Logistics ngược là gì? Ngược nhưng tầm quan trọng của nó ra sao

Tác giả: Trương Ngọc Lâm

Logistics ngược là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống quản lý chuỗi cung ứng. Logistics ngược không chỉ đề cập đến việc thu hồi lại sản phẩm mà còn rộng hơn thế nữa. Cùng tìm hiểu chi tiết về Logistics ngược là gì và vai trò của nó, các bước logistics ngược như thế nào dưới bài viết này nhé.

1. Logistics ngược là gì

Logistics trong kinh doanh nói chung là có thể hiểu là việc thực hiện các hoạt động, nhiều khía cạnh bao gồm các quá trình khác nhau như sản xuất, xử lý nguyên vật liệu, đóng gói, lưu kho, vận chuyển,... Mục đích chính của Logistics là dòng chảy của hàng hóa sẽ bắt đầu từ điểm sản xuất đến nơi tiêu thụ để đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng hoặc tổ chức.

Logistics 

Logistics ngược hay Reverse Logistics (hậu cần ngược) bao gồm tất cả các hoạt động trong hậu cần nhưng những hoạt động đó sẽ được thực hiện theo hướng ngược lại. Logistics ngược bao gồm tất cả các hoạt động được thực hiện sau khi bán một sản phẩm. Đó là một quá trình vận chuyển hàng hóa hoặc vật liệu không mong muốn, bị lỗi từ điểm tiêu thụ về nhà sản xuất để tái chế hoặc xử lý đúng cách nhờ chuỗi hậu cần.

Logistics ngược có nghĩa là hàng hóa được thu gom từ một địa điểm cụ thể và được chuyển ngược lại trong quá trình vận chuyển đến kho hàng hoặc một địa điểm, kho bãi do công ty chỉ định. 

Logistics ngược cũng đề cập đến việc tái chế vật liệu hay tái sử dụng các thùng đóng gói. Hơn thế nữa, khi hàng hóa thu được qua quá trình hậu cần ngược sẽ được tái sản sản xuất, tân trang để đưa nó lại thị trường tiêu thụ. Một số nguyên nhân khiến hàng hóa đi ngược lại trong quá trình vận chuyển:

- Sản phẩm vận chuyển bị hư hỏng, không khớp với mô tả hoặc đơn giản là khách hàng không còn nhu cầu nữa.

- Hàng hóa trả lại phải được lưu trữ.

- Tiếp tục xử lý hàng hóa bị trả lại.

- Tái chế và xử lý các loại rác thải để bắt đầu một quy trình sản xuất mới.

Logistics ngược là gì

Logistics ngược là một phương pháp hiệu quả về chi phí trong việc lập kế hoạch, thực hiện và quản lý dòng chảy của hàng hóa hoặc nguyên liệu từ điểm tiêu thụ đến nơi sản xuất để tái chế hoặc loại bỏ chúng một cách hợp lý.

Xem thêm: Tìm hiểu vendor là gì? Vai trò của vendor trong chuỗi cung ứng

2. Ví dụ về Logistics ngược

Thương hiệu thời trang quần áo H&M đã sử dụng Logistics ngược cho hoạt động kinh doanh của mình một cách hiệu quả. H&M đã khuyến khích người tiêu dùng mang quần áo cũ đến các cửa hàng của họ và nhận lại voucher giảm giá. Quần áo được thu hồi có thể là của H&M hay bất cứ một thương hiệu nào khác.

Họ đã tái chế những bộ quần áo đã qua sử dụng thành những bộ quần áo mới, giảm thiểu sự lãng phí và chi phí sản xuất. Đồng thời, ý tưởng này cũng giúp kết nối mọi người với thương hiệu bằng cách trao quần áo cũ, nhận lại lợi ích (ở đây là voucher), đồng thời khuyến khích mọi người dùng voucher đó để mua sản phẩm của họ, tăng doanh thu.

Ví dụ về Logistics ngược

Amazon cũng là một tập đoàn áp dụng thành công hậu cần ngược. Amazon là một trong những trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới, dẫn đầu trong lĩnh vực bán hàng trực tuyến. Thời gian đầu thì các trang thương mại điện tử rất khó để có thể lấy được lòng tin của khách hàng. Hiểu được điều đó, Amazon bắt đầu chính sách đổi trả và thay thế miễn phí đối với một số sản phẩm nhất định trong các điều kiện cụ thể và nếu khách hàng đưa ra được lý do chính đáng để trả lại sản phẩm.

Amazon xử lý quy trình hậu cần ngược của mình thông qua các nhà vận chuyển thứ ba. Với chính sách này, họ đã có được lòng tin của khách hàng và khuyến khích người bán trên trang của họ cung cấp chất lượng sản phẩm tốt cho khách hàng để giảm thiểu tình trạng bị trả lại hơn.

Xem thêm: Logistics xanh là gì? Xu hướng ngành hậu cần trong thời đại mới

3. Vai trò của Logistics ngược

Quy trình vận chuyển của Logistics ngược mang lại một bước tiến mới trong việc quản lý chuỗi cung ứng. Ngày nay, có rất nhiều công ty điều chỉnh chương trình Logistics của họ, bao gồm cả Logistics ngược. Tầm quan trọng của hậu cần ngược đang ngày một rõ ràng hơn khi mà nó giúp cải thiện tính bền vững của tổ chức, các công ty có thể nhận được lợi ích sau khi vòng đời của một sản phẩm kết thúc bằng cách tái tạo lại nó.

Vai trò của Logistics ngược

Đồng thời, quá trình vận chuyển hậu cần ngược còn có thể mang lại lợi ích đầu tư lần thứ hai, khi mà nhà sản xuất có thể trích xuất giá trị của những sản phẩm đã qua sử dụng trong sản xuất.

Một vai trò rất quan trọng của Logistics ngược đối với các công ty là thu thập thông tin về lý do sản phẩm bị trả lại, đi cùng với nó là tiếp nhận phản hồi của khách hàng nhằm giúp cải thiện sản phẩm tốt hơn. Từ đó, công ty có thể nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Khi có một chính sách thu hồi tốt, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ có thể tăng lên, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng kể cả khi họ có nhận được sản phẩm lỗi.

Hậu cần ngược giúp cho quá trình hậu cần truyền thống được thông suốt. Khi có những sản phẩm không đạt yêu cầu trong quá trình Logistics xuôi thì lúc này Logistics ngược sẽ giúp đưa các sản phẩm này quay trở lại với thị trường một cách hiệu quả, nhanh chóng.

Việc thu hồi hàng hóa trong Logistics ngược có thể gây ra các chi phí cho doanh nghiệp như: Vận chuyển, phục hồi, dự trữ, sửa chữa,... Theo ước tính thì chi phí cho hoạt động hậu cần ngược có thể chiếm khoảng 3-15% tổng chi phí của một doanh nghiệp.

Lợi ích mà Logistics ngược mang lại

Tuy nhiên, nếu như doanh nghiệp có kế hoạch triển khai logistics ngược tốt thì có thể tiết kiệm các khoản chi phí khác như: Giảm thiểu chi phí bao bì với việc tái sử dụng bao bì, tiết kiệm chi phí nguyên liệu nhờ việc tái sản xuất, thu hồi được những giá trị còn thừa lại của những sản phẩm đã bị vứt bỏ, bán lại các sản phẩm lỗi để bù vào chi phí sản xuất, tăng doanh thu mặc dù giá bán không bằng những sản phẩm mới,...

Một điều có ý nghĩa có logistics ngược với cộng đồng đó là nó góp phần bảo vệ môi trường tốt hơn. Các sản phẩm lỗi, hỏng, cũ có thể được tận dụng và tái tạo mới, giảm thiểu các chi phí xử lý và sản xuất. Ví dụ, khi quần áo được tái sử dụng lại thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều nước cho quá trình sản xuất vải.

Vai trò của Logistics ngược càng đực thể hiện rõ ràng trong tất quả các hoạt động liên quan đến quản lý. Mục đích của hậu cần ngược là nắm bắt giá trị của sản phẩm bị hoàn lại, bằng cách chuyển nó sang các ngành khác, xử lý chúng đúng cách và có thể thu thập thông tin từ khách hàng về sản phẩm.

Xem thêm: Tìm việc làm nhân viên giao nhận Logistics

4. Quy trình của Logistics ngược

Hậu cần ngược được thực hiện theo 4 giai bước sau đây:

- Bước 1: Tập hợp. Đây là bước đầu tiên trong quy trình gồm các hoạt động cần thiết nhằm thu gom các sản phẩm lỗi, không bán được, sản phẩm có bao bì dị dạng rồi vận chuyển đến nơi phục thu hồi.

Quy trình của Logistics ngược

- Bước 2: Kiểm tra. Tại điểm thu hồi, các sản phẩm sẽ cần được thông qua hoạt động kiểm tra chất lượng, chọn lọc và phân loại chúng. Kết quả của công đoạn này sẽ là bước quan trọng và bắt buộc để xác định quá trình tiếp theo.

- Bước 3: Xử lý. Sau khi hàng hóa đã được thu hồi ngược trở lại nơi sản xuất, doanh nghiệp sẽ có nhiều cách xử lý khác nhau: Phục hồi sản phẩm, sửa lại những chỗ lỗi, làm mới các khác, tháo lấy linh kiện, sản xuất lại; Tái sử dụng trực tiếp hoặc bán lại thị trường; xử lý rác thải,...

- Bước 4: Phân phối lại sản phẩm. Lúc này các sản phẩm sẽ lại được đưa vào quá trình hậu cần truyền thống và đến tay người tiêu dùng.

Với bài viết trên thì chắc hẳn các bạn đã biết rằng Logistics ngược là gì và cũng nhận được vai trò to lớn của nó trong các khía cạnh khác nhau.