Thưởng thâm niên và những quy định người lao động cần biết

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Hà Linh tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Hà Linh

Ngày đăng: 25-05-2024

Trên thực tế, chưa có một văn bản, tài liệu pháp luật nào định nghĩa về thuật ngữ thâm niên. Thế nhưng, có thể ngầm hiểu thâm niên là khoảng thời gian (năm) mà người lao động liên tục làm việc, công tác trong một ngành, nghề, doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan Nhà nước nào đó.  Song song với khái niệm thâm niên, người lao động cũng đang vướng mắc nhiều vấn đề xoay quanh tiền thưởng thâm niên.

Việc làm ngành luật

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tìm hiểu thưởng thâm niên là gì?

Trong xã hội, mối quan hệ phổ biến nhất là quan hệ lao động. Xuất phát từ nhu cầu kinh doanh, sản xuất, nhu cầu gia tăng thu nhập của mỗi cá nhân. Trong mối quan hệ lao động, người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) có thể chủ động thống nhất, thỏa thuận với nhau về nội dung việc làm, điều kiện, tiền lương, tiền công, cũng như các nghĩa vụ và quyền hạn của các bên.

Tìm hiểu thưởng thâm niên là gì?
Tìm hiểu thưởng thâm niên là gì?

Quan hệ lao động tồn tại trong bao lâu cũng được thỏa thuận rõ ràng ở hợp đồng lao động. Hoặc NLĐ cũng có thể làm việc dài hạn, không xác định cụ thể về thời gian. Lúc này, thâm niên được hình thành nên một khoản phụ cấp. Khoản thưởng thâm niên hay phụ cấp thâm niên chính là khoản tiền sử dụng để hỗ trợ và thúc đẩy cho mối quan hệ lao động ổn định lâu dài.

Xem thêm: Phụ cấp thu hút là gì

1.1. Khái niệm thâm niên

Như đã nói, chưa có một văn bản pháp luật nào quy định rõ về khái niệm thâm niên. Thế nhưng, có thể ngầm hiểu thâm niên chính là số năm - khoảng thời gian một NLĐ liên tục làm việc trong một ngành nghề, một công ty, một đơn vị, cơ quan tổ chức Nhà nước nào đó.

Phụ cấp cho người lao động lấy thâm niên làm cơ sở và căn cứ để tính toán. Tuy nhiên, phụ cấp thâm niên thường chỉ được áp dụng trong khối lực lượng vũ trang hay cơ quan hành chính Nhà nước. Trên thực tế, với những trường hợp ngoài khối Nhà nước, một số công ty cũng sử dụng thâm niên để tính các khoản thưởng cho NLĐ của mình. Mặc dù con số thưởng không quá lớn, và đa phần phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực tài chính cũng như chế độ đãi ngộ của từng công ty.

Khái niệm thâm niên
Khái niệm thâm niên

1.2. Khái niệm phụ cấp thâm niên

Đó là khoản phụ cấp lương được trả bổ sung cho người lao động hàng tháng trong trường hợp người lao động đó có thời gian làm việc liên tục và lâu dài tại đơn vị, cơ quan. Phụ cấp thâm niên được sử dụng như một cách khích lệ, thúc đẩy mối quan hệ lao động và tạo động lực cho người lao động cống hiến, làm việc hiệu quả hơn. Do phụ cấp thâm niên không được quy định ở một văn bản pháp luật cụ thể nào. Do đó, trong bài viết về thưởng thâm niên, work247.vn sẽ cung cấp một số thông tin thêm về phụ cấp thâm niên.

Xem thêm: Việc làm luật sư

Như đã nói ở trên, thưởng thâm niên hay phụ cấp thâm niên ít hay nhiều sẽ phụ thuộc phần lớn vào chế độ đãi ngộ của như năng lực tài chính của từng công ty. Điều này cũng đồng nghĩa với việc không phải bất kỳ công ty nào cũng cung cấp phụ cấp thâm niên cho người lao động. Thế nhưng, phụ cấp thâm niên là khoản tiền bắt buộc, thường được cộng bổ sung vào tiền lương hàng tháng đối với người lao động làm việc trong các cơ quan Nhà nước. Những đối tượng lao động được hưởng phụ cấp thâm niên cụ thể là:

Khái niệm phụ cấp thâm niên
Khái niệm phụ cấp thâm niên

- Thứ nhất, người lao động là quân nhân, sĩ quan chuyên nghiệp đang công tác ở lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Xem thêm: Cách tính lương sĩ quan quân đội

- Thứ hai, người lao động là hạ sĩ quan hưởng lương thuộc lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.

- Thứ ba, người lao động phục vụ và công tác trong đơn vị, tổ chức cơ yếu.

- Thứ tư, người lao động là công chức, cán bộ đã được xếp lương theo chức danh chuyên ngành, theo ngạch bao gồm: Viện kiểm sát, hải quan, kiểm toán, tòa án, kiểm lâm, thanh tra thi hành án dân sự.

