Nhà đầu tư chiến lược là gì? Có nên chọn nhà đầu tư chiến lược?

Theo dõi work247 tại
Diệp Lạc tác giả work247.vn Tác giả: Diệp Lạc

Nhà đầu tư là một thuật ngữ rất quen thuộc đối với tất cả chúng ta những người quan tâm và có hiểu biết về lĩnh vực đầu tư. Thế nhưng bạn đã biết nhà đầu tư được phân loại thành nhiều mảng khác nhau chưa? Chúng ta có nhà đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư thứ cấp,... Trong bài viết dưới đây, work247.vn sẽ giới thiệu cho bạn về nhà đầu tư chiến lược là gì, nó khác thế nào so với các nhà đầu tư khác.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Nhà đầu tư chiến lược là gì

1.1. Khái niệm

Đầu tiên chúng ta cần hiểu về khái niệm “chiến lược đầu tư” là gì. Chiến lược đầu tư nói đơn giản là một hệ thống các kế hoạch, đường lối về mục tiêu và giải pháp đầu tư của doanh nghiệp. Dựa trên các lý thuyết kinh tế, dựa trên các khảo sát và các dự báo về thị trường, các doanh nghiệp sẽ đề xuất các chiến lược đầu tư độc đáo để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác ở trên thị trường.

Theo đó, khái niệm về nhà đầu tư chiến lược được quy định tại Khoản 17 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 như sau:

“Nhà đầu tư chiến lược là nhà đầu tư được Đại hội đồng cổ đông lựa chọn theo các tiêu chí về năng lực tài chính, trình độ công nghệ và có cam kết hợp tác với công ty trong thời gian ít nhất 03 năm.”

Nhà đầu tư chiến lược là gì
Nhà đầu tư chiến lược là gì

Một nhà đầu tư chiến lược chính là đối thủ cạnh tranh, là nhà cung cấp hoặc khách hàng của công ty, hoặc nhà đầu tư chiến lược chính là đơn vị cùng ngành với công ty mà nhà đầu tư đang có kế hoạch mua lại nhằm phục vụ cho các kế hoạch mở rộng và phát triển cho doanh nghiệp đó.

Xem thêm: Rủi ro tái đầu tư là gì? Những cách quản lý rủi ro tái đầu tư 

1.2. Phân tích về nhà đầu tư chiến lược

Như đã đề cập ở trên, một nhà đầu tư chiến lược chính là một đối thủ cạnh tranh trong cùng một lĩnh vực như công ty mục tiêu. Những nhà đầu tư chiến lược này thường ưa chuộng việc mua bán và sáp nhập vì sẽ mang lại nhiều giá trị hơn cho họ. 

Khi nhận thấy một công ty có tiềm năng khai thác và mở rộng, họ sẽ sẵn sàng tìm kiếm cơ hội đầu tư mạo hiểm để phát triển. Đầu tiên họ sẽ khảo sát thị trường tìm kiếm những công ty cùng ngành khác có tiềm năng, sau đó họ sẵn sàng thực hiện các biện pháp như mua lại, hợp nhất, sáp nhập nhằm tạo cơ hội thâm nhập sâu hơn vào lĩnh vực này, mở rộng thị trường kinh doanh và đa dạng hóa các kênh phân phối.

Đặc điểm nhà đầu tư chiến lược
Đặc điểm nhà đầu tư chiến lược

Để dễ hình dung về nhà đầu tư chiến lược, chúng ta xét ví dụ cụ thể về một công ty chuyên cung cấp về thực phẩm sạch trọng tâm về nông nghiệp như rau củ quả, thịt sạch,... Sau quá trình khảo sát thị trường và nhu cầu, tâm lý của người dùng hiện nay, mọi người có xu hướng ưu tiên những thực phẩm, nguyên liệu sạch có nguồn gốc xuất xứ và quy trình sản xuất uy tín, an toàn, các nhà sản xuất đã đề ra chiến lược phát triển thương hiệu của mình mạnh mẽ hơn nữa.

Theo đó, bước đầu trong kế hoạch phát triển đó là ông ta muốn mở rộng địa bàn hoạt động của mình. Nhận thấy tiềm năng của các công ty cùng ngành nhưng có phần sáng tạo hơn ví dụ như thực phẩm hữu cơ, hoặc muốn đa dạng các loại thực phẩm sạch khác ngoài nguyên liệu chưa qua chế biến như sữa tiệt trùng, ông ta đã tiến hành mua lại các công ty cùng ngành đó để phục vụ cho kế hoạch phát triển của mình. 

Bên cạnh đó, ông ta còn muốn đa dạng hóa các kênh phân phối bằng cách sáp nhập lại các công ty cùng ngành khác có địa bàn ở các miền của đất nước. Như vậy, ông ta đã phát triển công ty của mình trở thành một thương hiệu chuyên cung cấp thực phẩm sạch có chi nhánh trên toàn quốc. Nhà sản xuất này chính là một ví dụ điển hình về nhà đầu tư chiến lược.

Bằng cách mua lại hoặc sáp nhập các công ty cùng ngành, nhà đầu tư này đã giảm thiểu được các loại chi phí như chi phí cho phát triển nhà máy, văn phòng dư thừa, giảm bớt được số lượng nhân công không cần thiết mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp. 

Phân tích nhà đầu tư chiến lược
Phân tích nhà đầu tư chiến lược

2. Tại sao nên hợp tác với các nhà đầu tư chiến lược?

Chúng ta có nhà đầu tư tài chính là những người đầu tư chủ yếu thông qua hình thức mua bán chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) và các công cụ tài chính khác nhằm mục đích tăng thêm thu nhập từ các khoản tiền nhàn rỗi. Nhưng những nhà đầu tư tài chính này chủ yếu chỉ muốn tăng thu nhập chứ không mang lại giá trị gì cho công ty. Vì thế, các nhà đầu tư chiến lược thường được ưu thích hơn do các lý do sau đây:

2.1. Mang lại giá trị cao hơn 

Như đã đề cập, các nhà đầu tư chiến lược sẽ mua lại công ty trong lĩnh vực cùng ngành nhằm mở rộng hơn thị trường hoạt động. Khí đó, hai công ty sẽ cùng hợp lực phát triển sẽ thúc đẩy hoạt động hiệu quả hơn, lợi tức đầu tư cao hơn và làm tăng giá trị cho doanh nghiệp. Giá trị của doanh nghiệp tăng lên sẽ giúp ích rất nhiều trong việc xác định các lợi thế thương mại và lan tỏa thương hiệu công ty rộng rãi hơn.

2.2. Giao dịch thuận lợi hơn

Chính vì lý do sẽ làm tăng giá trị hay lợi thế thương mại cho doanh nghiệp, nên các nhà đầu tư chiến lược trước khi mua sẽ xem xét, tìm hiểu rất kỹ về công ty mà mình có ý định sẽ mua. Khi đã hiểu rõ về toàn bộ các thông tin cần thiết, nhà đầu tư chiến lược sẽ có thời gian quyết định ngắn hơn so với các nhà đầu tư khác.

Tại sao nên chọn nhà đầu tư chiến lược
Tại sao nên chọn nhà đầu tư chiến lược

Quá trình giao dịch vì thế diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn. Các nhà đầu tư chiến lược cũng sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn để mua lại công ty nhằm thúc đẩy quá trình giao dịch thuận lợi dĩ hòa vi quý cho cả bên mua và bên bán.

Xem thêm: Quỹ đầu tư ủy thác là gì? Làm sao để xây dựng quỹ đầu tư hiệu quả

2.3. Đem lại lợi ích cho các bên liên quan

Khác với nhà đầu tư tài chính thường chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận của nhà đầu tư lên hàng đầu, nhà đầu tư chiến lược sẽ hướng đến trung hòa lợi ích cho tất cả đối tượng liên quan đó là các cổ đông, các nhân viên và khách hàng của họ.

Cả bên mua và bên bán đều có thể cùng nhau phát triển công ty, giảm thiểu được các chi phí khi hợp tác, hỗ trợ nhau cùng phát triển, đem lại lợi nhuận cho công ty và vì thế nhân viên sẽ được đãi ngộ tốt hơn. Sự hợp tác này cũng sẽ cung cấp cho khách hàng các sản phẩm chất lượng hơn, đa dạng sản phẩm hơn, đáp ứng được mọi nhu cầu cần thiết của khách hàng. Điều này giúp gắn kết mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, tăng lượng khách hàng trung thành và tiếp cận lượng khách hàng mới.

Đem lại lợi ích cho tất cả các bên
Đem lại lợi ích cho tất cả các bên

2.4. Phát triển dài hạn

Đối với các nhà đầu tư tài chính thường có xu hướng sẽ không đầu tư vào cùng một công ty trong vòng nhiều năm, và vì mục đích của họ là lợi nhuận nên nếu xảy ra biến cố, họ có thể rút vốn hoặc bán chứng khoán đi bất kỳ lúc nào. Còn với nhà đầu tư chiến lược ưu tiên phát triển công ty một cách bền vững và lâu dài bởi mục đích của họ lớn lao hơn là lợi nhuận. Vì vậy hợp tác với nhà đầu tư chiến lược sẽ mang lại một thỏa thuận dài hạn hơn.

Bài viết trên work247.vn đã cung cấp cho bạn khái niệm về nhà đầu tư chiến lược là gì, phân tích về đặc điểm và giải đáp vì sao nên lựa chọn hợp tác với các nhà đầu tư chiến lược. Hy vọng bạn sẽ có cái nhìn chi tiết hơn về mọi khía cạnh trong lĩnh vực đầu tư này để đề ra các hướng đi cụ thể hơn trong tương lai.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem159 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT