DTA là gì? Bạn có biết DTA là tên viết tắt của hiệp định nào?

Tác giả: Diệp Lạc 04-07-2024

Trong thương mại quốc tế, có rất nhiều hệ thống tính thuế khác nhau giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ cùng tồn tại, việc này khiến cho một cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể bị đánh thuế hai lần tại hai hay nhiều quốc gia khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu xem DTA – Hiệp định tránh đánh thuế hai lần là gì ngay trong bài viết dưới đây cùng work247.vn!

Kiếm việc làm

1. DTA – Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

DTA – Hiệp định tránh đánh thuế hai lần là một giải pháp tạo lợi thế cho các nước trong thời đại công nghệ, toàn cầu hóa, kéo khoảng cách hệ thống Thuế giữa quốc gia lại gần với nhau hơn, giải quyết các vấn đề về rào cản thương mại; khuyến khích, thúc đẩy sự đầu tư tại các quốc gia.

DTA – Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Trên thực tế, hầu hết các quốc gia hay vùng lãnh thổ đều thực hiện quyền đánh thuế của mình đối với cá nhân và doanh nghiệp dựa trên hai nguyên tắc: nguyên tắc nguồn và nguyên tắc cư trú.

Tại mỗi quốc gia, việc xác định đối tượng nguồn và đối tượng cư trú tuân theo các điều luật được áp dụng trên từng quốc gia hay từng vùng lãnh thổ khác nhau; dẫn đến trong nhiều trường hợp, một đối tượng nộp thuế cá nhân hay doanh nghiệp có thể là đối tượng cư trú tại hai hay nhiều đất nước khác nhau.

Điều này, khiến họ phải nộp các khoản thuế giống nhau tại các quốc gia khác nhau. Vì vậy, hiệp định song phương về thuế đã được ra đời và áp dụng để giải quyết các vấn đề về đánh trùng thuế trên thu nhập của các đối tượng nộp thuế.

DTA – Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Ngoài ra, DTA – Hiệp định tránh đánh thuế hai lần còn giúp các cơ quan nhà nước trong việc ngăn ngừa khả năng trốn thuế đối với các loại thuế khác nhau như: thuế đánh trên tài sản, thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp,…

Hiệp định xác định rõ yếu tố về việc phân chia quyền đánh thuế của các quốc gia tham gia ký kết, dựa theo các điều khoản về thu nhập của các đối tượng doanh nghiệp và cá nhân. Hiện nay, hiệp định đã có sự tham gia ký kết của hơn 70 các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Xem thêm: [Giải đáp] Thu nhập chịu thuế là gì đơn giản, dễ hiểu, chính xác

2. Mục tiêu của hiệp định DTA – Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Mục tiêu của hiệp định DTA

Việc đánh thuế trùng có thể xảy ra một trong các trường hợp như: một cá nhân hay doanh nghiệp nộp thuế bị hai hay nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau đánh thuế thu nhập toàn cầu; hay các quốc gia xác định doanh nghiệp phát sinh thu nhập trên quốc gia mình và đánh thuế thu nhập trên khoản thu nhập đó; một doanh nghiệp cá nhân sinh sống và cư trú tại đất nước nước nhưng lại có thu nhập gia tăng ở đất nước khác,…

Vì vậy, các đối tượng tham gia cá nhân hay doanh nghiệp tham gia nộp thuế, vừa phải đóng thuế thu nhập toàn cầu (thuế thu nhập) trên quốc gia đơn vị này cư trú; vừa phải nộp thuế thu nhập phát sinh cho quốc gia mà đối tượng nộp thuế không phải đối tượng cư trú.

Việc đánh thuế trùng gây ra nhiều rào cản cho các doanh nghiệp trong việc đầu tư xuyên quốc gia, rào cản thương mại quốc tế, dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật của nhiều đơn vị cá nhân tổ chức như: trốn thuế, làm giả số liệu, vi phạm các điều khoản trong việc khai báo thuế,…

Mục tiêu của hiệp định DTA

Xem thêm: Quy định chi tiết về ấn định thuế là gì? Thông tin về ấn định thuế

DTA – Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đã nhanh chóng ra đời, với mục tiêu là để phân định quyền đánh thuế của các cá nhân, tổ chức hay quốc gia tham gia ký kết.

Hiệp định được phân loại rõ ràng trên từng khoản danh mục tài sản và thu nhập khác nhau để tránh gây ra tình trạng đánh thuế trùng, gây ra các hậu quả nghiêm trọng về trốn thuế của các doanh nghiệp trong kinh doanh.

Ngoài ra, nó cũng góp phần vào việc thúc đẩy đầu tư thương mại giữa các quốc gia, thu hút vốn đầu tư của các nước phát triển, đẩy mạnh quá trình hoạt động kinh doanh, phát triển của các nước,…

Thông qua việc trao đổi và làm rõ các thông tin về đối tượng chịu thuế, bên cạnh đó, hiệp định cũng cam kết sẽ tiến hành trợ giúp công tác quản lý hành chính về thuế giữa các quốc gia tham gia ký kết.

Đảm bảo tính công bằng, khách quan cho các đối tượng nộp thuế mang nhiều quốc tịch khác nhau, trong một hoàn cảnh như nhau về nghĩa vụ nộp thuế và các trách nhiệm liên quan khác đi kèm; tạo nên các điều khoản rõ ràng, cụ thể trong quá trình hoạt động để tránh xảy ra các tranh chấp.

Mục tiêu của hiệp định DTA

Cơ chế, điều khoản trong hiệp định được hình thành dựa trên các nguyên tắc của hiệp định song phương; dựa trên cơ sở thỏa thuận của các quốc gia có thẩm quyền và trách nhiệm; tham khảo các điều luật của các quốc gia về thuế và giao dịch xuyên quốc gia, hình thành các nguyên tắc, biện pháp về phân chia quyền hạn đánh thuế đối với các nước.

- Đối với các đối tượng không cư trú, cần xác định đánh thuế (khoảng 17 loại thu nhập) đối với cá nhân doanh nghiệp tại các nước phát sinh thu nhập (xác định quyền đánh thuế).

- Các giới hạn về mức thuế suất đánh trên một số khoản thu nhập khác như đầu tư gián tiếp (tiền bản quyền, tiền lãi cho vay, tiền lãi cổ phần); các khoản phí kỹ thuật đối với các đối tượng không cư trú nhưng có các khoản thu nhập phát sinh. Ví dụ, nếu mức thuế suất đánh trên thu nhập tại các quốc gia cao hơn so với mức thuế suất quy định tại hiệp hội thuế, sẽ tiến hành áp dụng mức thuế suất theo quy định của hiệp hội.

Mục tiêu của hiệp định DTA

Tuy nhiên, DTA – Hiệp định tránh đánh thuế hai lần không tạo ra các khoản chịu thuế mới, thuế khác so với các luật thuế trong nước. Ví dụ, trong hiệp định thuế, có quy định về việc Việt Nam có quyền thu thuế đối với một loại thu nhập nào đó hoặc thu thuế với một mức thuế suất nhất định trong điều khoản.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, không có khoản thu thuế đó trong các điều luật quy định về thuế hoặc có nhưng với mức thuế suất ít hơn. Vậy việc thu thuế sẽ áp dụng và được tiến hành theo quy định về luật thuế Việt Nam, nghĩa là, không thu thuế đối với dịch vụ đó hoặc thu thuế với mức thuế suất thấp hơn.

- Nếu cá nhân doanh nghiệp đã tiến hành việc nộp thuế tại nước ngoài, sẽ được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại nơi cư trú (nộp thuế tại nước ngoài theo đúng quy định của quốc gia cá nhân doanh nghiệp đã nộp hoặc theo quy định của hiệp hội thuế).

mẫu cv xin việc

Mục tiêu của hiệp định DTA

- Cuối cùng, để hạn chế và ngăn ngừa việc trốn thuế, các bên tham gia ký kết phải thường xuyên tăng cường, trao đổi về các thông tin liên quan. Đây là một trong những điều khoản quan trọng, đặc biệt trong thời kỳ ngày nay, các đối tượng chịu thuế luôn tìm cách trốn thuế, lách thuế, chuyển giá của các doanh nghiệp đầu tư tại nước ngoài hay Việt Nam.

Trong quá trình mở cửa hội nhập, thu hút sự quan tâm, đầu tư của các doanh nghiệp, quốc gia trên thế giới, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế quốc gia, Việt Nam đã tham gia ký kết rất nhiều các hiệp định trên toàn thế giới và trong khu vực.

Đối với các doanh nghiệp có đầu tư kinh doanh xuyên quốc gia, cần phải nắm bắt các nội dung của các hiệp định, để việc làm kinh doanh diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả nhất, trong đó DTA – Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, là một hiệp định quan trọng, các doanh nghiệp không thể bỏ qua.

Mục tiêu của hiệp định DTA

Tuy nhiên, do có nhiều quy định và điều khoản phức tạp, nên các doanh nghiệp thường chỉ tuân thủ và áp dụng tại các mức yêu cầu tối thiểu, dễ dẫn đến các rủi ro về việc bị điều chỉnh, ấn định và truy thu thuế khi các cơ quan, đơn vị thuế có thẩm quyền vào kiểm tra, thanh tra.

Trên đây là bài chia sẻ về DTA là gì? Thông tin về DTA – Hiệp định tránh đánh thuế hai lần của work247.vn, hy vọng, với bài viết này, bạn sẽ có thêm cho mình tài liệu tham khảo trong quá trình tìm hiểu về DTA.