Định giá thâm nhập - Thời điểm nên áp dụng định giá thâm nhập
Theo dõi work247 tạiĐịnh giá thâm nhập được hiểu đơn giản là một chiến lược kinh doanh tiếp thị được các doanh nghiệp dùng để mở rộng nguồn khách hàng đối với một sản phẩm hay dịch vụ mới của họ với nhiều hình thức thay đổi giá trị khác nhau. Vậy những hình thức thay đổi giá trị này là gì? Điều kiện nào được áp dụng định giá thâm nhập? hãy cùng work 247.vn tìm hiểu về vấn đề này nhé.
1. Tìm hiểu chung về định giá thâm nhập
1.1. Khái niệm định giá thâm nhập
Định giá thâm nhập với tên tiếng anh là Penetration Pricing hay Price Penetration được coi là một chiến lược kinh doanh marketing nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng để tác động họ mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ được coi là khó tạo nên sự khác biệt trên thị trường bằng cách đưa ra mức giá thấp hơn so với mặt bằng chung. Mục tiêu chính của phương thức này nhằm lôi kéo khách hàng sử dụng, trải nghiệm sản phẩm mới, mở rộng thị phần và xây dựng lòng tin phía khách hàng.
1.2. Mục tiêu của định giá thâm nhập
Mục tiêu của định giá thâm nhập là khiến khách hàng sử dụng sản phẩm mới nhằm tạo dựng thị phần hướng đến việc tạo dựng lòng tin, giữ chân những khách hàng ngay cả khi giá tăng trở lại mức bình thường.
Việc định giá thấp hơn giúp sản phẩm hoặc dịch vụ đó dễ thâm nhập vào thị trường hơn. Đồng thời, lôi kéo khách hàng bỏ sản phẩm tương tự của hãng khác để dùng sản phẩm của mình.
Ví dụ, bạn đang nắm trong tay một doanh nghiệp chuyên sản xuất nước giải khát, bạn mới tung ra một dòng sản phẩm nước ngọt có ga mới. Để có thể tiếp cận thị trường một cách nhanh nhất, doanh nghiệp của bạn sẽ định giá sản phẩm này rẻ hơn so với giá của những sản phẩm trên mặt bằng chung. Sau một thời gian bán hàng hiệu quả, tạo được uy tín và gây dựng được lòng tin của người tiêu dùng dần dần doanh nghiệp sẽ tăng giá thành cao lên để thu lợi nhuận về sau. Đó chính là định giá thị trường.
Xem thêm: Giá thành sản xuất là gì? Những thành phần của giá thành sản xuất
2. Những điều cần cân nhắc khi áp dụng định giá thâm nhập
2.1. Giá trị thật của định giá thâm nhập
Khi áp dụng định giá thâm nhập vào thị trường, giá cả luôn là một trong những vấn đề mà khách hàng luôn băn khoăn khi sử dụng bất cứ một loại sản phẩm, dịch vụ nào. Hiểu được tầm quan trọng của nó, các doanh nghiệp phải tìm ra cách áp dụng hợp lý vào thị trường mới có thể đem lại lợi ích cho sản phẩm của mình.
Mục tiêu tổng quát của định giá thâm nhập thường được thể hiện trên những yếu tố như: Khởi tạo lòng tin và sự tín nhiệm của thương hiệu, lôi kéo khách hàng phía đối thủ cạnh tranh, tạo ra nhu cầu và tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô lớn, hạn chế tối đa đối thủ cạnh tranh bằng cách loại bỏ ra khỏi thị trường.
2.2. Khi nào cần áp dụng định giá thâm nhập
Không phải trường hợp nào áp dụng định giá thâm nhập cũng đem lại hiệu quả, vì vậy các doanh nghiệp cần cân nhắc hợp lý khi sử dụng phương thức này. Định giá thâm nhập được sử dụng khi mà sản phẩm của mình có nhiều sự tương đồng so với những sản phẩm đã có sẵn bên ngoài thị trường tuy nhiên vẫn phù hợp với nhu cầu của đại chúng thì có thể áp dụng định giá thị trường theo phương án tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô lớn để kéo giãn giá sản phẩm.
2.3. Những mặt lợi/ hại khi sử dụng định giá thâm nhập
2.3.1. Lợi thế khi sử dụng định giá thâm nhập
Khi áp dụng định giá thâm nhập, khách hàng sẽ là đối tượng nhận phản ứng đầu tiên. Họ sẽ có thiện cảm với những sản phẩm giá rẻ, coi đó là một món hời trong quá trình mua sắm của mình. Nếu sản phẩm của bạn tốt chắc chắn họ sẽ quay trở lại sử dụng tiếp sản phẩm và giới thiệu thêm nhiều khách hàng cùng sử dụng sản phẩm của bạn.
Có được thiện cảm của khách hàng thì chắc chắn doanh nghiệp của bạn nhanh chóng được khách hàng tín nhiệm sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Dẫn đến khả năng có thể thống trị thị trường, khi tranh thủ những đối thủ cạnh tranh chưa kịp phản ứng chiến lược định giá của bạn, họ sẽ bị tụt hậu hoặc bị đánh bay ra khỏi thị trường đó.
Chiến lược định giá thâm nhập cho phép một doanh nghiệp có thể đạt được hiệu quả kinh tế nhằm tăng thêm quy mô và giảm chi phí liên quan đến biên vì đã tạo ra doanh số bán hàng cao và ổn định.
Cùng với đó, lợi ích của chiến dịch này mang lại khả năng luân chuyển và xoay vòng vốn khiến tỷ lệ luân chuyển hàng tồn kho tăng làm các đối tác trong chuỗi cung ứng hay các nhà bán lẻ, nhà phân phối hài lòng khi sử dụng.
2.3.2. Tác hại khi lạm dụng định giá thâm nhập
Khi quá lạm dụng hoặc áp dụng sai phương thức định giá thâm nhập sẽ gây nên những hệ quả tiêu cực tác động đến quá trình kinh doanh sản phẩm. Có thể nói đến hệ quả đầu tiên là sự thất vọng về giá của sản phẩm. Khi áp dụng chiến lược định giá thâm nhập, khách hàng đã quen với việc sử dụng mức giá này. Sau này, khi giá cả tăng lên một cách không phù hợp khách hàng có thể sẽ không sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó nữa.
Tuy nhiên, khi hạ giá quá thấp, doanh nghiệp sẽ thu hút được khách hàng mua khi giá thành thấp. Việc giảm giá có thể thu được hiệu quả doanh số trong hiện tại nhưng khó có thể lấy lòng của những khách hàng dài hạn. Bởi những đối thủ khác cũng có thể đưa ra sản phẩm có giá thành rẻ hơn sản phẩm của chúng ta hiện tại khiến khách hàng chuyển hướng không muốn sử dụng sản phẩm của mình mà chuyển sang sản phẩm khác với giá thành rẻ hơn.
Giá thành thấp cũng đồng nghĩa với việc giá trị thương hiệu thấp, sẽ gây nên những thiện cảm không tốt với đối tượng khách hàng hướng đến sản phẩm cao cấp hơn.
Định giá thâm nhập không phải là một chiến lược có thể thực thi dài hạn. Nó chỉ nên thực hiện theo hình thức chiến dịch kinh doanh ngắn hạn. Việc thực hiện định giá thâm nhập trong khoảng thời gian dài gây nên hao hụt vốn kinh ty, tạo nên nhiều rủi ro tài chính gây ảnh hưởng trực tiếp đến các sản phẩm khác và quy trình vận hành của một doanh nghiệp.
Xem thêm: Hé mở về khái niệm định giá hớt váng là gì và cách áp dụng cụ thể
3. Áp dụng định giá thâm nhập vào doanh nghiệp sao cho hiệu quả
3.1. Cách áp dụng định giá thâm nhập
Đối với mỗi doanh nghiệp, thâm nhập thị trường luôn luôn là một thách thách lớn. Việc sử dụng những chiến dịch định giá thâm nhập với mục đích cốt lõi là nhận được sự tán thành, công nhận của khách hàng với mức giá thấp.
Từ việc thu hút người sử dụng, tạo được thiện cảm của khách hàng so với những đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, việc khách hàng chỉ dựa vào giá thành sản phẩm để mua sẽ gây nên những hạn chế sau này chính vì vậy các doanh nghiệp khi áp dụng định giá thâm nhập cần phải nhanh chóng tạo nên thiện cảm phía người tiêu dùng, để đến khi trở về với giá trị đúng khách hàng vẫn sẵn sàng sử dụng sản phẩm của bạn.
3.2. Khi nào nên sử dụng định giá thâm nhập
Đó là khi doanh nghiệp của bạn phát triển sản phẩm trên quy mô lớn. Khi áp dụng định giá thâm nhập doanh nghiệp cần nhanh chóng tạo dựng niềm tin cho khách hàng, tạo nên một mối quan hệ vững chắc trước khi có quyết định tăng giá.
Hy vọng, bài viết trên đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin, khái niệm cơ bản về định giá thâm nhập là gì?. Hãy tiếp tục theo dõi các nội dung bổ ích khác trên work247.vn nhé!
333 0