Giải đáp hộp kĩ thuật trong nhà là gì? Mách bạn cách bảo vệ hộp kĩ thuật trong nhà
Tác giả: Hằng Lê 27-03-2024
Hộp kĩ thuật trong nhà là một trong những chi tiết quan trọng của mỗi gia đình. Trong quá trình thi công, bên xây dựng sẽ thiết đặt một chiếc hộp để chứa hệ thống về kĩ thuật nào đó trong nhà. Mà ở đây chính là hệ thống đường nước và đường điện.
1. Hộp kĩ thuật là gì?
1.1. Khái niệm
Hộp kĩ thuật trong nhà là gì
Như đã nói ở trên, hộp kĩ thuật trong nhà là chiếc hộp được bố trí trong quá trình thi công nhà ở để chứa toàn bộ hệ thống về đường nước hoặc đường điện. Mục đích của chiếc hộp kĩ thuật trong nhà là để bảo quan cũng như sắp xếp gọn gàng giúp quá trình sử dụng cũng như sửa chữa điện nước trong nhà trở nên tiện lợi hơn. Sự an toàn của hệ thống điện nước trong căn nhà phải được ưu tiên tuyệt đối, sau đó là giá thành rẻ, mỹ quan, sự đơn giản và tính tiện nghi. Khi thi công nhà ở ở Việt Nam, hộp kĩ thuật trong nhà thường được xây ốp bằng tường gạch hoặc được sắp xếp gọn gàng trong một chiếc hộp bằng kim loại với đường nước và bằng nhựa đối với đường điện và để ốp sát vào tường hoặc góc nhà.
1.2. Vị trí lắp đặt của hộp kĩ thuật
Vì mục đích lắp đặt của hộp kĩ thuật là tính tiện lợi, gọn gàng cho nên thường nó được lắp đặt ở những nơi khuất tầm nhìn, gần với những nơi tập trung nhiều các thiết cần tiêu hao điện năng và thủy năng. Đặc biệt đối với đường nước, hộp kĩ thuật hay đặt ở sau nhà vệ sinh. Bởi thiết kế nhà ở Việt Nam đa phần thường để máy giặt, khu bếp, nhà vệ sinh gần kề nhau cho nên vị trí phổ thông của hộp kĩ thuật đường nước luôn được đặt ở vị trí đó. Tuy nhiên vì thế cũng có một khuyết điêm đó là những vị trí này thường rất dễ bị rò rỉ đường ống nước.
Tương tụ như vậy, hộp kĩ thuật điện cũng được áp sát trên tường và quan trọng nhất là tránh xa tầm với của trẻ con mà giữ cho chúng luôn đươc bảo đảm an toàn.
2. Những vấn đề hay gặp phải với hộp kĩ thuật trong nhà
Như đã nói ở trên bởi vị trí của hộp kĩ thuật nên thường có một trục trắc lớn nhất đó là bị hở. Khi hộp kĩ thuật bị hở sẽ dẫn đến đường nước bị dò rỉ sẽ khiến nhà ở bị ẩm. Điều nay gây hậu quả rất lớn đến mỹ quan cũng như điều kiện sống của gia đình.
Thứ hai là tình trạng ngạt khói khi có hỏa hoạn. Hộp kĩ thuật trong nhà, đặc biệt là hộp kĩ thuật điện khi bị hở sẽ dễ bị cháy. Nếu không biết cách xử lý kịp thời, lửa sẽ làm chập đường điện ở hộp kĩ thuật gây ra hỏa hoạn, cháy nổ. Khi đó lửa có thể lan theo đường điện và bén với các đồ vật trong nhà. Khói từ đó cũng sẽ nhanh chóng bốc lên gây ra tình trạng ngạt khói trong nhà.
Thứ ba đó là tình trạng bị bốc mùi ở nhà WC. Nguyên nhân chính là do hộp kĩ thuật thường được lắp đặt cùng ống thông hơi. Điều nay dẫn đến việc khi bị hở hộp kĩ thuật nước, mùi hôi thối sẽ bốc ra khắp nhà vệ sinh và lan ra lân cận khu vực xung quanh.
Thứ tư, tình trạng trục trặc dễ gặp phải nhất với các hộp kĩ thuật đó là hiện tượng mối. Hộp kĩ thuật là môi trường lí tưởng để mối làm tổ bởi những kẽ hở cũng như điều kiện ẩm ướt. Mối sẽ ăn mòn nhưng vật liệu trong nhà cũng như gây nguy hại đến sức khỏe của con người.
Những vấn đề gặp phải của hộp kĩ thuật trong nhà
3. Những lưu ý trong quá trình lặp đặt
3.1. Với hộp kĩ thuật điện
Để hạn chế các vấn đề trục trặc trong quá trình sử dụng hộp kĩ thuật trong nhà, bạn cần nắm được một số lưu ý sau:
- Cần bố trí đường điện riêng cho các thiết bị sử dụng nhiều điện năng như bình nóng lạnh, điều hòa, máy bơm, hệ thống đèn, ổ điện.
- Đặt đường dây cấp điện dọc cầu thang hoặc đặt trong hộp kỹ thuật trong nhà ở, tuyệt đối không đặt trong các phòng.
- Cho dây điện vào các ông cách điện khi dẫn nguồn điện đi ẩn xong móng, tường, sàn nhà. Và đặt ngầm phải đặt dốc xuống để dễ thoát nước, không bị ứ đong nước.
- Không được đặt đường dây điện cũng như hộp kĩ thuật trong nhà vào những bị trí tường mà dễ bị khoan đục hoặc có đinh vì có thể gây ra chập điện, giật.
- Tránh đặt đường dân điện vào ống thông hơi với mục đích dẫn điện lên mái nhà.
- Tối giản để các đường điện giao nhau nếu có thể sử dụng các khác
- Khoảng cách an toàn giữa ô cắm điện và sàn nhà là hơn 1,5m. Hoặc có thể để cao hơn mặt nên 0,4m nếu ổ cắm điện được đặt trong hốc tường. Khoảng cách an toàn giữa ổ cắm điện và các bộ phận kim loại có tiếp xúc với đất (ống dẫn nước, chậu lửa,…) là 0,5 m.
- Khoảng cách an toàn để đặt công tắc điện nhà tắm là cao hơn 1,50m so với mặt đất. Không nên đặt công tắc điện trong phòng tắm, chỗ giặt rửa, nhà vệ sinh,…
- Phải đặt thiết bị bảo vệ và thiết bị điều khiển chung của cả nhà hoặc từng tầng nhà. Khi dùng cầu chì để bảo vệ mạng điện, thì nên đặt cầu chì tại: Các pha bình thường không nối với đất; Dây trung tính của mạng hai dây điện.
- Cấm đặt cầu chì tại dây trung tính của: Mạng ba pha gồm bốn dây; Mạng hai pha có một dây trung tính.
- Nên đặt các bảng phân phối điện và thiết bị bảo vệ ở vị trí tiện sử dụng.
3.2. Với hộp kĩ thuật nước
Lưu ý khi lắp hộp kĩ thuật trong nhà
3.2.1. Thiết kế hệ thống cấp nước
- Tiết kiệm tối đa chiều dài của các đường ống đến các thiết bị dùng nước.
- Các đường ống trong hộp kĩ thuật nên đặt thẳng đứng, ống phải có chất lượng tốt, các mối nối phải khít.
- Sắp xếp gọn gàng để tiện lợi khi sử dụng, quản lý và sửa chữa định kì.
- Chỉ để tối đa 5 thiết bị dùng nước ở mỗi đường nhánh của ống
- Nên dự trữ nước bằng bể chìm và bơm lên bể trên cao để dùng thuận tiện và đẩy được các chất khử trùng ra.
- Làm riêng đường ống để bơm nước lên bể chứa cao với đường ống cấp nước đến các thiết bị trong nhà
3.3.3. Thiết kế hệ thống thoát nước
- Đường kính ống thoát nước to
- Đặt 2 loại đường ống thoát nước: thoát nước nhà vệ sinh và thoát nước sinh hoạt khác. Loại thoát nước nhà vệ sinh dẫn vào bể tự hoại; loại thoát nước thông thường dẫn trực tiếp ra hệ thống thoát nước công cộng. Không nên để chung 2 loại này vì xà phòng từ các nước thải sinh hoạt khác sẽ hạn chế khả năng tự hoại khiến bồn cầu bị tắc đầy ứ.
- Các ống nước nằm ngang phải có độ dốc lớn hơn 3,5%. Đặt các ống nằm ngang mà đi qua móng nhà lên trên hoặc dưới mực nước ngầm.
- Sử dụng đường ống có chất lượng tốt để kéo dài thời gian sử dụng
4. Cơ hội trở thành kĩ sư điện nước
Cơ hội làm việc với ngành điện nước
Với những kiến thức xung quanh hộp kĩ thuật trong nhà là gì, bạn đã có thêm hành trang trên con đường để trở thành những kĩ sư điện nước.
Ngày nay với sự phát triển không ngừng nghỉ của các khu nhà chung cư cũng như nhà ở hiện đại, việc lắp đặt điện nước trở nên vô cùng quan trọng trong thi công nhà ở. Chính điều này đã đòi hỏi kĩ thuật cũng như sự cẩn thận chỉn chu của người làm điện nước. Không chỉ là kinh nghiệm làm việc, mà các kĩ sư điện nước cũng cần có sự am hiểu sâu rộng về, sáng tạo, cẩn thận trong khi làm việc, đặc biệt là sự chú ý quan sát đến các chi tiết như hộp kĩ thuật trong nhà, …
Bởi sự đòi hỏi cao ấy nên đã khiến thị trường lao động trong lĩnh vực điện nước trở nên biến động. Ngành nghề kĩ sư điện nước được nâng tầm cao hơn với những mức lương hấp dẫn và cơ hội phát triển nghề nghiệp tốt. Tại website work247.vn đã có tới hàng trăm đơn vị đang sẵn sàng chào đón những kĩ sư điện nước, những con người am hiểu về hộp kĩ thuật trong nhà, …
Nếu là một người đang quan tâm về ngành nghề này, đừng bỡ lỡ những cơ hội vàng này và click vào website work247.vn nhé!