LSS trong xuất nhập khẩu là gì? Những điều bạn chưa biết về LSS
Tác giả: Linh Anh Nguyễn
Nếu xét về chi phí vận tải xuất nhập khẩu thì vận chuyển qua đường biển là một phương pháp tiết kiệm được nhiều chi phí khi giao dịch hàng hóa. Tuy nhiên, tất cả các tàu thương mại hiện nay đều đang chạy bằng nhiên liệu hóa thạch như MGO (dầu khí hàng hải), HFO (dầu diesel hàng hải), IFO (dầu nhiên liệu trung gian), MFO (dầu nhiên liệu hàng hải), chúng được gọi chung là nhiên liệu boongke. Các loại nhiên liệu này chứa hàm lượng lưu huỳnh cao và gây hại đến môi trường. Do đó, Tổ chức Hàng Hải quốc tế đã đánh thêm một khoản phụ phí liên quan đến nhiên liệu vận tải đường biển để mong muốn giảm thiểu những tác động tiêu cực của nó đến môi trường. Một trong những loại chi phí được áp dụng và thực hiện trong nhiều năm trong vận tải đường biển là LSS. Để biết những thông tin chi tiết về LSS trong xuất nhập khẩu là gì, mời các bạn theo dõi tiếp bài viết này.
1. Bạn biết gì về LSS?
1.1. LSS là gì?
LSS là viết tắt của Low Sulfur Surcharge có nghĩa là lượng lưu huỳnh thấp. Phí LSS được áp dụng được giải thích là phụ phí giảm thiểu lưu huỳnh. LSS là phụ phí mà các hệ thống dây chuyền vận tải thu để trang trải các chi phí liên quan đến việc sử dụng nhiên liệu có lưu huỳnh thấp trong quy định của Tổ chức IMO.
Bên cạnh đó, cũng có những khái niệm với ý nghĩa tương tự như LSF (Low Sulfur Fuel Surcharge) - phụ phí giảm thiểu năng lượng lưu huỳnh, GFS (Green Fuel Surcharge) - Phí nhiên liệu xanh. LSS là tên gọi chính thức được sử dụng nhiều nhất, những tên gọi còn lại cũng chỉ là cách gọi khác được sử dụng ở các tàu khác nhau, nhưng nói chung chúng vẫn là một.
Xem thêm: PCS là gì trong xuất nhập khẩu? Thông tin và ý nghĩa của PCS
1.2. Tại sao có phí LSS?
Giới chuyên gia đã nghiên cứu, thử nghiệm và chứng minh rằng lưu huỳnh có những ảnh hưởng vô cùng độc hại đến môi trường. Bằng cách đốt cháy và thay đổi các khoáng chất chứa lưu huỳnh, quá nhiều lưu huỳnh đioxit (SO2) đã được thải vào bầu khí quyển, sau đó biến đổi thành axit sunfuric. Mặc dù lưu huỳnh cần thiết cho hoạt động của các sinh vật sống, nhưng tiếp xúc với kết tủa lưu huỳnh hay mưa axit sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
Bên cạnh đó, lưu huỳnh cũng là một thành phần quan trọng và phổ biến trong nhiên liệu như nhiên liệu tàu vận tải trên biển. Nhiên liệu thông thường trong vận chuyển là dầu nặng, và hàm lượng lưu huỳnh từ 1 đến 3,5%. Khi vận hành, lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu sẽ bị phát thải ra môi trường, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Trong khi đó, nếu sử dụng nhiên liệu thuần khiết hơn, ít lưu huỳnh hơn thì chi phí lại đắt hơn, do đó các chủ tàu vẫn ưu tiên sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao bất chấp rủi ro sức khỏe. Mục đích của phí LSS là bù đắp một phần chi phí vận hành nhiên liệu nhẹ nhưng đắt đỏ hơn. Số tiền các tàu phải trả sẽ phụ thuộc chủ tàu và tuyến đường. Tuy nhiên, phụ phí này có thể sẽ bị chuyển sang vai của người tiêu dùng bằng cách tăng phí vận chuyển.
Giảm lượng khí thải lưu huỳnh sẽ làm chậm quá trình nóng lên toàn cầu và cải thiện rõ rệt chất lượng không khí. Khoản phí này có vẻ không phải là cái giá quá cao vì môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng bởi hoạt động từ các tàu vận tải hàng chục năm qua, sự cân bằng đã mất ổn định bởi các hành động của loài người.
Theo Tổ chức Hàng Hải Quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển, ở một số khu vực, lượng lưu huỳnh và các hợp chất độc hại của nó không được phép vượt quá một mức nhất định. Từ năm 2010, lượng lưu huỳnh của nhiên liệu không được quá 1%, và từ năm 2015, giá trị này đã được đổi thành 0,1%. Bắt đầu từ năm 2020, quy định về hàm lượng lưu huỳnh trong dầu nhiên liệu sẽ được thắt chặt, nhằm giảm lượng oxit lưu huỳnh thải ra từ tàu. Điều này sẽ được thực hiện để cải thiện các lợi ích về sức khỏe và môi trường cho toàn thế giới, chủ yếu cho các nhóm dân cư sống gần các bờ biển và cảng. IMO đã đưa ra quy định giới hạn hàm lượng lưu huỳnh trong dầu là dưới 0,5%. Hiện nay, giới hạn toàn cầu đối với hàm lượng lưu huỳnh trong dầu nhiên liệu là 3,5%.
1.3. Phí LSS ảnh hưởng đến các chủ tàu và người tiêu dùng như thế nào?
Quy định về khoản phụ phí này yêu cầu sự thích nghi của hàng hóa với các điều kiện vận hành mới. Các chủ tàu cũng bắt buộc phải sử dụng nhiên liệu khử lưu huỳnh để đáp ứng các yêu cầu do tổ chức đặt ra. Tuy nhiên, loại nhiên liệu này lại gây gánh nặng về mặt tài chính cho các chủ tàu, vì nó thậm chí còn đắt gấp 4 lần loại có nồng độ lưu huỳnh cao. Ngoài ra, các chủ tàu có thể lựa chọn một phương pháp khác đó là chuyển sang khí đốt tự nhiên, tuy nhiên việc cải tiến tàu để thích ứng với việc vận hành bằng năng lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng là vô cùng tốn kém và chưa có điều kiện để ứng dụng hoàn chỉnh. Nhưng nếu không đáp ứng các quy định thì chủ tàu sẽ phải chịu trách nhiệm và gánh hậu quả nếu lỡ xảy ra sự cố hay ảnh hưởng nghiêm trọng.
Để đáp ứng yêu cầu tại vùng được quy định duy trì hàm lượng lưu huỳnh 0,1%, các công ty vận tải biển phải sử dụng các loại nhiên liệu có độ tinh khiết cao hơn hoặc phải có biện pháp lắp đặt các thiết bị giảm thải lưu huỳnh ra môi trường. Hầu hết các đơn vị vận chuyển bằng đường biển sẽ cộng dồn phụ phí LSS trong giá cước vận chuyển đường biển để giảm thiểu chi phí phải bỏ ra do khoản phụ phí phát sinh này. Do đó, giá cước vận chuyển đường biển sẽ trở nên đắt đỏ hơn.
1.4. Phí LSS được tính như thế nào?
Phụ thuộc vào khối lượng và các loại mặt hàng thì phụ phí LSS lại có những mức giá khác nhau. Mức phí này sẽ được các tàu thu riêng của khách hàng hoặc phổ biến hơn là cộng vào luôn mức phí vận chuyển khi báo giá. Số tiền có thể dao động từ 35 đến 370 USD, không ổn định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mặt hàng, hàng đông lạnh sẽ có phụ phí LSS cao hơn, phụ thuộc vào chủ tàu, phụ thuộc vào tuyến đường biển, phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa,...
Có thể nói, các tàu sẽ khó mà chuyển sang sử dụng nhiên liệu sạch để giảm phí LSS mà vẫn sẽ duy trì ở giới hạn lưu huỳnh trong nhiên liệu cho phép và chuyển phí LSS này sang người tiêu dùng.
Xem thêm: ICD trong xuất nhập khẩu là gì? Vai trò của ICD đối với xuất nhập khẩu
2. Làm sao để đáp ứng các tiêu chí của LSS?
Để đáp ứng được các tiêu chí mới, các chủ tàu cần chú ý thực hiện những điều sau:
Nghiêm túc tuân thủ quy định về giới hạn lưu huỳnh trong nhiên liệu vận tải đường biển. Hiện tại là 3,5%. Tuyệt đối không vì lợi nhuận mà sử dụng nhiên liệu độc hại, có nồng độ lưu huỳnh quá mức quy định.
Sử dụng những phương án mới để giảm đến mức tối thiểu lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu như sử dụng nhiên liệu sạch và tinh khiết hơn, chứa ít lưu huỳnh hơn,...Giảm thiểu lượng lưu huỳnh phát thải bằng cách sử dụng hệ thống lọc khí, hệ thống giảm phát thải,...
Qua bài viết này của work247.vn bạn đã biết LSS trong xuất nhập khẩu là gì chưa. Để cải thiện môi trường, các quy định sẽ vẫn tiếp tục thay đổi và khắt khe hơn, các doanh nghiệp vận tải cũng sẽ phải áp dụng trong hoạt động kinh doanh của mình. LSS là cần thiết cho môi trường, tuy chi phí sẽ tăng cao nhưng chúng ta vẫn phải chấp nhận nó.