Viết hồ sơ xin việc ngân hàng ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng
Tác giả: Nguyễn Thanh Hằng 18-05-2024
Bạn đang muốn xin việc tại ngân hàng nhưng bạn còn đang băn khoăn chưa biết viết hồ sơ xin việc ngân hàng như nào cho chính xác, chưa biết cần chuẩn bị những giấy tờ gì. Bộ hồ sơ chính là vũ khí quan trọng giúp bạn có được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Qua bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách tạo ra thứ “vũ khí” lợi hại đó nhé.
1. Hồ sơ xin việc ngân hàng yêu cầu những gì?
1.1. Sơ yếu lý lịch
Đây là một trong những giấy tờ bắt buộc có trong bất kỳ một bộ CV hồ sơ xin việc nào. mẫu viết sơ yếu lý lịch này chúng ta thường có sẵn trong bộ hồ sơ xin việc khi chúng ta mua ở ngoài. Những thông tin chúng ta cần lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch đó là:
- Thông tin cá nhân
- Mục tiêu cá nhân: ngắn hạn, dài hạn
- Kỹ năng
- Sở thích
- Trình độ học vấn
- Kinh nghiệm
- Hoạt động
- Các giải thưởng và chứng chỉ đạt được…
Thông tin cá nhân và mục tiêu nghề nghiệp được xem là hai phần quan trọng nhất trong phần giới thiệu về bản thân. Để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng chúng ta cần viết phần này thật ngắn gọn, súc tích tránh lối viết lan man kể chuyện dài dòng. Đặc biệt ở đây nhà tuyển dụng, ban lãnh đạo sẽ dựa trên cách viết của bạn về mục tiêu nghề nghiệp mà đưa ra những đánh giá về con người bạn ra sao liệu có phù hợp với tính chất công việc không. Hãy thật cẩn thận và chú ý nhé!
Khi viết mục tiêu bạn cần đảm bảo 3 yêu cầu sau:
- Có mục tiêu cả trong ngắn hạn và cả dài hạn
- Rõ ràng, ngắn gọn, xúc tích, cụ thể;
- Biết nhấn mạnh vào yếu tố tính chất vị trí mà họ đang tuyển dụng
Chỉ cần thông qua phần mục tiêu này nhà tuyển dụng sẽ đánh giá xem rằng bạn có phải là người có mục tiêu, có định hướng hay không.
Sau khi đã hiểu nắm được một phần các thông tin về bạn thì phần kinh nghiệm được chú trọng nhiều nhất:
Kinh nghiệm làm việc ở đây là quá trình bạn đi làm những công việc có liên quan đến ngân hàng, hay những công việc có tính chất bổ trợ cho vị trí mà bạn ứng tuyển cần có.
Đây cũng có thể là quá trình bạn tham gia hoạt động ở đoàn hay ở trường,.. đối với những bạn sinh viên mới ra trường kinh nghiệm còn chưa có nhiều.
Nhưng nói chung điều bạn cần nắm được, cần lưu ý khi viết về kinh nghiệm của mình đó là:
Đây là phần mà dễ ghi điểm nhất trong mắt nhà tuyển dụng Vì thế hãy trang bị, đừng quên thêm vào CV mình để khiến nó trở nên phong phú hơn.
Điều đặc biệt là trong phần kinh nghiệm này bạn cần thể hiện khả năng của bạn thông qua:
Khả năng ứng phó và thích nghi nhanh với công việc: đây là điều mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng yêu cầu ở ứng viên của mình, nhưng không có nghĩa bạn sẽ bê y nguyên phong cách, sự cứng nhắc mà bên nơi làm việc cũ vào chỗ của họ. dù là tuyển dụng vị trí nào đi chăng nữa thì những ứng viên nhanh nhạy, dễ dàng thích nghi với công việc. Chính vì vậy việc bạn đưa những hoạt động cho thấy bạn là người năng động vào trong CV là một điều cần thiết .
Có những con số, số liệu cụ thể: đặc tính của ngành ngân hàng là sự tỉ mỉ và chi tiết. cũng theo đó mà những con số càng cụ thể bao nhiêu thì việc đánh giá cái nhìn của bạn càng rõ nét hơn bấy nhiêu trong mắt lãnh đạo. Việc chỉ ra được năng lực con số ra sao, sẽ càng khiến bạn nổi bật hơn so với những ứng viên khác. Những con số bạn nên nêu ra như là: điểm số các môn học chuyên ngành liên quan đến chuyên ngành ngân hàng, những khoản tiền học bổng bạn đạt được,…
Xem thêm: Những câu hỏi phỏng vấn ngân hàng kèm gợi ý trả lời hay nhất
1.2. Đơn xin việc
Đơn xin việc bạn sẽ được cung cấp ngay trong bộ hồ sơ xin việc, vì thế mà bạn chỉ cần điền đầy đủ thông tin theo mẫu. trong mẫu đơn đó được chia làm 3 phần:
Phần 1: phần mở đầu
Phần 2: phần nội dung: ở đây bạn cũng điền đầy đủ và chính xác thông tin cá nhân của mình
Phần 3: phần kết: ở phần này bạn cần chỉ ra lời hứa, lời cam đoan với những thông tin trên bạn vừa cung cấp. sau đó ở cuối trang bạn cần ký và ghi rõ họ tên cũng như ngày tháng năm mà bạn viết đơn nữa.
Đây là bố cục một đơn xin việc nói chung cần có và ngân hàng nói riêng yêu cầu. Hãy tìm hiểu thật kỹ những điều cần viết trong này để đảm bảo đầy đủ quyền lợi của bạn.
1.3. Giấy xác nhận nhân sự, giấy khám sức khỏe, giấy khai sinh
Ngoài những giấy tờ về thông tin cá nhân thì bạn cũng cần chuẩn bị cho mình những có liên quan. Những giấy tờ này có thể dùng bản photo hoặc công chứng đều được – tùy từng nơi yêu cầu ra sao.
Một điều đặc biệt lưu ý đó là bạn cần tuân thủ đầy đủ nguyên tắc viết theo đúng như yêu cầu cần cho một văn bản hành chính, không được tự ý viết theo phong cách tự do.
1.4. Ảnh chân dung
4 ảnh 3x4 hoặc 4x6
Với ảnh thẻ chân dung này yêu cầu bạn chụp gần nhất trong 6 tháng trở lại đây, cần ảnh 3x4 hay 4x6 tùy thuộc theo yêu cầu của nhà tuyển dụng để làm hồ sơ.
1.5. Giấy tờ chứng minh đã có kinh nghiệm
Với một số ngân hàng yêu cầu đòi hỏi khắt khe sẽ yêu cầu bạn có giấy tờ chứng minh rằng đã từng đi làm ở đây bằng: hợp đồng lao động (thử việc hoặc chính thức), hay Quyết định tuyển dụng của đơn vị cũ…
Chính vì vậy nếu như bạn có ý định viết khống kinh nghiệm làm việc thì cũng nên lưu tâm để tránh mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng nếu như bị phát hiện ra.
1.6. Các văn bằng chứng chỉ có liên quan
Với hầu hết vị trí của ngân hàng thì đều yêu cầu bạn có các chứng chỉ kỹ năng mềm liên quan như chứng chỉ tiếng Anh, chứng chỉ tin học, chứng chỉ chuyên môn,… tùy theo từng nơi mà bạn sẽ cung cấp bản gốc hay bản photo công chứng.
Xem thêm: Tuyển dụng Ngân Hàng
2. Một vài lưu ý khi viết hồ sơ xin việc ngành ngân hàng
Hồ sơ chính là cách ra mắt đầu tiên với ban lãnh đạo với nhà tuyển dụng, vì thế hãy tân trang thật đẹp cho bộ hồ sơ nhé. Để làm được điều này cẩn thận, trung thực và tuân thủ những yêu cầu quy tắc khi viết đơn nhé:
Với đơn xin việc:
Trình bày một cách vắn tắt, đầy đủ thông tin, sao cho dễ hiểu chiếm được thiện cảm với nhà tuyển dụng.
Trình bày theo đúng bố cục, yêu cầu của một văn bản hành chính: có 3 phần: mở đầu, thân bài và kết đơn. Và chú ý là bạn không được đảo lộn vị trí của 3 phần này.
Sau khi viết xong cần kiểm tra xem có mắc lỗi chính tả hay mắc lỗi về form không. Bởi nếu như bạn mắc 1 lỗi nhỏ thôi cũng gây mất điểm, cũng làm cho nhà tuyển dụng cảm thấy bạn là một người thiếu chuyên nghiệp không cẩn thận trong công việc.
Về giấy tờ chứng chỉ
Bạn nên chuẩn bị những bản photo công chứng riêng, sẵn trước đó để khi có yêu cầu của ban lãnh đạo bạn sẽ chuẩn bị được luôn mà không tốn thời gian đi chạy vạy.
Cần trung thực trong việc làm hồ sơ bởi bạn là người viết ra bộ hồ sơ này vì thế mọi trách nhiệm về nó bạn sẽ đứng ra chịu. nếu như trong cuộc phỏng vấn nhà tuyển dụng có hỏi đến những thông tin đó. Nếu như không trả lời được thì khả năng rủi ro có thể đến với bạn, thậm chí là bị đánh trượt. vì vậy hãy chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ thật kỹ lưỡng, chính xác và đẹp mắt nhất nhé.
Xem thêm: Kinh nghiệm phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng cực hiệu quả
3. Một số yêu cầu trong ngành ngân hàng
Tùy theo từng vị trí mà ngân hàng có những yêu cầu riêng, nhưng nhìn chung để có khả năng được làm việc tại đây thì bạn cần đáp ứng một số yêu cầu sau:
3.1. Yêu cầu về kỹ năng
Có kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết phục khách hàng tốt
Có kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng, chăm sóc khách hàng là một lợi thế
biết cách tạo lập mối quan hệ;
Ngoại hình khá. Nam cao từ 1m70 trở lên, nữ cao từ 1m60.
Kỹ năng chăm sóc khách hàng, kỹ năng bán hàng tốt
Kỹ năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ
Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện
Kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, thuyết trình/đàm phán tốt.
Và trước khi ứng tuyển vào ngân hàng bạn cần tìm hiểu thêm về ngân hàng và một số vị trí liên quan.
3.2. Một vài thông tin về các vị trí thường xuyên tuyển dụng
Và dưới đây bài viết sẽ giới thiệu cho bạn một vài vị trí thường xuyên có nhu cầu tuyển dụng cho bạn:
3.2.1. Vị trí giao dịch viên
Đây là công việc có sự lựa chọn hàng đầu nếu như bạn đang chưa có kinh nghiệm nhiều chuyên sâu trong ngành ngân hàng. Với vị trí công việc này bạn cần trang bị cho mình không chỉ những kiến thức chuyên môn cần có ngoài ra bạn cũng cần tìm hiểu nắm bắt được nhu cầu của khách để từ đó có được sư tư vấn chính xác phù hợp với cả tâm lý khách hàng lẫn sản phẩm đang cung cấp của ngân hàng,… ngoài công việc tư vấn này bạn còn có thể thực hiện cùng lúc những nghiệp vụ liên quan như thủ quỹ, kế toán dịch vụ,…
3.2.2. Vị trí nhân viên tư vấn dịch vụ khách hàng
Với vị trí này công việc chính của bạn sẽ như một người tư vấn chăm sóc khách hàng thực hiện các công việc hỗ trợ yêu cầu khách hàng. Bạn chính là cầu nối giúp họ thực hiện mong muốn mở thẻ, mở tài khoản ngân hàng đồng thời thực hiện những việc mà họ yêu cầu đề nghị như sửa đổi thông tin tài khoản, hay hoàn tất thủ tục giấy tờ cho những dịch vụ khác. Nói tóm lại công việc chính của bạn vẫn sẽ là đảm nhiệm nhiệm vụ giải đáp thắc mắc cho khách hàng về mọi sản phẩm cũng như dịch vụ của ngân hàng bạn.
3.2.3. Vị trí nhân viên hỗ trợ tín dụng
Đây được xem là một vị trí cực kỳ quan trọng và có mức ảnh hưởng cũng như rủi ro trong ngân hàng. Với nhiều ngân hàng lớn thì vị trí này có ở cả chi nhánh ngân hàng mình lẫn Hội sở - điều này cho thấy mức quan trọng và ảnh hưởng của ngành không hề nhỏ. Nhân viên hỗ trợ tín dụng hay chuyên viên quản lý tín dụng; hỗ trợ tín dụng/ kinh doanh; Chuyên viên/nhân viên kiểm soát giải ngân; Chuyên viên quản lý chứng từ...tùy theo ngân hàng mà sẽ có những tên gọi khác nhau. Với công việc đòi hỏi ở người làm nhiều hơn vị trí tư vấn cũng như giao dịch như kiến thức về nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ hạch toán kế toán, nghiệp vụ về một số luật cơ bản có liên quan…
Ngoài những công việc phổ biến như trên bạn cũng có thể tham khảo thêm một vài vị trí như là: nhân viên kế toán, nhân viên thanh toán quốc tế, nhân viên quản lý tín dụng… nói chung công việc trong ngàng ngân hàng khá là đa dạng vì thế mà hãy tự tin học tập và dựa trên mong muốn sở thích của bạn để có thể lựa chọn một công việc phù hợp.
Và bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức cũng như thông tin cần thiết cho một Hồ sơ xin việc ngân hàng. Qua bài viết này hy vọng rằng bạn đã đưa đến bạn những tips có ích nhất cho việc ứng tuyển ngân hàng. Chúc bạn có những trải nghiệm thú vị với công việc này.