- Thứ năm, người lao động là giáo viên/giảng viên đang giảng dạy ở các cơ sở giáo dục công lập chính quy.

Tìm hiểu thêm: Việc làm giáo dục - đào tạo

2. Quy định về thưởng thâm niên với những đối tượng đặc thù

Thưởng thâm niên hay phụ cấp thâm niên theo quy định của pháp luật hiện hành được đánh giá là một khoản phụ cấp lượng được thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ trong hợp đồng. Mặc dù vậy, quy định của cụ thể về cách tính phụ cấp này cũng được pháp luật nêu rõ cho một số đối tượng đặc thù như sau:

Quy định về thưởng thâm niên với những đối tượng đặc thù
Quy định về thưởng thâm niên với những đối tượng đặc thù

2.1. Đối tượng công tác ở các lực lượng vũ trang, cán bộ, công chức, viên chức

Trước hết là quy định về phụ cấp thâm niên đối với cá nhân làm việc ở các lực lượng vũ trang và cán bộ, công chức, viên chức được nêu rõ tại Nghị định số 204 của Chính phủ ban hành và được hướng dẫn cụ thể bởi Thông tư số 04 của Bộ Nội vụ.

- Tại điểm 1, mục I Thông tư 04/2024/TT-BNV đã quy định các đối tượng lao động là cán bộ công chức, viên chức nếu được xếp bậc lương cuối cùng trong tất cả các bậc lương của ngạch công chức, viên chức. Trong chức danh nghiệp vụ, chuyên môn ngành Kiểm sát, ngành Tòa án hiện giữ khi đủ điều kiện về thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong chức danh, hay trong ngạch thì được xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung.

Cơ hội: Việc làm công chức - viên chức

Đối tượng công tác ở các lực lượng vũ trang, cán bộ, công chức, viên chức
Đối tượng công tác ở các lực lượng vũ trang, cán bộ, công chức, viên chức

- Phụ cấp thâm niên nghề áp dụng cho các đối tượng là quân nhân chuyên nghiệp, sĩ quan chuyên nghiệp đang công tác ở các đơn vị tổ chức quân đội nhân dân; các đối tượng là hạ sĩ quan, sĩ quan thuộc công an nhân dân; các đối tượng phục vụ công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu Nhà nước; các đối tượng là công chức, cán bộ được xếp lương theo chức danh chuyên ngành (Viện kiểm sát, hải quan, kiểm toán, tòa án, kiểm lâm, thanh tra thi hành án dân sự.) và các ngạch.

Xem thêm: Phụ cấp trách nhiệm là gì

2.2. Đối tượng giảng dạy ở các cơ sở giáo dục công lập

Theo quy định của pháp luật, giáo viên/giảng viên hay gọi chung là nhà giáo là một trong những đối tượng lao động được hưởng phụ cấp thâm niên. Cụ thể, các đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên đã nêu rõ ở các Thông tư số 27, Thông tư số 29, Thông tư liên tịch số 68 được ban hành bởi Bộ Giáo dục đào tạo. Cụ thể như sau:

- Thứ nhất, nhà giáo đang làm công tác giáo dục, giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các học viên, trung tâm, các trường, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị (gọi chung là cơ sở giáo dục công lập) được cấp kinh phí hoạt động bởi Nhà nước (gồm nguồn thu sự nghiệp theo quy định và nguồn thu từ ngân sách Nhà nước).

- Thứ hai, nhà giáo đang thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, giảng dạy tại các phòng thí nghiệm, trung tâm thực hành, các trạm, trường, trại, xưởng, tàu huấn luyện, phòng bộ môn của các cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Xem thêm: Việc làm giảng viên

Đối tượng giảng dạy ở các cơ sở giáo dục công lập
Đối tượng giảng dạy ở các cơ sở giáo dục công lập

- Thứ ba, các đối tượng trên đã được xếp lương và chuyển lương theo Nghị định số 204 của Chính phủ ban hành về chế độ tiền lương đối với công chức, viên chức, cán bộ và lực lượng vũ trang. Cụ thể như sau:

+ Các đối tượng quy định tại Thông tư liên tịch số 68 (khoản 1, điều 1) phải được xếp vào ngạch viên chức đúng chuyên ngành giáo dục đào tạo hoặc hạng viên chức chuyên ngành giáo dục đào tạo.

+ Những cá nhân được quy định trong Thông tư liên tịch số 68 (khoản 2, điều 1) không cần phải thuộc vào ngạch viên chức trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo theo quy định tại điểm a của khoản này.

Xem thêm: Việc làm luật pháp lý tại HCM

Hy vọng bài viết trên của work247.vn đã cung cấp thêm nhiều thông tin để bạn đọc hiểu rõ hơn về thưởng thâm niên.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3041 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT