PCS là gì trong xuất nhập khẩu? Thông tin và ý nghĩa của PCS

Theo dõi work247 tại
Bảo Vy tác giả work247.vn Tác giả: Bảo Vy

PCS là một thuật ngữ được sử dụng với đa dạng tầng nghĩa và trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, truyền thông,... Vậy PCS trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nghĩa là gì? Hãy cùng work247.vn tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tổng quan về PCS

1.1. PCS nghĩa là gì?

PCS là viết tắt của từ Personal Communication Service trong tiếng Anh khi dịch sang tiếng Việt thì nó có nghĩa là dịch vụ truyền thông cá nhân. Đây là một cụm từ để dùng trong nhiều trường hợp và nhiều lĩnh vực khác nhau như: kinh doanh, in ấn, kĩ thuật,... PCS không mang giá trị tính toán tuyệt đối mà định lượng hàng hoá một cách tương đối. Ngoài ra, PCS là đơn vị quốc tế và được sử dụng phổ biến trong giao tiếp và trong các giao dịch mua bán tại các nước Châu Âu.

PCS nghĩa là gì?
PCS nghĩa là gì?

PCS ngoài ra còn có các nghĩa khác như:

Permanent Change of Station nghĩa là thay đổi vĩnh viễn của trạm

Public and Commercial Services nghĩa là dịch vụ công cộng và thương mại

Process Control Systems nghĩa là hệ thống điều khiển quá trình

Philosophy of Computer Science nghĩa là triết học về khoa học máy tính

Process Control Solution nghĩa là giải pháp điều khiển quá trình

Xem thêm: Giải đáp khái niệm notify party trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là gì?

1.2. Các lĩnh vực sử dụng PCS

1.2.1. Lĩnh vực xuất nhập khẩu 

Trong ngành xuất nhập khẩu thì PCS được sử dụng như một loại phí hoặc một loại thuế tại các tàu cảng

1.2.2. Lĩnh vực truyền thông

Được viết tắt của từ Personal Communication Service mang ý nghĩa là dịch vụ truyền thông cá nhân. Trong lĩnh vực này PCS là những hình ảnh, âm thanh được truyền thông qua một quá trình đặc biệt.

Các lĩnh vực sử dụng PCS
Các lĩnh vực sử dụng PCS

1.2.3. Lĩnh vực in ấn

Trong ngành công nghiệp in, PCS mang ý nghĩa là tín hiệu tương phản in về độ sáng và mã vạch in, được viết tắt của từ Print Contrast Signal. 

1.2.4. Lĩnh vực kỹ thuật

Trong lĩnh vực kỹ thuật thì PCS bao gồm hệ thống các dịch vụ truy cập không dây và các loại di động khác nhau với mục đích cho phép người dùng được sử dụng thoải mái với mọi nhu cầu và ở mọi nơi.

1.3. PCS trong xuất nhập khẩu nghĩa là gì?

PCS là từ viết tắt của Port Congestion Surcharge trong tiếng Anh có thể được hiểu là một loại thuế hay một loại phí được thu tại các cảng tàu vận chuyển hàng hoá, thương mại. Port Congestion Surcharge được sử dụng phổ biến khi tàu và hàng cập bến tại cảng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và giá cả của hàng hoá.

Đơn vị tính của PCS là Pieces. Pieces là một đơn vị mang tính tương đối và dùng để chỉ số lượng hàng hóa, vật dụng. PCS được sử dụng như một đơn vị tính toán và nó xuất hiện khá nhiều trong các đơn hàng ở công ty xuất nhập khẩu

PCS trong xuất nhập khẩu nghĩa là gì?
PCS trong xuất nhập khẩu nghĩa là gì?

Ví dụ: 

Trong một hoá đơn bạn thấy ghi 10pcs bánh gạo thì ở đây PCS sẽ được hiểu là “cái”. Ý muốn nói ở đây là 10 cái bánh gạo

Trong một ví dụ khác xuất hiện 30pcs phô mai, thì PCS lại được hiểu là “miếng” tức là 30 miếng phô mai. Trong mỗi ngữ cảnh thì PCS lại được hiểu theo một nghĩa khác nhau, tùy theo từng hoàn cảnh mà chúng ta sử dụng nó một cách hợp lý.

2. PCS ứng dụng gì vào xuất nhập khẩu?

2.1. PCS phụ phí

Trong lĩnh vực kinh doanh, xuất nhập khẩu, PCS thường được dùng như một loại thuế, phụ phí và được quản lý bởi các tàu cảng. Phần phí này được tính khi tàu cập cảng và có hàng hoá đi kèm. Đây được xem như hoạt động giao dịch hàng hóa để chi trả những chi phí hoạt động. Nó hoàn toàn thuận lợi và trở lên phù hợp. Dựa theo thời gian cập cảng, số lượng hàng hoá trên tàu mà chi phí khi cập cảng sẽ khác nhau

Ví dụ: 

Một hãng vận tải biển, một tàu chở hàng có lịch trình theo ngày và giờ cập bến định sẵn tại cảng, thực hiện dỡ hàng và xếp hàng trước khi di chuyển đến cảng hàng tiếp theo. Tại cảng Los Angeles thì thời gian trung bình cho một tàu cập bến và neo đậu là 14,5 ngày. Và trong khoảng thời gian này các chủ khai thác tàu phải trả một khoản phí bao gồm phí bến, phí tàu và nhân viên trong thời gian chờ đợi.

PCS ứng dụng gì vào xuất nhập khẩu ?
PCS ứng dụng gì vào xuất nhập khẩu ?

2.2. PCS đơn vị

PCS trong đời sống và giao dịch ngày này được gọi là một đơn vị đếm. Nó không mang giá trị tuyệt đối mà chỉ mang giá trị tương đối, trong mỗi trường hợp thì PCS được ứng dụng theo từng đơn vị khác nhau nhằm mục đích đo lường số lượng hàng hoá

PCS có thể gọi là : cái, miếng, thùng, viên,... phù hợp với từng loại đơn vị hàng hoá. Đây là một đơn vị phổ biến trong giao dịch mua bán, xuất hiện trên các hoá đơn, trong giao tiếp tại nước ngoài.

2.3. PCS QTy

PCS QTy viết tắt của cụm từ Quantity Pieces được hiểu là tổng số lượng PCS. Thường được dùng trong các hoá đơn hàng hoá xuất nhập khẩu ở các nước Châu Âu và dựa vào số lượng đơn hàng.

Ví dụ: 

QTy PCS  là 7000 psc thì nó có nghĩa là tổng sản phẩm của đơn hàng đó là 7000 cái

Xem thêm: Có các nghiệp vụ xuất nhập khẩu nào nhân viên cần thiết phải có? 

3. Những loại PCS phổ biến và ít phổ biến trong xuất nhập khẩu

3.1. Những loại PCS phổ biến trong xuất nhập khẩu

3.1.1. PCS - Currency Adjustment Factor

CAF  là loại phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ

Ngoài phụ phí cước biển hãng tàu thu phụ phí từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ

3.1.2. PCS - Bunker Adjustment Factor 

BAF là loại phụ phí biến động giá nhiên liệu

Ngoài phụ phí cước biển hãng tàu thu phụ phí từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu. BAF được hiểu tương đương với thuật ngữ FAF (Fuel Adjustment Factor)

Những loại PCS phổ biến trong xuất nhập khẩu
Những loại PCS phổ biến trong xuất nhập khẩu

3.1.3. PCS - Change of Destination

COD là loại phụ phí thay đổi nơi cập bến

Đây là phụ phí của hãng tàu thu nhằm mục đích bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp xảy ra chủ tàu có nhu cầu thay đổi cảng cập bến ví dụ như: phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển đường bộ, phí xếp hàng,…

3.1.4. PCS - Container Imbalance Charge

CIC là phụ phí của container

Ngoài phụ phí cước biển hãng tàu còn thu của chủ hàng nhằm mục đích bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển lượng lớn container rỗng từ nơi nhiều đến nơi ít

3.1.5. PCS - Destination Delivery Charge

DDC là loại phụ phí giao hàng tại cảng

Phụ phí này là phụ phí mà chủ tàu thu nhằm mục đích bù đắp cho chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng và phí ra vào cảng chứ không liên quan đến việc giao hàng. Người gửi hàng không phải trả bất kỳ chi phí gì vì chi phí này liên quan đến chi phí phát sinh tại cảng lúc cập bến

3.1.6. PCS - Terminal Handling Charge

THD là loại phụ phí xếp dỡ hàng tại tàu cảng 

Phụ phí xếp hàng, dỡ hàng tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng. Khoản phí xếp hàng và các khoản phí đi kèm khác sẽ được người chủ hàng thu lại từ người gửi thì khoản phí đó sẽ đc gọi là phí THC 

3.2. Những loại PCS ít gặp trong xuất nhập khẩu

PCS - A.P. Additional Premium

PCS - A.V.R. Ad Valorem Rate

PCS - ACC Alameda Corridor Charge

Những loại PCS ít gặp trong xuất nhập khẩu
Những loại PCS ít gặp trong xuất nhập khẩu

PCS - ACI Advance Commercial Information Charge

PCS - ADM.C Administration Charge

PCS - ADMSED Administration Fee

PCS - AGC Aden Gulf Surcharge

PCS - ARBI/D Outport Arbitrary At Port Of Discharging

Vừa rồi là những chia sẻ của work247.vn về pcs là gì trong xuất nhập khẩu. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi mang lại bên trên đã giúp các quý độc giả có cái nhìn khái quát hơn về khái niệm cũng như đặc điểm để phân biệt rõ ràng pcs trong mọi lĩnh vực!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem386 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT