Tìm hiểu vendor là gì? Vai trò của vendor trong chuỗi cung ứng

Theo dõi work247 tại
Phạm Hồng Ánh tác giả work247.vn Tác giả: Phạm Hồng Ánh

Vendor được biết đến là thuật ngữ sử dụng trong kinh doanh, hiểu sâu hơn thì là thuật ngữ sử dụng trong quá trình thực hiện quản lý chuỗi cung ứng, cung cấp hàng hóa và dịch vụ ra thị trường. Vậy vendor là gì? Là nhà bán hàng hay nhà cung cấp? Phải hiểu được bản chất của vendor để biết được vị trí và vai trò của nó trong chu trình kinh doanh từ đó định hướng dễ dàng hơn trong quá trình cung cấp phân phối hàng hóa cho doanh nghiệp.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Cần tìm việc làm gấp

1. Tìm hiểu vendor là gì?

Tùy theo cách nhìn từ phía những đối tượng khác nhau thì vendor cũng được hiểu theo những cách khác nhau. Vendor được hiểu cơ bản là nhà cung cấp hàng hóa cho khách hàng cuối cùng, hay là nhà thu mua hàng hóa của công ty sản xuất hoặc đồng thời là cả hai. Vendor là 1 phần quan trọng tham gia vào quá trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến tay khách hàng, nên hãy đảm bảo rằng bạn phải hiểu được bản chất của thuật ngữ vendor.

Thuật ngữ vendor có nghĩa là gì?
Thuật ngữ vendor có nghĩa là gì?

Vendor có thể là nhà cung cấp, người bán hàng đứng trước đối tượng khách hàng cuối cùng nằm trong chuỗi cung ứng, thực hiện theo các loại hình kinh doanh B2B (doanh nghiệp tới doanh nghiệp) hoặc B2C (doanh nghiệp tới khách hàng cá nhân) là chủ yếu. Vendor cũng có thể là cá nhân hoặc là doanh nghiệp. 

Thường thì một doanh nghiệp sẽ tìm kiếm nhiều đối tác và phân phối sản phẩm của mình cho nhiều vendor. Và một vendor cũng liên kết mua hàng từ rất nhiều doanh nghiệp để bán chúng lại cho khách hàng.

Xem thêm: Việc làm bán hàng gia dụng

2. Vai trò của vendor

Hiểu đơn giản hơn vendor là người mua hàng hóa từ phía doanh nghiệp sản xuất bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua nhà phân phối - distributors và bán nó lại cho khách hàng - customers. Vì thế nó đóng vai trò vừa là nhà cung cấp, là người bán sản phẩm đối với khách hàng và vừa là người mua - buyer đối với doanh nghiệp sản xuất.

Những vendor tiêu biểu có thể kể đến như những siêu thị, chuỗi cửa hàng hay những cá nhân thực hiện hoạt động mua hàng và bán hàng cho người tiêu dùng khác. Qua đó cho thấy được vendor có vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình cung cấp sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp đến tay khách hàng cuối cùng. Họ còn được biết đến với vai trò là một mắt xích chặt chẽ trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.

Vendor có vai trò như thế nào trong kinh doanh
Vendor có vai trò như thế nào trong kinh doanh

Thông thường chuỗi cung ứng sẽ bắt đầu từ nhà cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp sản xuất, sau đó đến quá trình tiếp theo là doanh nghiệp sản xuất sẽ cung cấp hàng hóa thông qua các nhà phân phối, tiếp đến để có hiệu quả hơn trong quá trình hoạt động thì cần có vendor để tiếp cận gần hơn với khách hàng cuối cùng. Quá trình này sẽ được doanh nghiệp thúc đẩy để diễn ra một cách trôi chảy, cung cấp luồng hàng hóa, dịch vụ hiệu quả nếu có đủ những nhân tố trên tham gia vào quá trình cung ứng.

Để mở rộng sản xuất và phát triển thị trường hàng hóa thì các doanh nghiệp sản xuất phải mở rộng thị trường khách hàng. Mà muốn lôi kéo khách hàng về phía mình thì cần có mối liên hệ gần vì thế vendor có vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp có thể hội nhập sản phẩm của mình một cách rộng rãi hơn đến với người tiêu dùng. Vì thế các doanh nghiệp nên có mạng lưới vendors rộng rãi để có thể phát triển thị trường hơn nữa.

Vendor cũng có vai trò quan trọng đối với khách hàng, họ giúp khách hàng tiếp cận dễ hơn với những sản phẩm và dịch vụ mình mong muốn, vì thế vendor được xem như là vòng tay kết nối doanh nghiệp với khách hàng thông qua hoạt động mua đi và bán lại của mình.

mẫu cv xin việc

3. Vendor có giống với supplier, seller không?.

Khi xét về nghĩa tiếng việt thì vendor giống với supplier đều là nhà cung cấp, tuy nhiên khi nhìn vào vai trò của chúng trong hoạt động cung ứng hàng hóa thì có thể thấy chũng khác nhau rất nhiều.

