Tài trợ thương mại là gì? Tìm hiểu chi tiết về tài trợ thương mại

Theo dõi work247 tại
Linh Anh Nguyễn tác giả work247.vn Tác giả: Linh Anh Nguyễn

Ngày đăng: 30-08-2024

Tài trợ thương mại là hoạt động được các ngân hàng triển khai với mục đích ổn định tài chính trong quốc gia, làm an lòng hệ thống ngân hàng thương mại quốc tế. Dịch vụ tài trợ thương mại không quá nổi trội như các dịch vụ thẻ, tài khoản nhưng doanh thu từ dịch vụ này vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong các hoạt động của các ngân hàng hiện nay. Cùng tìm hiểu thêm về tài trợ thương mại qua bài viết sau đây nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tìm hiểu chi tiết về tài trợ thương mại

1.1. Tài trợ thương mại là gì?

Tài trợ thương mại – hay Trade Finance – là một dạng của cho vay thương mại. Về khía cạnh Logistics, tài trợ thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu và các giao dịch thương mại quốc tế.

Tìm hiểu về tài trợ thương mại
Tìm hiểu về tài trợ thương mại

Tài trợ thương mại cung cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu các khoản phải thu hoặc thanh toán dựa theo thỏa thuận trong khi nhà nhập khẩu có thể được nới rộng tín dụng để thực hiện lệnh giao dịch.

Bên cạnh đó tài trợ thương mại cũng cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận nhiều loại sản phẩm tài chính hơn. Các công ty vừa và nhỏ có thể thông qua sự trợ giúp từ các sản phẩm tài trợ thương mại để tiếp cận với nguồn vốn lưu động.

Xem thêm: Supply chain là gì? Các giai đoạn phát triển của chuỗi cung ứng

1.2. Các giải pháp và sản phẩm tài trợ thương mại

Các giải pháp và sản phẩm tài trợ thương mại giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện các giao dịch quốc tế an toàn hơn.

Các giải pháp và sản phẩm tài trợ thương mại
Các giải pháp và sản phẩm tài trợ thương mại

1.2.1. Tài trợ thương mại điện tử

Tài trợ thương mại điện tử – E-Commerce Finance – là hình thức tài trợ mới nhất có tên trong danh sách các sản phẩm tài trợ thương mại.

Thông qua tài trợ thương mại điện tử, các chủ cửa hàng thương mại điện tử có thể tiếp cận với nguồn vốn lưu động trong với vài cú nhấp chuột. Theo quy tắc thông thường thì ngân hàng/ công ty tài trợ tài chính tạm ứng vốn cho bên bán hàng và sẽ thu lại một phần vốn sau mỗi 15 ngày. Số tiền thu hồi vốn này được trích từ một phần doanh thu tạo ra trên nền tảng thương mại điện tử.

Đầu tiên, các ngân hàng tài trợ thương mại điện tử sẽ cấp hạn mức tín dụng cho đơn vị yêu cầu nhận tài trợ vốn dựa trên việc phân tích lịch sử kinh doanh của đơn vị đó, trong đó tính đến một vài yếu tố như: doanh thu hàng năm, dòng tiền, hàng tồn kho và hiệu suất bán hàng.

Tài trợ thương mại điện tử
Tài trợ thương mại điện tử

Các nền tảng thương mại điện tử thường sẽ thanh toán tiền cho bên bán 2 tuần/ lần. Do đó, khoản tiền sẽ được chuyển thẳng vào tài khoản của công ty tài trợ tài chính. Sau khi khoản vốn tạm ứng ban đầu đã được hoàn trả đầy đủ, ngân hàng sẽ phân tích hiệu suất kinh doanh của cửa hàng thương mại điện tử, nếu đạt đủ yêu cầu thì quy trình tài trợ thương mại có thể lặp lại một lần nữa. Nói tóm lại, nếu hoạt động kinh doanh của cửa hàng thương mại điện tử đạt đủ yêu cầu từ bên cho vay vốn cung ứng thì việc tái đăng ký tài trợ tài chính sẽ được diễn ra một cách tự động.

1.2.2. Tài trợ cho đơn đặt hàng

Tài trợ cho đơn đặt hàng cũng được coi là một phần của các giải pháp tài trợ thương mại trước khi giao hàng.

Tổ chức tài chính thường ứng trước một tỷ lệ nhất định (từ 30% đến 70%) số tiền trên danh nghĩa của đơn đặt hàng. Các khoản tiền ứng trước sẽ được sử dụng để thanh toán trực tiếp cho nhà cung cấp.

1.2.3. Tài trợ chuỗi cung ứng

Tài trợ chuỗi cung ứng có lẽ là nguồn tài trợ phổ biến nhất trong thương mại quốc tế. Nó tăng thêm hiệu quả cho hoạt động xuất nhập khẩu của các bên liên quan.

Tài trợ chuỗi cung ứng
Tài trợ chuỗi cung ứng

Ở đây phải nói đến điều quan trọng nhất đó là việc tài trợ chuỗi cung ứng giúp giải phóng vốn lưu động bị ràng buộc trong các cấp của chuỗi cung ứng. Các cấp này bao gồm: giao nhận, trung gian và các bên liên quan khác.

1.2.4. Chiết khấu hóa đơn

Thông qua chiết khấu hóa đơn, người bán chuyển quyền sở hữu hóa đơn cho công ty tài trợ và nhận về một khoản tiền ứng trước dựa trên giá trị của hóa đơn. Chiết khấu hóa đơn ngày càng được ưa chuộng hơn và sử dụng rộng rãi như một cách tốt nhật để các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn lưu động.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp bán hàng nhỏ cũng đang lợi dụng chiết khấu hóa đơn như một nguồn vốn tài trợ. Ngày nay, hình thức chiết khấu đang dần trở nên phổ biến trên toàn cầu và rõ ràng hình thức tài trợ thương mại này đang là một giải pháp rất tốt đối với sự phát triển của rất nhiều doanh nghiệp.

Chiết khấu hóa đơn
Chiết khấu hóa đơn

1.2.5. Tài trợ dựa trên khoản phải thu

Đây là một loại hình tài chính kinh doanh dựa trên việc cung cấp vốn theo mùa và các doanh nghiệp sử dụng các khoản phải thu làm tài sản thế chấp.

So với việc sử dụng lượng hàng tồn kho làm có sở thế chấp thì hình thức này đáng tin cậy hơn, lý do rất đơn giản là vì một doanh nghiệp sở hữu các khoản phải thu chứng tỏ doanh nghiệp ấy vẫn hoạt động.    

1.2.6. Thư tín dụng

Thư tín dụng là chứng từ do ngân hàng phát hành, nhằm cam kết rằng sẽ chi trả cho một đơn vị thứ ba một khoản tiền nhất định nếu đơn vị đó thỏa mãn các điều kiện điều khoản trong thư tín dụng. Thư tín dụng là một công cụ tài trợ thương mại được sử dụng rộng rãi. Hơn hết, thư tín dụng có giá trị đảm bảo cho các hoạt động thương mại quốc tế.

2. Vai trò của tài trợ thương mại

2.1. Giảm thiểu rủi ro

Tài trợ thương mại có thể giúp giảm thiểu những rủi ro thương mại bằng cách cung cấp sự đảm bảo về trách nhiệm pháp lý trong việc hoàn thành chi phí giữa doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp nhập khẩu. Thông thường thì điều này sẽ được giải quyết khá nhanh chóng bởi thư tín dụng từ phía ngân hàng. Điều này giúp hai bên xây dựng niềm tin và mối quan hệ hợp tác lâu dài hơn.

Tài trợ thương mại giúp giảm thiểu rủi ro
Tài trợ thương mại giúp giảm thiểu rủi ro

2.2. Cải thiện dòng tiền và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp

Tài trợ thương mại giúp các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận với nguồn vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Các hình thức tài trợ thương mại cho phép các doanh nghiệp có cơ sở để mở rộng quy mô hay mở rộng các hoạt động kinh doanh. Tài trợ thương mại cũng giúp doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu có nhiều cơ hội hợp tác thương mại hơn và giúp giảm rủi ro không thanh toán hoặc không nhận hàng.

Nói cách khác, tài trợ thương mại đảm bảo ít chậm trễ hơn trong thanh toán và trong giao nhận hàng, cho phép cả doanh nghiệp nhập khẩu và xuất khẩu lên kế hoạch quản lý dòng tiền của họ hiệu quả hơn. Tài trợ thương mại có thể được hình dung giống như việc sử dụng lô hàng hoặc thương mại hàng hóa làm tài sản thế chấp để tiếp cận vốn lưu động.

Xem thêm: Xuất nhập khẩu là gì? Những thông tin về xuất nhập khẩu nên biết

2.3. Tăng doanh thu và thu nhập

Rõ ràng tài trợ thương mại sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp rất nhiều trong việc mở rộng quy mô sản xuất và các hoạt động kinh doanh. Từ đó nguồn lợi thuận thi về của doanh nghiệp cũng tăng theo. Bên cạnh đó việc giao dịch buôn bán quốc tế cũng sẽ thuận lợi hơn thông qua thư tín dụng từ phía ngân hàng. Những doanh nghiệp hàng đầu đều có thể kiếm lời từ hoạt động thương mại quốc tế được thực hiện dễ dàng hơn nhờ có sự đảm bảo của luật thương mại.

Tài trợ thương mại giúp doanh nghiệp có điều kiện mở rộng kinh doanh
Tài trợ thương mại giúp doanh nghiệp có điều kiện mở rộng kinh doanh

2.4. Giảm thiểu rủi ro khó khăn về tài chính

Nếu không có tài trợ thương mại, một doanh nghiệp có thể gặp rất nhiều khó khăn khi không thể tiếp cận nguồn vốn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng kinh doanh kiệt quệ và đứng trước nguy cơ giải thể. Những khó khăn về tài chính là rào cản đáng kể nhất khiến cho doanh nghiệp không thể thực hiện các hoạt động kinh doanh và không mạnh dạn thử nghiệm những chiến lược kinh doanh mới.

Vậy là work247.vn đã giải đáp thắc mắc cho bạn về khái niệm tài trợ thương mại là gì, vai trò quan trọng của tài trợ thương mại cũng như những hình thức và các sản phẩm tài trợ thương mại. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà các doanh nghiệp có thể áp dụng những hình thức tài trợ khác nhau. Nhìn chung thì không thể phủ định vai trò to lớn của tài trợ thương mại đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1492 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT