Kế toán doanh nghiệp là gì? Vai trò và yêu cầu của kế toán doanh nghiệp
Tác giả: Trương Thanh Thanh 09-07-2024
Một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều không thể thiếu đi những vị trí kế toán. Vị trí này đòi hỏi chuyên môn cao đồng thời người đảm nhiệm cũng cần phải đảm bảo độ chính xác và tỉ mỉ. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu thêm xem kế toán doanh nghiệp là gì và cần lưu ý gì khi ứng tuyển vào vị trí kế toán doanh nghiệp nhé.
1. Khái niệm của kế toán doanh nghiệp là gì?
Theo cơ bản, việc làm kế toán doanh nghiệp là kế toán thuộc hay làm trong các doanh nghiệp. Vị trí này sẽ đảm nhận những vấn đề liên quan đến tài chính và giấy tờ - những vấn đề quan trọng nhất của một doanh nghiệp. Cụ thể hơn, kế toán doanh nghiệp sẽ phải xử lý những công việc như lập báo cáo tài chính và giải trình những báo cáo đó, giải quyết những vấn đề thuế, mã số thuế của công ty, lập bảng dự trù tài chính, thu – chi cho doanh nghiệp.
Chính vì đảm nhiệm những công việc khá quan trọng nên một công ty không thể thiếu đi những vị trí kế toán. Một công ty tốt và phát triển thì chắc chắn không thể thiếu đi bàn tay của một người kế toán giỏi. Đây cũng là một trong những ngành nghề được nhiều bạn sinh viên theo học nhất. Nó luôn là một ngành hot trong mười năm trở lại đây và chưa hề có dấu hiệu dừng lại. Theo học ngành này bạn sẽ không lo gặp phải tình trạng thất nghiệp bởi ngày càng nhiều các công ty từ tư nhân đến nhà nước ra đời và bất kì doanh nghiệp nào cũng cần một vị trí kế toán doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp thường sẽ bao gồm kế toán nội bộ và kế toán thuế. Kế toán nội bộ thường sẽ tập trung xử lý các vấn đề tài chính theo yêu cầu của cấp trên và sẽ trực tiếp nộp các bản báo cáo cho lãnh đạo theo dõi. Còn kế toán thuế sẽ thực hiện thống kê, phân tích và cung cấp báo cáo cho những bên liên quan như ngân hàng hoặc cơ quan thuế - những đơn vị có nhu cầu sử dụng những báo cáo đó.
Xem thêm: Các loại kế toán trong doanh nghiệp và cách thức vận hành
2. Nhiệm vụ chung của kế toán doanh nghiệp
Sau khi đi tìm hiểu kế toán doanh nghiệp là gì thì chúng ta sẽ bàn sâu hơn về nhiệm vụ mà các kế toán doanh nghiệp phải đảm nhận.
- Chuẩn bị báo cáo thuế của tháng, quý và năm: Các công ty theo như thời gian định kỳ sẽ xem xét và thống kê lại báo cáo thuế để các cơ quan quản lý có thể theo dõi và nắm bắt tốt các hoạt động của doanh nghiệp. Kế toán trong doanh nghiệp cần phải chuẩn bị sẵn các giấy tờ được yêu cầu, tính toán thời gian để nộp báo cáo thuế và đồng thời lưu trữ và sắp xếp lại các hóa đơn thuế giá trị gia tăng.
- Nắm bắt chặt chẽ các hoạt động thu/chi của doanh nghiệp: Phải nắm bắt được những khoản thay đổi trong ngân sách thì kế toán mới có thể hoàn thành những báo cáo chi tiêu hoặc lập kế hoạch ngân sách từ đó gửi bản báo cáo có liên quan cho cấp trên tiện theo dõi.
- Theo dõi sát sao tài chính nội bộ: Việc theo dõi sát sao sẽ giúp cho các kế toán doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt, thu thập thông tin đồng thời báo cáo lại và xử lý ngay khi phát hiện ra sai sót.
- Ghi chép lại các thông tin vào sổ sách kế toán: Phục vụ cho việc lưu trữ thông tin về tài chính và có tài liệu để theo dõi, đối chiếu.
- Lập bảng cân đối tài chính: Bảng này sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi được tình trạng tài chính chung của công ty
- Giải quyết các vấn đề liên quan đến ngân hàng
- In giấy tờ, sổ sách và thực hiện lưu kho: Tuy rằng trong giai đoạn này, nhiều công ty đã thực hiện lưu trữ giấy tờ trên máy tính nhưng việc lưu trữ các giấy tờ vẫn là điều không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Phòng trường hợp máy tính xảy ra vấn đề hoặc mất đi các dữ liệu làm việc thì công ty vẫn luôn có tài liệu để đối soát.
Xem thêm: Học kế toán có khó không? Cách chinh phục ngành học kế toán
3. Yêu cầu chung của kế toán doanh nghiệp
Vậy để đảm bảo khối lượng và chất lượng công việc, yêu cầu của kế toán doanh nghiệp là gì?
Trước tiên và cũng là quan trọng nhất, đó chính là bạn cần phải nắm bắt và thành thạo các kiến thức chuyên môn về ngành kế toán. Nếu như không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu về mặt chuyên môn thì bạn sẽ khó có thể trở thành một kế toán giỏi. Một số công ty yêu cầu các kế toán của mình không ngừng cải thiện và trau dồi khả năng bằng cách tạo điều kiện cho họ tham gia vào những khóa học chuyên môn cao. Như vậy sẽ giúp nâng cao chất lượng kế toán của công ty đồng thời cung cấp cho họ kịp thời những kiến thức và thông tin bổ ích.
Nếu như bạn còn là sinh viên và đang muốn trở thành một kế toán doanh nghiệp thì hãy nhanh chân học thêm các kiến thức về kế toán. Hiện tại có rất nhiều khóa học dạy nghiệp vụ đồng thời cũng cung cấp cho bạn những chứng chỉ kế toán khá có trọng lượng và là điểm cộng cho bạn khi ứng cử vào vị trí kế toán doanh nghiệp. Hãy tranh thủ đi học sớm trước khi chính thức bước vào làm bởi khi trở thành nhân viên bạn sẽ không có nhiều thời gian để tiếp tục học.
Một số chứng chỉ kế toán, kiểm toán hiện tại đang được đánh giá hàng đầu có thể kể đến như:
- Chứng chỉ ACCA của Hiệp Hội Kế Toán Anh Quốc (Certified Public Accountant)
- Chứng chỉ CPA của Việt Nam (Certified Public Accountants)
- Chứng chỉ ICAEW ACA của Viện Kế toán Công Chứng Anh và xứ Wales (Institute of Chartered Accountant in England and Wales)
- Chứng chỉ CIMA của Anh Quốc (Chartered Institute of Management Accountants)
- Chứng chỉ CMA của Mỹ (Certified Management Accountant)
Việc có những chứng chỉ này sẽ giúp nâng tầm bản thân bạn, đảm bảo rằng bạn có những kỹ năng chuyên môn cần thiết đồng thời giúp bạn kiếm được mức lương cao hơn, đảm bảo thu nhập cá nhân. Nếu như bạn muốn phấn đấu những vị trí cao như kế toán trường thì bạn cũng cần phải tham gia các khóa học nâng cao trình độ và chuyên môn như vậy. Một yêu cầu khác ngoài khả năng chuyên môn đó là bạn cần phải là một người có tính cẩn thận. Kế toán yêu cầu bạn phải xử lý những vấn đề tài chính mà trong vấn đề này một sự thay đổi hoặc một lỗi nhỏ thôi cũng có thể ảnh hưởng đến toàn thể công ty. Đã có rất nhiều trường hợp vì những sai sót nhỏ của kế toán mà ảnh hưởng đến vấn đề tài chính của công ty.
Song song với yêu cầu về tính cách cẩn thận đó là khả năng làm việc dưới áp lực cao. Bởi vì vị trí này đòi hỏi bạn tính chính xác rất cao nên đôi khi bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Khối lượng công việc rất nhiều, đặc biệt là với những vị trí cao như kế toán trưởng. Ngoài ra bạn cũng cần phải biết đọc và phân tích các báo cáo tài chính để từ đó đưa ra những phân tích, dự đoán, tư vấn cho công ty.
Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là yêu cầu thành thạo các kỹ năng máy tính, tin học văn phòng cơ bản, đặc biệt là Excel. Thời đại công nghệ thông tin phát triển, kế toán không còn làm việc nhiều ở trên giấy tờ nữa, mọi thông tin đều đã được lưu trữ và xử lý trên máy tính. Càng thông thạo nhiều về những phần mềm kế toán thì bạn càng được hỗ trợ đắc lực mà không cần phải làm nhiều bước như trước đây.
Xem thêm: Việc làm kế toán kiểm toán
Vậy là bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về kế toán doanh nghiệp bao gồm khái niệm kế toán doanh nghiệp là gì, yêu cầu và nhiệm vụ của một kế toán doanh nghiệp. Mong rằng những kiến thức này đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc về kế toán doanh nghiệp là gì và giúp bạn chuẩn bị hành trang trước khi bước vào trở thành một kế toán doanh nghiệp.