Sự khác biệt của vendor với các thành phần khác trong CCU
Sự khác biệt của vendor với các thành phần khác trong CCU

Supplier là nhà cung cấp nhưng có vai trò là cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp sản xuất, tức là cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp để doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh. Là mắc xích đầu tiên trong chuỗi cung ứng. Còn với vendor thì ngược lại đối với doanh nghiệp sản xuất thì vendor được xem như là người mua hàng hóa của doanh nghiệp. Và là nhà cung cấp hàng hóa cho khách hàng cuối cùng sử dụng sản phẩm.

Tóm lại, mỗi đối tượng sẽ nhìn nhận vị trí vendor và supplier khác nhau, với cách nhìn từ phía doanh nghiệp sản xuất thì supplier đóng vai trò là nhà cung cấp, còn vendor là nhà mua hàng, là nhà trung gian kết nối doanh nghiệp với khách hàng. Còn đối với khách hàng thì vendor là nhà cung cấp còn supplier thì khách hàng tiêu dùng sẽ không biết rõ bản chẩt về chủ thể này.

Ví dụ để làm rõ cho sự khác nhau giữa supplier và vendor: Có một doanh nghiệp tiến hành sản xuất bánh quy, lúc này supplier là nhà cung cấp nhiều nguyên vật liệu để sản xuất như đường, bơ, sữa, trứng, bột…, còn vendor sẽ mua lại một loại sản phẩm là bánh quy đã được hoàn thiện của doanh nghiệp và bán lại cho khách hàng. Trở thành nhà cung cấp bánh quy cho khách hàng sử dụng.

Cũng có những điểm khác nhau giữa vendor và seller tuy nhìn từ phía khách hàng thì vendor chính là người bán cũng giống như seller, tuy nhiên seller có nghĩa hẹp hơn với vendor. Seller thường là cá nhân mua sản phẩm từ nhà phân phối và bán lại cho khách hàng, còn với vendor thì có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp và đôi khi vendor tự sản xuất cung cấp hàng hóa cho khách hàng.

Phân biệt vendor với những nhân tố khác
Phân biệt vendor với những nhân tố khác

4. Các vendor thường chú trọng điều gì?

Vì vendor chủ yếu thực hiện hoạt động mua sản phẩm và bán lại cho khách hàng nên điều mà vendor thường quan tâm đó là nhu cầu sử dụng của khách hàng là chính, chứ họ không quan trọng đến chất lượng, mẫu mã sản phẩm nhiều. Mặt khác họ cũng quan tâm đến giá cả mua vào và tỷ lệ hư hỏng của sản phẩm để xem xét tính toán giá bán ra hợp lý mà vẫn thu được lợi nhuận. Thông thường các vendor như đại lý hay siêu thị, trung tâm thương mại sẽ cung cấp rất nhiều sản phẩm cho khách hàng.

Thu hút vendor để tối ưu hoạt động CCU
Thu hút vendor để tối ưu hoạt động CCU

Thời gian giao hàng, hay dịch vụ sau mua của doanh nghiệp dành cho vendor cũng được nhà cung cấp chú trọng quan tâm. Họ sẽ chọn những đối tác có lợi cho mình và để để đảm bảo lôi kéo được nhiều khách hàng hơn thì vendor cũng sẽ lựa chọn những đối tác cung cấp sản phẩm chất lượng và đúng theo xu hướng, nhu cầu của khách hàng.

Các doanh nghiệp sản xuất phải tìm cách thu hút càng nhiều vendor càng tốt để có thể mở rộng lượng lớn khách hàng. Doanh nghiệp có thể tìm kiếm vendor trong ngành của mình thông qua những chương trình hoặc triển lãm thương mại, giới thiệu sản phẩm và nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm đó. Cung cấp nhiều ưu đãi đặc biệt cho vendor, hoặc có những dịch vụ hậu mãi, đổi trả sản phẩm. Cho họ thấy được nhu cầu của sản phẩm doanh nghiệp mình trên thị trường.

Những vendor được khách hàng biết đến nhiều thì sẽ có nhiều lợi trong việc mua được hàng hóa với giá rẻ hơn, và sẽ thường mua lượng lớn tùy theo nhu cầu của khách hàng. Để mạng lại hiệu quả nhiều hơn trong quá trình đưa hàng hóa ra thị trường thì doanh nghiệp sản xuất phải liên kết chặt chẽ với nhà phân phối, nhà cung cấp nguyên vật liệu, nhà cung cấp - vendor và khách hàng.

Vendor cũng như một doanh nghiệp thông thường cũng có bộ phận thu mua và bộ phận bán hàng, và những phòng ban khác nhau. Vì thế cơ hội việc làm trong lĩnh vực này cũng có rất nhiều. Nếu bạn đang làm việc với vị trí kinh doanh, thu mua hay bán hàng của doanh nghiệp thì việc hiểu bản chất về khái niệm vendor cũng giúp bạn có những chiến lược tiếp cận khách hàng một hiệu quả hơn.

Việc làm liên quan đến vendor
Việc làm liên quan đến vendor

Qua bài viết vendor là gì? Hy vọng bạn đã biết được ý nghĩa của thuật ngữ này và phân biệt được vendor với những thuật ngữ liên quan khác. Bạn cũng đã có thể xây dựng nhiều phương án tiếp cận các vendor nhằm tối ưu hóa quá trình hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1604 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT