[Góc hỏi và đáp] Hồ sơ xin việc có cần bảng điểm không?
Tác giả: Nguyễn Hà Linh 19-05-2024
Công cuộc tìm việc vẫn là một trong những hành trình khá phức tạp, gian nan với những ứng viên còn non trẻ. Cuộc cạnh tranh để tìm ra những nhân tài phù hợp đã khiến cho các nhà tuyển dụng dần trở nên “khó tính” hơn. Không thể đọc vị được những gì nhà tuyển dụng mong muốn, người tìm việc luôn cảm thấy chênh vênh trong con đường ứng tuyển của mình. Thắc mắc hồ sơ xin việc có cần bảng điểm không là một vấn đề minh chứng cho điều này.
Chúng ta vẫn thường nói những câu đùa kiểu như: “bằng tốt nghiệp chỉ để làm giấy lót chuột”,... Đa phần, chúng ta thường xem nhẹ công dụng và tính khả thi của những giấy tờ, bằng cấp nhận được sau suốt quá trình ngồi trên ghế nhà trường. Thị trường việc làm khó khăn, chủ yếu người lao động rơi vào thực trạng làm việc trái ngành, trái nghề đã vô hình chung hình thành nên một định kiến về những bằng cấp, chứng chỉ trên giấy. Thậm chí, chúng được cho rằng khá sáo rỗng, không còn tác dụng.
Bảng điểm 4 năm Đại học có thể được bạn “vứt” vào một góc nào đó và cho rằng chắc chẳng bao giờ chúng được dùng đến. Nhưng khi bắt đầu bước chân vào công cuộc chuẩn bị ứng tuyển, bạn phát hiện nhiều quan điểm trước đây chỉ là sự ngộ nhận cá nhân. Bạn thấy nhiều bộ hồ sơ xin việc có bao gồm cả bảng điểm, nhưng không ai xác nhận hoặc khẳng định cho bạn rằng: Hồ sơ xin việc có cần bảng điểm không? Việc thiếu hiểu biết về kỹ năng ứng tuyển cho thể khiến bạn gặp không ít khó khăn. Và trước khi trả lời câu hỏi trên, hãy để work247.vn giúp bạn liệt kê ra những thành phần cơ bản nhất trong một bộ hồ sơ xin việc nhé!
1. Cần nắm vững thành phần cơ bản cần có trong hồ sơ xin việc
Mặc dù phương thức tuyển dụng hiện đại giúp các ứng viên dễ dàng hơn trong công tác tiếp cận nhà tuyển dụng. Nhưng trên thực tế, hồ sơ xin việc vẫn là một trong những loại thủ tục mang tính bắt buộc mà bất cứ cá nhân nào cũng phải cần chuẩn bị. Đặc biệt khi đã được nhận vào vòng phỏng vấn, bạn cần in các loại giấy tờ, bằng cấp ra bản cứng để cho vào bộ hồ sơ xin việc giấy truyền thống. Chúng giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt và khai thác thông tin về ứng viên một cách nhanh chóng hơn.
Mặc dù, từ trước đến nay không tồn tại một công thức hay một quy định bắt buộc nào về những thành phần cần xuất hiện trong bộ hồ sơ xin việc. Tuy nhiên, những thành phần quen thuộc nhất và về cơ bản thể hiện mong muốn được nhìn thấy của nhà tuyển dụng nhất là những loại thành phần sau: CV xin việc, Sơ yếu lý lịch, Đơn xin việc, Giấy khám sức khỏe, Bằng cấp và chứng chỉ, Ảnh thẻ chân dung, Bản sao sổ hộ khẩu, Bản sao giấy khai sinh, Bản sao CMND hoặc CCCD có chứng thực.
Đó là những thành phần trong hồ sơ xin việc cực kỳ quen thuộc với các nhà tuyển dụng. Nhưng thực tế cho thấy hệ thống thành phần hồ sơ xin việc không đề cập đến bảng điểm. Vậy rốt cuộc hồ sơ xin việc có cần bảng điểm không?
2. Giải đáp: Hồ sơ xin việc có cần bảng điểm không?
Mặc dù không phải là yếu tố bắt buộc, nhưng yếu tố cần chính là yếu tố gắn liền với bảng điểm. Tại sao ư? Cùng nghe một vài chia sẻ của các chuyên gia work247.vn để hiểu rõ hơn nhé.
Dường như tâm lý của người chuẩn bị hồ sơ xin việc ai cũng mong muốn có thật nhiều giấy tờ liên quan để bổ sung vào cho đầy đủ. Mặc dù vậy, cũng vì lý do này, nhiều ứng viên không ngại cho vào hàng loạt các thành phần không liên quan lắm đến yêu cầu của nhà tuyển dụng. Do đó, thắc mắc về giấy này, bằng kia, chứng chỉ nọ có nên đưa vào hồ sơ xin việc hay không là một vấn đề vẫn chưa có hồi kết.
Đôi khi, một vài ứng viên cho rằng bảng điểm là thành phần chúng ta có thể chủ động và tự quyết xem cho nên cho vào hồ sơ xin việc hay không. Cũng có ứng viên cho rằng nếu không có yêu cầu trực tiếp từ nhà tuyển dụng, đừng nên bổ sung bảng điểm làm gì. Work247.vn thấy rằng phần đa ứng viên đều hoang mang giữa hai trường phái này, không biết lựa chọn cái nào cho phải. Trong phần liệt kê các thành phần cơ bản, hay đồng nghĩa với thành phần bắt buộc cần có trong hồ sơ xin việc, bảng điểm không được nêu tên. Nên có thể kết luận, việc đưa hay không đưa giấy tờ này vào hồ sơ xin việc là quyền của mỗi người tìm việc. Ngoại trừ, ứng viên cần bao gồm bảng điểm khi có yêu cầu quy định hồ sơ xin việc trực tiếp từ nhà tuyển dụng nhé.
Bảng điểm cũng là một văn bản chứng minh và thể hiện được những giá trị cũng như thành tích mà ứng viên đạt được trong suốt quá trình học tập. Không sai khi nói rằng, bảng điểm có thể trở thành một chiếc “phao cứu sinh” với những ứng viên ứng tuyển vào các công ty “ưa thành tích”. Chắc chắn chúng sẽ trở thành một điểm cộng của bạn.
3. Khi nào thì nên bổ sung bảng điểm vào hồ sơ xin việc?
Về cơ bản, xét về thời điểm nên hay không nên đưa bảng điểm vào hồ sơ xin việc, có hai yếu tố cần cân nhắc như sau:
- Thứ nhất, khi bảng điểm là một thành phần bắt buộc đã được quy định về hồ sơ xin việc trong tin tuyển dụng của công ty bạn muốn ứng tuyển. Hiện nay, có khá nhiều doanh nghiệp mong muốn được nhìn thấy bảng điểm của ứng viên, đặc biệt là những công việc yêu cầu về trình độ và bằng cấp. Thông qua bảng điểm được cung cấp, họ sẽ dễ dàng theo dõi và nhìn nhận được quá trình phấn đấu cũng như học tập rèn luyện của từng ứng viên. Trong trường hợp này, nếu như hồ sơ xin việc của bạn thiếu bảng điểm, nghĩa là bạn đã không tuân thủ quy định của nhà tuyển dụng trong quá trình ứng tuyển. Và đó có thể là một điểm trừ lớn dành cho bạn.
- Thứ hai, khi sở hữu một bảng điểm sáng: Thật tuyệt vời nếu bạn sở hữu một bảng điểm mà trong đó, tất cả các môn học đều có thành tích và kết quả thi tốt. Điểm trung bình cuối các năm học và điểm tốt nghiệp cao. Lúc này, bảng điểm như là một minh chứng cho những kê khai về trình độ học vấn của bạn là sự thực. Nhà tuyển dụng vừa có cơ sở để đánh giá bạn là một ứng viên trung thực, vừa có thể đánh giá bạn là một ứng viên tiềm năng.
4. Bảng điểm không đẹp và cách không làm nhà tuyển dụng thất vọng
Hồ sơ xin việc có cần bảng điểm không? Có hoặc không! Nhưng nếu cần, vậy với những ứng viên không may mắn sở hữu một bảng điểm đẹp, mọi thứ có còn được cứu vãn? Đó cũng chính là một chủ đề chúng ta cần đưa ra mổ xẻ để xem xét.
Trên thực tế, bảng điểm không phải là tất cả. Một ứng viên có bảng điểm không đẹp không đồng nghĩa với việc họ sẽ bị nhà tuyển dụng loại ngay lập tức. Với những sinh viên mới ra trường, dường như nhà tuyển dụng không có một cơ sở nào để đánh giá tiềm năng của họ. Thì lúc đó, bảng điểm mới bắt đầu phát huy tác dụng. Nhưng ngược lại, với những ứng viên đã có kinh nghiệm, hoặc sở hữu những giá trị hấp dẫn và thu hút khác, bảng điểm chỉ là một yếu tố phụ để bổ trợ cho những khía cạnh khác mà thôi.
Hơn nữa, thực tế cho thấy điểm số trong các môi trường giáo dục khó có thể nào đánh giá được thực lực và kiến thức thực sự của từng ứng viên. Nếu dựa dẫm quá nhiều vào việc phán xét bảng điểm, nhà tuyển dụng sẽ được xem là máy móc và không tinh tế. Một ứng viên mới ra trường không có bảng điểm đẹp, hoàn toàn có thể minh chứng năng lực của mình qua những khía cạnh khác, hoặc đơn giản chỉ cần thái độ. Và cuối cùng, nếu sở hữu một bộ hồ sơ xin việc có bảng điểm không đẹp, hãy vẫn cứ tự tin nếu bạn áp dụng được những tuyệt chiêu sau đây:
4.1. Đừng bao giờ nói dối
Nói dối là một trong những điều tối kỵ nhất trong ứng tuyển xin việc làm. Cho dù bạn không phải là một ứng viên có thành tích khủng, điều đó không nói lên được gì, và thậm chí bạn không đứng một mình, còn rất nhiều ứng viên ngoài kia cũng đang trong tình trạng như bạn.
Thật tồi tệ nếu bạn thể hiện “thái quá”, tự tay vứt đi cơ hội nghề nghiệp của bản thân chỉ vì nhà tuyển dụng yêu cầu cần bổ sung bảng điểm trong hồ sơ xin việc. Không có một bảng điểm đẹp, chắc chắn bạn vẫn còn những lợi thế khác, điểm mạnh về thái độ, sự hiểu biết trong lĩnh vực đang ứng tuyển,... Hay đơn giản, sự thành thực của bạn có thể chính là một điểm cộng mà bạn không thể ngờ tới.
4.2. Biết lượng sức mình
Lượng sức mình là một trong những điều mà những ứng viên chưa có kinh nghiệm, mới ra trường nên nằm lòng và ghi nhớ. Mặc dù bảng điểm không đẹp không quyết định sự phù hợp của bạn giữa quy mô của các công ty hay độ HOT của các công việc. Nhưng chắc chắn, khi có một bảng điểm không đẹp, kết hợp với biết mình biết ta, tự lượng được sức sẽ giúp bạn chắc phần thắng hơn ở những công việc và công ty phù hợp hơn.
Mục tiêu của bạn có thể không chỉ dừng lại ở đó. Bằng cách tham gia làm việc, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm. Bạn vẫn có thể nhanh chóng chinh phục các giới hạn của bản thân mình.
4.3. Bảng điểm không đẹp không có nghĩa bạn không còn cơ hội
Cuối cùng, nếu có cơ hội được mời đến phỏng vấn, bạn có thể minh chứng cho việc bảng điểm không đẹp không có nghĩa là giá trị của bạn bị hạ thấp đi. Tuy nhiên hãy cố gắng cho nhà tuyển dụng ngầm thấy được chuyên môn và kiến thức của bạn qua sự chuẩn bị kỹ lưỡng, kết hợp với thái độ cảm kích và chân thành khi họ đã không màng đến một bảng điểm trung bình để chấp nhận bạn nhé.
Sau khi đã biết hồ sơ xin việc có cần bảng điểm không, work247.vn hy vọng rằng mỗi ứng viên sẽ có phương thức riêng của mình trong việc áp dụng bảng điểm vào công cuộc chinh phục sự nghiệp như ý!