Giải đáp thắc mắc Loi trong xuất nhập khẩu là gì?

Tác giả: Trần Mai Phương

Hoạt động xuất nhập khẩu là một hoạt động có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển nền kinh tế của một quốc gia với các quốc gia trên thế giới. Vậy trong giao dịch hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu để bảo vệ chủ hàng khỏi những tổn thất do mất mát, trộm cắp, phá hủy hoặc các sự kiện có hại khác ảnh hưởng đến lô hàng thì giữa các bên liên quan cần có những điều kiện hay thỏa thuận gì đảm bảo? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gửi đến bạn một loại thư bồi thường LOI để giải đáp vấn đề trên và cùng tìm hiểu LOI trong xuất nhập khẩu là gì?

1. LOI trong xuất nhập khẩu là gì?

1.1. Xuất nhập khẩu là gì?

Xuất nhập khẩu được hiểu một cách đơn giản là hoạt động mua bán hàng hoá giữa các quốc gia trên thế giới. Các quốc gia không có hay rất ít mặt hàng hàng hoá này để cung cấp dùng trong nước thì sẽ đi mua của các quốc gia khác có hàng hoá đó thì gọi là nhập khẩu.

Còn ngược lại khi một quốc gia sản xuất hay tạo ra những hàng hoá dư thừa không sử dụng hết không nước có thể đem bán cho các quốc gia cần chúng thì gọi là xuất khẩu.

Xuất nhập khẩu đều là các hoạt động giao dịch mua bán cần có hợp đồng mua bán giữa các nước bao gồm hợp đồng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hoá. 

Xuất khẩu có vai trò vô cùng quan trọng nó đem lại lợi nhuận để phát triển nền kinh tế. Cụ thể nó sẽ giúp gia tăng nguồn ngoại tệ quốc gia để đảm bảo cán cân thương mại, gia tăng cơ sở hạ tầng, gia tăng thương hiệu khi các nước trên thế giới đều đang dùng các sản phẩm của quốc gia, độ nhận diện thương hiệu sẽ lớn và nhanh chóng trở thành thương hiệu toàn cầu.

Xuất nhập khẩu là gì?

1.2. Khái niệm LOI xuất nhập khẩu

LOI là được viết tắt từ Letter Of Indemnity có nghĩa là thư bồi thường trong xuất nhập khẩu. Thư bồi thường là một tài liệu bảo vệ chủ hàng khỏi những tổn thất do mất mát, trộm cắp, phá hủy hoặc các sự kiện có hại khác ảnh hưởng đến lô hàng.

Là chứng từ bảo vệ người vận chuyển/chủ hàng về mặt tài chính trước những hậu quả có thể xảy ra liên quan đến việc giải phóng hàng hóa mà không xuất trình vận đơn gốc. Thư bồi thường được sử dụng trong trường hợp hàng hóa đến cảng đến trước vận đơn gốc. Việc phát hành thư bồi thường cho phép người mua nhận hàng ngay lập tức, do đó tiết kiệm thời gian, chi phí lưu kho, chi phí bảo hiểm, v.v.

Ngoài ra, LOI không phải là một hợp đồng. Các thư có ý định dùng để thông báo cho người bán rằng người mua muốn tham gia vào các cuộc đàm phán để mua hàng. Họ không bắt buộc người mua hoặc người bán phải thực hiện giao dịch theo hợp đồng.

Những bức thư về ý định chỉ nên được coi là điểm mở đầu. Việc phát hành LOI không khiến người mua phải chịu trách nhiệm cho bất kỳ điều gì được viết trong đó. Cho đến khi hợp đồng được thống nhất và ký kết, cả hai bên đều có thể tự do rút lui khỏi các cuộc đàm phán bất cứ lúc nào và người mua không thể chịu trách nhiệm về các tuyên bố được đưa ra trong LOI.

Loi trong xuất nhập khẩu là thư bồi thường 

1.3. Ai có thể phát hành tài liệu này?

Các công ty vận chuyển, công ty bảo hiểm hoặc ngân hàng là bên thứ 3 thường phát hành tài liệu này, nhưng bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào cũng có thể cung cấp tài liệu này nếu cần.

Ngân hàng là bên thứ 3 thường phát hành tài liệu về Loi

Thư bồi thường được soạn thảo và ký trong khi các bên liên quan trong giao dịch đàm phán với nhau đang diễn ra để các điều khoản cuối cùng của thỏa thuận có thể khác với những gì đã được thỏa thuận trong thư ý định. Hai bên tiến hành thẩm định mọi thứ trước khi đi đến quyết định có đồng ý với những điều kiện đã đưa ra để đảm bảo đôi bên đều có lợi. Đó là một thực tiễn kinh doanh thận trọng để hoàn thành thẩm định trước khi ký một bức thư bồi thường.

Xem thêm: Giải đáp phiếu packing list là gì trong xuất nhập khẩu

2. Mục đích của LOI để làm gì?

Mục đích của LOI là đảm bảo trong quá trình xuất nhập khẩu thì bên A không phải chịu bất kỳ một tổn thất nào cho dù bên B có vi phạm pháp luật hay không. Tất cả các điều kiện đều được ghi một cách cụ thể ở trong LOI.

LOI là đảm bảo trong quá trình xuất nhập khẩu thì bên A không phải chịu bất kỳ một tổn thất nào

LOI được sử dụng rộng rãi trong mọi giao dịch kinh doanh giữa các bên khi tham gia vào giao dịch. Trường hợp khi công ty vận chuyển hàng hóa của bên sở hữu hàng hoá mà có xảy ra bất cứ vấn đề gì liên quan đến vận chuyển hàng hoá thì đều phải chịu bồi thường thiệt hại chỗ hàng hoá đó. LOI sẽ bảo vệ bên người sở hữu hàng hoá khi đơn hàng bị hỏng, mất hàng hay bị đánh cắp trong quá trình vận chuyển.

3. Thư bồi thường LOI bao gồm những thông tin gì?

Một bản bồi thường sẽ có những thông tin về các bên liên quan trực tiếp với nhau, bên thứ 3 soạn thư bồi thường và chi tiết các nội dung, điều kiện bên trong LOI có chữ ký của các bên và ngày bản bồi thường bắt đầu có hiệu lực. Những thông tin này cần được xác định một cách chính xác để đảm bảo thư bồi thường sẽ có hiệu lực pháp lý một khi đôi bên đã ký kết.

Xem thêm: Tìm hiểu về xuất nhập khẩu trực tiếp là gì? Ưu và nhược điểm 

4. Ứng dụng của LOI

LOI được sử dụng trong tất cả các giao dịch kinh doanh chính vì vậy mà LOI cần một nhóm pháp lý phác thảo các chi tiết những vấn đề có thể xảy ra trong kinh doanh. Ví dụ khi các doanh nghiệp mua bán sáp nhập lại với nhau, LOI sẽ thể hiện chi tiết việc giao dịch sẽ được thực hiện bằng tiền mặt hay thông qua một thương vụ nào khác mà giá trị của chúng không thay đổi.

Ngoài lĩnh vực kinh doanh LOI còn được hiểu là một bản di chúc. Ví dụ một đứa trẻ có thể nhận được những giá trị tài sản của cha mẹ chúng dành cho chúng khi họ qua đời. Tuy đây không phải văn bản pháp lý do những người có thẩm quyền đưa ra nhưng LOI có thể được thẩm phán toà án chịu trách nhiệm lập pháp cho những gì có thể xảy ra với một đưa trẻ.

LOI cũng được sử dụng như một bản tuyên bố cam kết cho những ai muốn theo học tại các trường cao đẳng đại học. 

5. Rủi ro của LOI có thể gặp phải

Hầu hết trong mọi giao dịch kinh doanh thì LOI đều không có tính chất pháp lý mà rủi ro của LOI lại xuất phát từ rủi ro thương mại, mà những rủi ro thường người bán phải chịu. Người mua khi trong tay họ có bản thư bồi thường họ sẽ nắm quyền chủ động trong mọi cuộc đàm phán khi hàng hoá đang được vận chuyển.

Những rủi ro của Loi thường người bán phải chịuNhững rủi ro của Loi thường người bán phải chịu

Những yêu cầu về thời gian vận chuyển hàng hoá thường là 60 đến 90 ngày là do bên mua yêu cầu và trong thời gian đó  bên bán không được phép bán cho một doanh nghiệp hay các bên khác đơn hàng đó.

Bên mua cũng phải chịu những rủi ro từ thư bồi thường

Một số rủi ro mà bên mua phải chịu:

Rủi ro khi có địa điểm cụ thể, nếu người bán có nghĩa vụ phải chuyển hàng hoá của người mua đến một địa điểm cụ thể được người mua yêu cầu thì rủi ro về hư hỏng, mất đồ sẽ được chuyển sang người mua chịu trách nhiệm với thiệt hại.

Những rủi ro về mất mát, hư hỏng hàng hóa sẽ chuyển qua chỗ người mua kể từ khi người mua nhận được hàng hoá và kiểm soát hàng hoá đó. 

Khi người mua không nhận hàng như theo hợp đồng thì rủi ro cũng sẽ thuộc về bên người mua.

Bài viết của chúng tôi đã gửi đến bạn biết LOI trong xuất nhập khẩu là gì? Các rủi ro mà LOI có thể gặp phải trong các giao dịch xuất nhập khẩu cũng như các giao dịch khác. Hy vọng rằng mọi chia sẻ của work247.vn sẽ đem lại cho bạn những thông tin bổ ích và lý thú đối với bạn.