Thương mại điện tử là gì? Các đặc điểm củ thương mại điện tử
Theo dõi work247 tạiSự phát triển của khoa học và công nghệ đã đưa ngành thương mại điện tử trở thành ngành phát triển bậc nhất hiện nay. Vậy thương mai điện tử là gì? Thương mại điện tử có đặc điểm và vai trò như thế nào? Hãy cùng mình tìm hiểu về thương mại điện tử qua bài viết dưới đây nhé.
1. Khái niệm thương mại điện tử là gì
Hoạt động thương mại là những công việc nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm các công việc như mua bán, trao đổi hàng hóa, cung cấp dịch vụ, đầu tư và một số công việc sinh lợi khác.
Hoạt động thương mại điện tử là hoạt động mà ở đó các hoạt động thương mại sinh lời được diễn ra bằng các phương tiện điện tử có kết nối với mạng internet và các phương tiện viễn thông khác.
Như vậy có thể hiểu, thương mại điện tử là hình thức trao đổi, buôn bán thông qua mạng internet. Các doanh nghiệp, công ty sẽ thực hiện việc bán sản phẩm qua các trang web trực tuyến hoặc các trang thương mại điện tử phổ biến hiện nay.
Hiểu rộng ra hơn thì thương mại điện tử là một hình thức kinh doanh mà ở đó diễn ra sự mua bán, trao đổi giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng và với các tổ chức, doanh nghiệp khác để thu về lợi nhuận. Việc mua bán sẽ được thực hiện hoàn toàn thông qua internet nhưng thanh toán và giao hàng vẫn có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau và cả những cách truyền thống. Đây là một hình thức đã và đang phát triển rất mạnh mẽ và được hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất lựa chọn.
Xem thêm: Tìm việc làm nhân viên thương mại điện tử tại Hà Nội
2. Đặc điểm của thương mại điện tử
- Về thời gian, không gian
Với ngành thương mại điện tử, bạn có thể mua sắm, lựa chọn các sản phẩm ở bất cứ đâu chỉ cần bạn sử dụng một chiếc smart phone và có kết nối internet là đủ. Bạn có thể dễ dàng mua sắm ở bất cứ đâu, từ nhà, nơi làm việc, khi đang dạo chơi hay ngồi trong quán cafe, chỉ cần vài thao tác quẹt và nhấn là bạn có thể đặt mua những sản phẩm yêu thích ngay lập tức.
Với sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử như hiện nay, bạn thậm chí có thể nhận hàng chỉ sau 1 đến 2h kể từ khi đặt hàng với tiện ích giao hàng ngay lập tức của một số sàn thương mại điện tử.
- Về phạm vi hoạt động
Phạm vi hoạt động ở đây là toàn cầu, không phụ thuộc vào vị trí địa lý. Người mua dù ở bất cứ đâu, chỉ cần có mạng internet thì việc thực hiện giao dịch đặt hàng mua bán cũng trở nên nhanh chóng dễ dàng.
- Về chi phí đối với doanh nghiệp
Khi thương mại điện tử xuất hiện đã giúp cho các doanh nghiệp cắt giảm được rất nhiều chi phí và có thể sử dụng các chi phí đó trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Về khả năng liên hết và chia sẻ thông tin
Sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạp ra sự gắn kết, liên kết giữa các doanh nghiệp, nhà phân phối với khách hàng, người tiêu dùng để tạo nên hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp. Thương mại điện tử giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các nguồn khách hàng, nguồn phân phối sản phẩm.
- Về chủ thể
Gồm 5 chủ thể chính: người mua, người bán, nhóm người cung cấp dịch vụ TMĐT, nhóm sở hữu website TMĐT để bán hàng và nhóm cung cấp hạ tầng.
- Giá cả phong phú
Một đặc điểm khiến thương mại điện tử được nhiều khách hàng lựa chọn đó là họ có thể so sánh, phân loại về giá cả để lựa chọn được mức chi phí phù hợp nhất. Bên cạnh đó, tính năng bình luận, đánh giá trên các sàn thương mại điện tử đã giúp cho khách hàng yên tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm.
3. Các hình thức thương mại điện tử phổ biến hiện nay
Thương mại điện tử phát triển dưới rất nhiều các mô hình hoạt động hoạt khác nhau với các đối tượng chính của thương mại điện tử bao gồm Chính phủ (G), doanh nghiệp (B), khách hàng (C). Các loại hình thương mại điện tử trên thế giới chủ yếu là B2B, B2C, B2G, C2C, C2G và G2G. Còn ở tại Việt Nam, chúng ta chỉ đang sử dụng 3 mô hình thương mại điện tử cơ bản nhất là B2B, B2C và C2C. Hãy cùng mình tìm hiểu kĩ hơn về các hình thức này nhé.
3.1. Mô hình B2B - Business to Business
B2B được hiểu là mô hình thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp với nhau, các doanh nghiệp sẽ mua bán, trao đổi sản phẩm với nhau qua hình thức này. Mô hình này được coi là mô hình phổ biến nhất toàn cầu, chiếm đến 80% doanh số của thương mại điện tử trên thế giới.
Mô hình B2B được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng bởi nó giúp giảm đáng kể về chi phí nghiên cứu, chi phí cho marketing, tăng cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau, giúp đa dạng mặt hàng, sản phẩm kinh doanh.
Các doanh nghiệp có thể giới thiệu mặt hàng, tìm kiếm đối tác đặt hàng, kí kết các hợp đồng thông qua hình thức này, nhất là đối với kinh doanh Quốc tế.
3.2. Mô hình B2C - Business to Customer
B2C được hiểu là hình thức mua bán hàng hóa, sản phẩm giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Hình thức này được coi là hình thức phổ biến nhất ở nước ta hiện nay với sự ra đời của rất nhiều các website bán hàng. Có rất nhiều các loại hình website ở hình thức này như website thương mại điện tử, website khuyến mại trực tiếp,... Nhưng hiện nay ở Việt Nam phần lớn là sự xuất hiện của các website thương mại diện tử với các đại diện nổi bật phải kể đến của nó như Tiki, Lazada, Shopee,…
3.3. Mô hình C2C - Customer to Customer
Mô hình C2C được hiểu là hình thức thương mại điện tử giữa các cá nhân và người tiêu dùng với nhau, không có sự tham gia của các doanh nghiệp ở đây. Đây cũng được coi là một trong số những mô hình kinh doanh có tốc độ phát triển đáng kể, điển hình cho hình thức này là các website đấu giá trực tuyến hay rao vặt trên mạng internet hiện nay.
Các hoạt động phổ biến của mô hình C2C hiện nay là hoạt động đấu giá, giao dịch trao đổi, giao dịch hỗ trợ (bảo trì, thanh toán trung gian) và bán tài sản ảo (điển hình trong game online).
Xem thêm: Nhân viên quản lý sàn thương mại điện tử - Công việc hấp dẫn
4. Cơ hội phát triển của ngành thương mại điện tử
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì thương mại điện tự đang dần có những bước phát triển vượt bậc ở Việt Nam. Thương mại điện tử giữ một vai trò cốt yếu trong việc phân phối và tiếp thị hàng hóa. Việt Nam trong những năm gần đây cũng được đánh giá là một trong những nước có thị trường thương mại điện tử phát triển bậc nhất Đông Nam Á. Với mức tăng trưởng liên tục tăng từ năm 2024 trở lại đây thì ngành thương mại điện tử đang được dự báo sẽ còn tiếp tục mở rộng thị trường và tăng trưởng vượt bậc hơn nữa trong những năm tới đây.
Thời gian qua nhà nước cũng đã có những chính sách, quy định đưa ra nhằm phát triển hình thức kinh doanh còn khá mới mẻ này ở Việt Nam. Nhà nước đã tạo mọi cơ hội cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh thương mại điện tử phát triển, đẩy mạnh nền kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh đó việc phát triển thương mại điện tử ở nước ta cũng tạo thêm nhiều cơ hội hợp tác Quốc tế, đưa sản phẩm của Việt Nam đến với thế giới nhiều hơn nữa.
Việc phát triển của các loại hình kinh doanh thương mại điện tử cũng đã tạo ra vô số cơ hội việc làm cho các lao động trẻ hiện nay. Để có thể đảm bảo đáp ứng được mọi nhu cầu của người tiêu dùng, các doanh nghiệp thương mại điện tử phải không ngừng đổi mới, nâng cao hệ thống và bổ sung thêm nguồn nhân lực để vận hành các hệ thống. Thương mại điện tử được dự báo trong tương lai sẽ là ngành thu hút nhiều nhân lực nhất và cũng là nơi tạo ra nhiều cơ hội phát triển nhất cho nguồn nhân lực của Việt Nam.
Thương mại điện tử đã trở thành một phần trong thể thiếu trong cuộc sống hiện đại ngày này. Qua bài viết hy vọng các bạn đều đã hiểu thương mại điện tử là gì và các nội dung xoay quanh ngành thương mại điện tử hiện nay.
1310 0