việc họ phải có nghĩa vụ phải thanh toán các chi phí phát sinh từ việc vay nợ đó, bất kể kết quả kinh doanh như thế nào.
Sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
- Trường hợp 1: nếu kinh doanh thuận lợi, giúp tăng doanh thu, EBIT tăng thì đòn bẩy tài chính càng lớn sẽ thúc đẩy tỷ lệ gia tăng EPS càng cao.
- Trường hợp 2: nếu kinh doanh không thuận lợi, EBIT giảm, tỷ lệ đòn bẩy tài chính càng lớn sẽ làm tăng xác suất mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
2.3. Đòn bẩy tổng hợp
Là việc kết hợp 2 đòn bẩy đã đề cập ở trên với nhau. Đòn bẩy tổng hợp được ảnh hưởng khi thay đổi sản lượng tiêu thụ thì tỷ lệ thay đổi của EBIT sẽ được khuếch đại. Khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) thay đổi, tỷ lệ thay đổi EPS cũng sẽ khuếch đại. Như vậy, khi sử d đòn bẩy tổng hợp sẽ có sự thay đổi trong sản lượng tiêu thụ sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn hơn trong thu nhập trên mỗi cổ phần.
Qua bài viết trên, work247.vn hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn những vấn đề về đòn bẩy trong kinh doanh. Hãy là những nhà đầu tư thông thái sử dụng đòn bẩy trong kinh doanh một cách hợp lí nhất để có thể mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình nhé