Giáo dục phổ thông là gì? Những điều bạn có thể chưa biết

Tác giả: Lê Minh Phượng 06-07-2024

Ở bất kỳ quốc gia nào, con người cũng là nhân tố quan trọng nhất cần được quan tâm, đầu tư hàng đầu. Việc giáo dục cho con người là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng để hình thành tạo nên những cá nhân tốt có ích cho xã hội. giáo dục trở thành một công cụ đắc lực để "ươm mầm" hạt giống cho tương lai của đất nước. Ở mức cơ bản nhất, chương trình giáo dục phổ thông được phổ cập đến tất cả mọi người. Vậy, bạn có biết giáo dục phổ thông là gì?

Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về thông tin kiến thức quan trọng nhất vốn dĩ quen thuộc với mỗi người – giáo dục phổ thông – nền tảng giáo dục cơ bản nhất mà chúng ta đều sẽ được tiếp xúc trước tất cả các chương trình giáo dục khác.

Việc làm tuyển dụng

1. Giáo dục phổ thông là gì?

Ở Việt Nam, hệ thống giáo dục nói chung chia ra làm nhiều cấp học và các cấp trình độ khác nhau, phân thành 4 cấp gồm:

+ Giáo dục mầm non

+ Giáo dục phổ thông: gồm 2 cấp bậc trực thuộc là bậc tiểu học và bậc trung học cơ sở

+ Giáo dục hướng nghiệp – bậc trung học phổ thông.

Đi tìm đáp ấn cho câu hỏi giáo dục phổ thông là gì?

Thông qua sự phân chia cấp bậc rõ ràng như trên có thể thấy được rằng giáo dục phổ thông là thành phần quan trọng không thể thiếu trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nói về thành phần này, Luật giáo dục cũng đã đưa ra những nhận định rõ ràng tại Điều 6, Khoản số 2. Theo đó giáo dục phổ thông chính là nền tảng giáo dục gồm các cấp học: tiểu học, trung học cơ sở và có bao gồm cả trung học phổ thông.

 Điều 28 của Luật còn quy định rõ ràng từng cấp học trong chương trình giáo dục phổ thông. Các nội dung chính bao gồm:

- Giáo dục tiểu học: giai đoạn giáo dục được triển khai trong thời gian 5 năm, bao gồm các lớp 1, 2, 3, 4, 5. Tương đương với đó, độ tuổi học sinh bắt đầu bước vào lớp 1 sẽ là 6 tuổi và tính tăng dần lên sau mỗi lần lên lớp.

Xem thêm: Việc làm giáo viên tiếng anh lương cao

Giáo dục phổ thông là gì?

- Giáo dục trung học cơ sở: giai đoạn giáo dục được triển khai trong thời gian 4 năm học. Tiếp theo của bậc giáo dục tiểu học, tức là từ lớp 6 cho tới hết lớ 9. Để có thể bước vào cấp học này và trở thành học sinh lớp 6, người học trò cần đáp ứng điều kiện là đã hoàn thành chương trình học tập bậc tiểu học, và vượt qua chương trình thi sát hạch tổng kết lớp 5 và chương trình khảo sát chất lượng đầu vào lớp 6. Theo độ tuổi đúng tính đuổi theo các lớp học thì tuổi bắt đầu học lớp 6 sẽ là 11 tuổi.

- Giáo dục bậc trung học phổ thông sẽ nối tiếp chương trình giáo dục trung học cơ sở, tiến hành triển khai trong thời gian 3 năm, bao gồm lớp 10, 11, 12. Để bắt đầu cấp học này, người học cần đáp ứng đủ điều kiện đã hoàn thành nhiệm vụ tốt nghiệp bậc học trước đó và cũng là lúc các em đang ở độ tuổi 15 và kết thúc khi 18 tuổi nếu tiến trình học tập vẫn diễn ra bình thường, không bị học lại.

Bên cạnh đó, chức năng của bậc học này còn bổ trợ những kiến thức quan trọng kèm theo nhiệm vụ hướng nghiệp cho học sinh để có thể tham gia vào các kỳ thi quan trọng và tiến lên những cấp bậc học cao hơn, gắn liền với quá trình học nghề, đáp ứng những nguyện vọng về giấc mơ nghề nghiệp trong tương lai.

Tìm hiểu về thuật ngữ giáo dục phổ thông

Xem thêm: Việc làm giáo dục

2. Giáo dục phổ thông bao gồm những cơ sở đào tạo nào?

Dựa trên các cấp học được phân chia chi tiết trên đây, Bộ Giáo dục đã phân chia rất rõ các cơ sở giáo dục theo chương trình phổ thông bao gồm:

- Trường Tiểu học: gồm các lớp tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5

- Trường Trung học cơ sở: gồm các lớp học từ lớp 6 đến lớp 9

- Trường Trung học phổ thông: gồm các lớp từ 10 đến 12.

- Hệ trường phổ thông được cơ cấu giảng dạy nhiều cấp

- Trung tâm hướng nghiệp, kỹ thuật tổng hợp cũng thuộc cơ sở giáo dục phổ thông.

Giáo dục phổ thông bao gồm những cơ sở đào tạo nào?

cv xin việc đơn giản

3. Giáo dục phổ thông thực hiện phục vụ cho những mục tiêu tổng quát nào?

Chương trình giáo dục phổ thông được tổ chức xây dựng và thực thi nhằm làm cho các mục tiêu giáo dục được cụ thể hóa. Qua đó có giúp học sinh làm chủ kiến thức, chủ động vận dụng những điều đã học và làm bài tập cũng như ứng dụng trong thực tế tốt hơn; giúp học sinh phát triển nhiều kỹ năng trong cuộc sống qua việc vận dụng kiến thức đã học.

Sau tất cả những mục tiêu trên, mục tiêu to lớn nhất của chương trình giáo dục này đó là giúp cho các em học sinh định hướng nghề nghiệp đúng đắn, chọn nghề hiệu quả và phù hợp, đồng thời cũng biết cách xây dựng nhiều mối quan hệ xã hội tốt đẹp từ các kỹ năng các em được bổ túc trong quá trình học chương trình giáo dục phổ thông; trở thành một người có nhân cách, có cá tính riêng và hơn hết là có được một đời sống nội tâm phong phú.

Mỗi một cấp học sẽ xây dựng một mục tiêu đào tạo riêng, chủ đích đem lại cho người học kiến thức và kỹ năng nhất định nào đó. Và để biết nội dung "nhất định" đó là gì thì chúng ta sẽ khám phá tiếp nội dung dưới đây để sáng tỏ.

Mục tiêu tổng quát  của giáo dục phổ thông

Trước tiên, mục tiêu tổng quan của giáo dục bậc tiểu học đó chính là giúp cho những người học có thể hình thành, phát triển mọi tố chất thuộc về căn bản. Hơn bất cứ lúc nào, đây là giai đoạn được xác định là nền tảng, cần tập trung giúp cho cả tinh thần lẫn thể chất được hoàn thiện, cả năng lực và phẩm chất được trau đồi. Mọi định hướng ở giai đoạn này chủ yếu tập trung xây dựng giá trị của chính bản thân các em học sinh, nhận diện được giá trị gia đình, giá trị của cả cộng đồng xã hội. Người học cũng được yêu cầu và rèn giũa để xây dựng thói quen tốt, tạo tác phong nghiêm túc.

Tiếp theo, mục tiêu tổng quát cho chương trình giáo dục ở cấp Trung học sẽ được tiếp nối ở bậc tiểu học để giúp học sinh bước tiếp vào chu trình nâng cao và hoàn thiện năng lực, phẩm chất từ nền tảng đã xây dựng ở bậc học trước. Với quá trình nâng cao tiếp nối này, nhà trường sẽ giúp cho người học chủ động hơn trong việc điều chỉnh lại mọi yếu tố thuộc bản thân dựa chính vào các chuẩn mực xã hội.

 Bước tiếp sang mục tiêu ở cấp độ 3 – cấp trung học phổ thông, ở cấp này, người học sẽ phát huy những năng lực, kỹ năng, phẩm chất cần thiết. Chẳng những vậy, học sinh còn được đòi hỏi là phải biết tự giác, chủ động, sáng tạo trọng ý thức va trong mọi hành vi của mình. Giai đoạn này các em vừa phải tự ý thức vừa chủ động xây dựng nhân cách công dân cho chính mình. Tuy nhiên, có lẽ mục tiêu quan trọng nhất ở cấp học này đó chính là giúp các em học sinh cấp ba có khả năng tự hướng nghiệp, từ việc hiểu được sở thích và năng lực của chính mình mà chọn cho mình một nghề phù hợp.

Xem thêm: Việc làm giáo viên tiếng anh partime

4. Giáo dục phổ thông đòi hỏi đạt được những năng lực, phầm chất nào?

Sau khi đã có những tìm hiểu chi tiết, cụ thể về khái niệm giáo dục phổ thông là gì, các cơ sở đào tạo chương trình giáo dục phổ thông hay xác định rõ mục tiêu giáo dục phổ thông thì chúng ta có thể đúc kết được một cách sâu sắc những điều có thể đạt được trong chương trình giáo dục này.

Thứ nhất, giáo dục phổ thông sẽ giúp cho học sinh hình thành được những phẩm chất cơ bản sau đây: tình nhân ái, tinh thần yêu nước, đức tính trung thực, chăm chỉ và thái độ trách nhiệm cao với chính bản thân và xã hội.

Tiêu chuẩn trong giáo dục phổ thông

Thứ hai, chương trình này còn phát triển cho người học nhứng năng lực như sự tự chủ, khả năng giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, khả năng sáng tạo. Bên cạnh đó giáo dục phổ thông còn có thể phát hiện ra tài năng, năng khiếu bên trong con người và từ đó tạo điều kiện được bồi dưỡng để phát triển.

Đến đây, những giá trị ẩn đằng sau câu hỏi giáo dục phổ thông là gì đã được giải đáp. Với hiểu biết và tiến trình như vậy thì bản thân người học, người dạy hay các bậc cha mẹ học sinh đều có thể hình dung về hành trình học tập của học sinh một cách rõ ràng đến sâu sắc. Qua đó con người sẽ được định hướng nghề nghiệp tương lai một cách hiệu quả nhất để mỗi cá thể đều không phải là những mảnh ghép thừa thãi của xã hội.