Kết dư ngân sách là gì? Tất cả thông tin cần biết về ngân sách
Tác giả: Phùng Hà 15-04-2024
Định nghĩa kết dư ngân sách là gì mới chính xác? Đơn vị có quyền sử dụng ngân sách nhà nước là ai? Đâu là cơ quan được quyết toán ngân sách nhà nước? Việc xử lý kết dư ngân sách được quy định như thế nào? Việc làm liên quan đến những con số bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho bản thân mình là gì? Tất cả sẽ được chia sẻ qua bài viết này, hãy đón đọc và bổ xung thông tin cho bản thân mình ngay.
1. Định nghĩa chính xác về kết dư ngân sách
Bạn có biết kết dư ngân sách là gì hay không? Nói đến ngân sách thì chắc chắn bạn sẽ nghĩ ngay đến tài chính của tổ chức hay cá nhân, cơ quan nào đó trong vấn đề cần sử dụng đến tài chính. Vậy kết dư ngân sách nên hiểu như thế nào mới chính xác? Kết dư ngân sách là một khái niệm được quy định trong pháp luật để chỉ đến sự chênh lệch của ngân sách trong việc thu và chi tài chính của một cơ quan hoặc tổ chức nào đó. Hiểu đơn giản thì kết dư ngân sách là chênh lệch lớn hơn trong khoảng tài chính về tổng số dư ngân sách so với tổng số chi ngân sách theo từng mục cấp ngân sách thực hiện các kế hoạch được phê chuẩn, và được tổng kết vào cuối năm, hay còn gọi là sau khi kết thúc năm ngân sách của cơ quan, tổ chức nhà nước theo quy định của pháp luật.
Bạn sẽ thấy khái niệm kết dư ngân sách được xuất hiện nhiều trong các hoạt động có liên quan đến quy trình quyết toán tất cả các tổ chức, doanh nghiệp từ cấp xã, cấp phường, thị trấn đến các đơn vị cao hơn của Nhà nước. Theo quy định trong việc quyết toán của nhà nước thì không được quyết toán chi lớn hơn quyết toán thu dẫn đến việc chênh lệch thu và chi thực của ngân sách.
Theo quy định trong pháp luật thì vẹc kết dư ngân sách sẽ được chuyển vào hoạt động thu ngân sách của năm sau, nếu dư thì nó sẽ là chi phí để phục vụ cho việc chi trả các hoạt động của năm sau để phát triển kinh tế xã hội.
Bạn có biết thu kết dư ngân sách là gì hay không? Là hoạt động thu hồi lại các khoản phí sau khi chi ra còn dư lại sẽ được đưa vào ngân sách nhà nước để thực hiện cho các hoạt động cần sử dụng đến ngân sách để phát triển kinh tế xã hội của năm sau. Bộ chi ngân sách nhà nước là hệ thống bộ chi ngân sách trung ương đến địa phương cấp tỉnh trong cả nước.
2. Tìm hiểu về đơn vị sử dụng ngân sách
Nếu bạn đang thắc mắc về đơn vị sử dụng ngân sách là đơn vị nào đúng không? Đây là một thắc mắc rất thú vị của nhiều người, đơn vị được giao để sử dụng ngân sách đó là các cơ quan nhà nước, các tổ chức có thẩm quyền sau khi trình bày kế hoạch sử dựng ngân sách cho hoạt động phát triển kinh tế sẽ được bộ phận dự toán ngân sách – quản lý trực tiếp ngân sách cùng với sự phê duyệt về chi ngân sách đầu tư cho các hoạt động đó để có thể đảm bảo được phát triển kinh tế và xã hội hiệu quả.
Vậy chắc chắn bạn lại muốn hỏi rằng ngân sách nhà nước lấy từ nguồn nào để có ngân sách chi cho các hoạt động của phát triển xã hội và kinh tế của đất nước? Ngân sách nhà nước đến từ nguồn thu đó chính là:
+ Ngân sách thu từ thuế được các cá nhân tổ chức hoạt động tại Việt Nam nộp theo đúng với quy định của pháp luật.
+ Ngân sách thu từ các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động của các đơn vị sự nghiệp nộp vào ngân sách nhà nước.
+ Ngân sách được thu từ các hoạt động kinh tế của nhà nước theo đúng với quy định của pháp luật hiện hành.
+ Thu ngân sách từ các khoản chi thuê công như đất, thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước,..
+ Từ các khoản viện trợ của các nước, các tổ chức quốc tế, cùng với các tổ chức khác trên thế giới cần cần hoàn lại; hoặc từ các cá nhân ở nước ngoài viện trợ tại các tỉnh thành cụ thể.
+ Nguồn thu vào ngân sách nhà nước từ quỹ dự trữ tài chính trên cả nước hiện nay.
+ Thu từ kết dư ngân sách
+ Thu chuyển nguồn
+ Nguồn thu vào ngân sách nhà nước từ các khoảng khác theo quy định của pháp luật.
+ Ngân sách nhà nước được huy động khi cần thiết cho ngân sách từ các cá nhân hoặc các tổ chức khác nhau được pháp luật quy định.
+ Còn được bổ xung vào ngân sách từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân tồng vào ngoài nước theo hình thức đóng góp tự nguyện.
+ Bên cạnh đó ngân sách nhà nước còn được thu từ hoạt động huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình công cộng, các công trình công, các kết cầu cơ sở hạ tầng theo đúng quy định mà pháp luật ban hành.
Các nguồn thu này được cho vào quỹ ngân sách nhà nước và được đưa ra sử dụng cho các chức năng và nhiệm vụ cụ thể theo đúng quy định của pháp luật để phát triển kinh tế xã hội và ổn định cuộc sống của người dân.
Việc làm kế toán - kiểm toán tại Hà Nội
3. Một số thông tin về đơn vị dự toán ngân sách
Các đơn vị dự toán ngân sách có thể là các cơ quan, đơn vị, hoặc các tổ chức có thẩm quyền được nhà nước và chính phủ giao trọng trách và nhiệm vụ dự toán ngân sách. Sau khi các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội được chính phủ, nhà nước hoặc các tổ chức có thẩm quyền phê duyệt thì đơn vị này cần dự toán ngân sách để chi vốn đầu tư cho hoạt động theo kế hoạch được trình đó. Trong suốt hoạt động từ lên kết hoạt đến trình bày để hoạch để được duyệt ngân sách được gọi là quá trình dự toán ngân sách.
Ở địa phương thì việc dự toán ngân sách thu chi sẽ được quyết định bởi hội đồng nhân dân của cấp đó. Việc lế kế hoạch phát triển kinh tế xã hội để được duyệt ngân sách rất quan trọng trong việc phát triển xã hội hiện nay, nó ảnh đến đời sống, và an sinh xã hội của mỗi người dân, chính vì vậy mà cần phải kiểm soát việc chi và sử dụng ngân sách một cách hiệu quả để đảm bảo ngân sách không bị thất thoát.
4. Một số thông tin về việc xử lý kết dư ngân sách theo quy định của pháp luật
Theo quy định của pháp luật về việc xử lý kết dư ngân sách tại điều 28 của TT 342/2016/TT – BTC và trong bản hướng dẫn nghị định 163/2016/NĐ – CP được bộ tài chính ban hành về thực hiện xử lst kết dư ngân sách đối với từng cấp hiện nay như sau:
+ Kết dư ngân sách trung ương, ngân sách của tỉnh được quy định về việc sử dụng kết dư ngân sách theo quy định trong bộ luật ngân sách nhà nước tại điều 72 như sau: Khi sử dụng ngân sách để chi cho các nợ gốc và lãi của các khoản vay ngân sách nhà nước được quy định cụ thể và rất rõ ràng. Trong trường hợp dư bao nhiều sau khi kết dư ngân sách sẽ được sử dụng như thế nào đều được điều 72 này quy định rất rõ; Việc xử lý các khoản cho ngân hàng nhà nước, các khoản thu không đúng quy định sau khi quyết toán ngân sách của nhà nước được phê duyệt thì cũng được quy định cụ thể và chi tiết trong điều 73 của bộ luật này.
+ Trong trường hợp phát hiện hoạt động thu và chi ngân sách không đúng với quy định sau khi thực hiện quyết toán ngân sách nhà nước, hoặc ngân sách cấp chính quyền tại địa phương sẽ được xử lý theo đúng quy định của pháp luật tại khoản 8 của điều 65 trong Bộ luật ngân sách nhà nước hiện hành.
+ Căn cứ theo quyết định phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước sẽ xử lý kết dư ngân sách tại các cơ quan tài chính hay ủy ban nhân dân cấp đều cần có văn bản gửi đến kho bạc nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.
Trên đây là một số thông tin về quy định xử lý kết toán ngân sách đang hiện hành và được quy định rất rõ ràng và cụ thể trong bộ luật ngân sách nhà nước của pháp luật nước ta.
5. Một số việc làm liên quan đến kết toán ngân sách
Bạn đang muốn tìm kiếm cho bản thân mình một công việc có liên quan đến kết toán? Vậy sau đây sẽ là một vài gợi ý cho bạn về việc làm, bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn một công việc phù hợp cho bản thân mình như sau:
5.1. Nhân viên kế toán
Vị trí công việc kế toán là một lựa chọn với các bạn học kế toán rất tốt và phù hợp với bạn muốn làm việc kết toán liên quan đến con số và tài chính không chỉ trong ngân sách nhà nước mà còn của các doanh nghiệp khác nhau . Vị trí một nhân viên kế toán quá quen thuộc vào các bạn trẻ hiện nay, một công việc có thể dễ dàng trong việc tìm kiếm cho bản thân một vị trí trong các cơ quan nhà nước, cơ quan chính phủ hoặc các doanh nghiệp khác nhau hiện nay.
Việc làm kế toán - kiểm toán tại Hồ Chí Minh
Khi bạn làm việc với vai trò là một kế toán viên bạn sẽ cần thực hiện các công việc sau đây như:
+ Thực hiện các công việc về ghi chép đầy đủ các hoạt động thu và chi ngân sách hoặc tài chính của doanh nghiệp, theo dõi và kiểm soát hoạt động tài chính, thường xuyên kiểm tra sổ sách kế toán để lắm bắt được tình hình tài chính của cơ quan bạn làm việc.
+ Thực hiện việc lập chứng từ chó tất cả các hoạt động cần sử dụng tài chính hoặc sử dụng đến ngân sách làm bằng chứng và chứng từ để xác mình ngân sách thu chi của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
+ Xử lý các dự liệu về tài chính và ngân sách liên quan đến hoạt động kế toán, thực hiện việc lập báo cáo thường xuyên và theo đúng với yêu cầu của cấp trên về tình hình tài chính của doanh nghiệp, cơ quan hoặc tổ chức cho cấp trên được nắm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp.
+ Thực hiện việc phân tính ngân sách, phân tích tài chính, chi phí của doanh nghiệp, các cơ quan và tham mưu về việc sử dụng tài chính như thế nào cho lãnh đạo được hiệu quả nhất.
Đây là công việc rất phù hợp với các bạn thích con số, có sự cẩn thận trong công việc, kiên trì và tỉ mỉ trong công việc. Mức thu nhập cho vị trí một nhân viên kế toán không không hề thấp chút nào đâu nhé. Mức thu nhập trung bình trên thị trường bạn có thể nhận được vào khoảng từ 7 triệu đồng – 10 triệu đồng/tháng với một sinh viên mới ra trường. Nhưng nếu bạn có kinh nghiệm và làm việc trong một môi trường tốt hơn thì mức thu nhập của bạn còn cao hơn rất nhiều mức thu nhập này.
5.2. Kiểm toán viên
Trở thành một kiểm toán viên bạn có nghĩ tới không khi học kế toán, bạn có thể chỉ cần bạn lỗ lực và bạn muốn đạt được nó mà thôi. Khi bạn làm việc tại vị trí một kiểm toán viên bạn cần thực hiện các công việc cụ thể như:
+ Thực hiện việc xác minh tính đúng đắn và trung thực trong các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp hoặc các cơ quan, tổ chức.
+ Đánh giá khách quan và đưa ra ý kiến của bản thân về tính trung thực cũng như độ hợp lý của các thông tin tài chính, kế toán của doanh nghiệp hiện nay như thế nào.
+ Thực hiện công tác tư vấn cho các nhà quản lý thông qua việc chỉ cho họ thấy những sai sót trong tài chính, giúp họ đưa ra những biện pháp khắc phục và để giúp các doanh nghiệp hoạt động được hiệu quả hơn.
Một vấn đề rất quan trọng đó chính là khi bạn làm việc với vai trò là một kiểm toán viên bạn có thể lựa chọn cho bản thân mình nơi làm việc tại kiểm toán nhà nước, kiểm toán nội bộ hoặc kiểm toán độc lập để làm môi trường làm việc và phát triển cho bản thân mình. Khi làm việc với vai trò một kiểm toán viên mức thu nhập trung bình được trả hiện nay trên thị trường rơi vào khoảng từ 10 triệu – 15 triệu đồng/tháng.
Qua chia sẻ về kết dư ngân sách là gì giúp bạn có được những thông tin bổ ích cho bản thân mình về ngân sách nhà nước, về đơn vị sử dụng, đơn vị quyết toán ngân sách cùng các thông tin bổ ích về việc làm cho bạn. Hy vọng với các thông tin chia sẻ này bạn sẽ tìm được một hướng đi nghề nghiệp tốt nhất cho bản thân mình từ những thông tin cung caaos trong bài viết này. Chúc bạn thành công!