Khách sạn liên doanh là gì? Các loại hình thức khách sạn liên doanh?

Tác giả: Hoàng Châu Lâm

Trong cuộc sống hiện đại như ngày nay, các loại hình dịch vụ, các điểm vui chơi giải trí đang là xu hướng được con người quan tâm nhất. Con người luôn có những nhu cầu để giải trí và tận hưởng cuộc sống. Chính vì thế mà các hình thức kinh doanh liên quan đến khách sạn đều đang rất phát triển. Kinh doanh dịch vụ khách sạn đang là loại hình mà các chủ đầu tư quan tâm nhất kể cả ở trong nước và nước ngoài. Từ đó đã có nhiều hình thức kinh doanh khách sạn ra đời, một trong số đó là loại hình khách sạn liên doanh. Vậy bạn đã biết khách sạn liên doanh là gì chưa? Hãy cùng work247.vn tìm hiểu những thông tin liên quan đến khách sạn này nhé!

1. Khách sạn liên doanh là gì?

Với sự phát triển đang trong “ thời điểm vàng' của ngành du lịch nước ta đã thúc đẩy đầu tư khách sạn từ nhiều phía trong nước và quốc tế. Trên thị trường khách sạn hiện nay đang tồn tại 3 mô hình sở hữu, gồm có: khách sạn có 100% vốn sử hữu thuộc nhà nước ( khách sạn nhà nước), Khách sạn có 100% vốn sở hữu của doanh nghiệp hoặc tổ chức trong nước, khách sạn liên doanh giữa các công ty trong nước hoặc nước ngoài. Trong số đó mô hình sở hữu cuối cùng đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Vậy khách sạn liên doanh là gì? Khách sạn liên doanh hay còn được gọi Joint venture hotels là hình thức kết hợp kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn giữa hai hay nhiều chủ đầu tư. Các bên cùng hợp tác thành lập khách sạn, quản lý và điều hành. Kết quả kinh doanh được chia đều theo tỷ lệ cổ phần đóng góp giữa các bên đầu tư hoặc là theo những thỏa thuận hợp đồng mà các bên đã đồng ý ký kết với nhau.

Khách sạn liên doanh là gì?

2. Các hình thức khách sạn liên doanh và phân loại

2.1. Các loại hình thức khách sạn liên doanh

Có hai hình thức khách sạn liên doanh phổ biến: 

Khách sạn liên doanh trong nước: Là khách sạn được thành lập bởi các chủ đầu tư là những người Việt Nam và mở hoàn toàn trên đất nước Việt Nam. Hoặc là các chủ đầu tư là người nước ngoài nhưng mở hoạt động kinh doanh khách sạn tại Việt Nam.

Khách sạn liên doanh nước ngoài: Là khách sạn có các chủ đầu tư là những người nước ngoài kết hợp với người Việt Nam mở các khách sạn ở nước ngoài, không nằm trên lãnh thổ Việt Nam.

Các loại hình thức khách sạn liên doanh

2.2. Phân loại

Phân loại khách sạn liên doanh

2.2.1. Liên kết sở hữu

 Liên kết sở hữu hay còn được gọi là khách sạn cổ phần. Đây là hình thức kinh doanh khách sạn do hai hay nhiều doanh nghiệp, tổ chức đầu tư cùng xây dựng. Lợi nhuận kinh doanh sau cùng sẽ được phân chia theo tỷ lệ góp vốn của các cổ đông. 

Hình thức khách sạn liên doanh là mô hình kinh doanh chủ yếu tại nước ta, được liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài . Theo khảo sát, hơn 60% các khách sạn 5 sao hiện nay tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều có các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ các cổ phần. Chẳng hạn như khách sạn Caravelle liên doanh giữa Saigontourist và Lam Ho Investments, Lotte Legend Saigon liên doanh giữ công ty Hải Thành và tập đoàn Lotte Hàn Quốc,...

Liên kết sở hữu

2.2.2. Liên kết đặc quyền (Franchise)

Liên kết đặc quyền đây là hình thức khách sạn tư nhân hoặc khách sạn cổ phần về sở hữu. Mô hình liên doanh này bao gồm hai bên bán và mua. Doanh nghiệp hay tổ chức bán Franchise trao toàn bộ quyền kinh doanh cho bên mua lại. Các bên mua lại trả có bên bán một khoản là phí sử dụng bản quyền hoặc chiết khấu phần trăm doanh thu hàng năm. Ngoài ra, bên mua phải chịu các chi phí đầu tư, xây dựng và quản lý, điều hành khách sạn của mình.

Đây thực chất là hình thức nhượng quyền cho các bên cung cấp nhận các quyền hạn như sử dụng tên thương hiệu, nhãn hiệu, thiết kế kiến trúc, kế hoạch quản lý, phương pháp đào tạo nhân sự, phương pháp điều hành kinh doanh khách sạn.

2.2.3. Khách sạn đồng quản lý (Management Contract Hotel) 

Khách sạn hợp đồng quản lý đây là loại hình khách sạn tư nhân hoặc là các khách sạn cổ phần sở hữu được điều hành bởi một nhóm các nhà quản lý được thuê từ các chủ đầu tư.

 Các nhà đầu tư hoặc chủ khách sạn sẽ ký hợp đồng quản lý với một công ty hoặc tổ chức trong lĩnh vực quản lý khách sạn. Các quyền lợi chủ yếu trong bản hợp đồng quản lý đối với một khách sạn là sự uy tín và tạo lợi thế cạnh tranh trong ngành.

Khách sạn đồng quản lý 

2.2.4. Liên kết hỗn hợp

Liên kết hỗn hợp đây là loại hình khách sạn kết hợp tất cả các hình thức trên trong kinh doanh khách sạn.

3. Ví dụ về các khách sạn liên doanh nổi tiếng tại Việt Nam

Với vị trí địa lý đắc địa và mang nhiều vẻ đẹp thiên nhiên hấp dẫn, Việt Nam hiện nay đang là sự lựa chọn hàng đầu khi đầu tư khách sạn của các tập đoàn lớn. Cho phép các tập đoàn mang  thương hiệu khách sạn lớn quản lý tại nước ta sẽ giúp lôi kép lượng lớn khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài. Dưới đây là một số khách sạn lớn từ nước ngoài đã và đang đầu tư vào thị trường du lịch nước ta.

3.1. JW Marriott hotel

Marriott International là một trong các tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý khách sạn trên thế giới. Hiện nay, tập đoàn Marriott International đang sở hữu hơn 30 thương hiệu, khoảng 7000 khách sạn sang trọng thuộc phân khúc cao cấp trên toàn thế giới. Riêng tại Việt Nam tập đoàn này đang là chủ sở hữu của 4 khách sạn lớn: JW Marriott Phú Quốc Emerald Bay ( Phú Quốc), Renaissance Riverside (Tp Hồ Chí Minh), JW Marriott Cam Ranh Bay Resort & Spa ( Khánh Hoà), JW Marriott Ha Noi. 

 JW Marriott hotel

Sự xuất hiện tại thị trường khách sạn Việt Nam của Marriott International đã tạo ra tiếng vang lớn và mở rộng nhiều cơ hội trên thị trường ở nước ta. Đây còn là điểm nghỉ chân của nhiều nhà lãnh đạo như cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, Donald Trump khi đến thăm viếng, công tác tại Việt Nam.

3.2. Accorhotels

Accorhotels là tập đoàn khách sạn hàng đầu tại Pháp được ra đời từ những năm 1967. Hiện nay tập sở hữu và điều hành hơn 4100 khách sạn, có mặt tại 95 quốc gia và sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như Sofitel Legend, Raffles Hotel & Resort, M Gallery, Novotel,... Đây còn là người bạn thân thiết của tập đoàn Sungroup tại Việt Nam với sự thành lập hàng loạt khách sạn, khu nghỉ dưỡng do tập đoàn Sungroup làm chủ đầu tư. Accor Hotels xuất hiện tại Việt Nam với các dòng thương hiệu cao cấp quen thuộc như: Bana Hills, Mercure Danang French Village, Novotel Danang Premier Han River, Pullman Danang Beach Resort, Premier Residence Phu Quoc Emerald Bay,... 

3.3. InterContinental Hotel 

InterContinental Hotel Group (IHG) là tập đoàn khách sạn đa quốc gia sở hữu 16 thương hiệu trên toàn cầu. Tập đoàn đã liên kết với nhiều nhà đầu tư tại Việt Nam thành lập chuỗi khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp: InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, InterContinental Saigon, InterContinental Nha Trang, InterContinental Hanoi Westlake, Intercontinental Hanoi Landmark 72, InterContinental Phu Quoc Long Beach Resort.

 InterContinental Hotel 

Work247.vn đã vừa cung cấp cho các bạn biết các thông tin về khách sạn liên doanh là gì. Các loại hình thức của khách sạn liên doanh cũng như các tạo đoàn đang sở hữu những khách sạn liên doanh lớn nhất tại Việt Nam.