[Maintenance là gì?] Vai trò của Bảo trì trong doanh nghiệp

Tác giả: Nguyễn Hà Linh 09-05-2024

Một hoạt động “bắt buộc” để giữ nhịp độ phát triển ổn định cho một doanh nghiệp, đó chính là Maintenance, hay nghĩa tiếng Việt là bảo trì. Doanh nghiệp thường thiết kế quy trình bảo trì tài sản để đảm bảo hiệu suất, chức năng và những giá trị mà các trang thiết bị, máy móc,... của họ mang lại ở mức luôn ổn định. Cùng work247.vn tìm hiểu rõ hơn về khái niệm Maintenance là gì? Vai trò của Maintenance với các doanh nghiệp và phân loại của chúng nhé!

Việc Làm Kỹ Thuật

1. Giải đáp thuật ngữ Maintenance là gì?

Giải đáp thuật ngữ Maintenance là gì?

Maintenance / ´meintənəns / là một danh từ trong tiếng Anh, được sử dụng để chỉ sự bảo vệ, duy trì và giữ gìn. Mặc dù vậy, Maintenance thường được sử dụng trong môi trường kỹ thuật. Khi đó, Maintenance mang ý nghĩa bảo trì, là hoạt động đề cập đến các khía cạnh như sửa chữa, kiểm tra chức năng, hỗ trợ, hoặc thay thế các thiết bị, máy móc và cơ sở vật chất, tài sản trong các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, trong công nghiệp, trong đời sống cư dân hay các dự án cấp Chính phủ. Nhìn chung, nói đến khái niệm Maintenance là gì? Người ta sẽ nghĩ đến các hoạt động như sau:

+ Thứ nhất: Mọi hoạt động đề cập đến việc điều chỉnh, đo lường, kiểm tra, thay thế, sửa chữa. Khôi phục hoặc giữ lại một đơn vị chức năng để thể hiện các công dụng cần thiết trong nhiều trạng thái nhất định.

+ Thứ hai: Mọi hành động đề cập đến việc phục vụ, thử nghiệm, sửa chữa, xây dựng, kiểm tra,... để giữ lại vật liệu trong một trạng thái có thể khôi phục hoặc sửa chữa nhằm phục vụ cho một công dụng nhất định.

+ Thứ ba: Mọi hoạt động đề cập đến việc sửa chữa và cung cấp trong nhiệm vụ của mình.

+ Thứ tư: Mọi hoạt động đề cập đến quá trình cần thiết để đảm bảo, giữ gìn cho một doanh nghiệp, nhà máy, xưởng sản xuất,... được vận hành liên tục, hiệu suất ổn định trong mọi hoàn cảnh.

2. Vai trò của Bảo trì (Maintenance) đối với doanh nghiệp

Vai trò của Bảo trì (Maintenance) đối với doanh nghiệp

Nhận thức được năng suất của mình phụ thuộc phần lớn vào tài sản gọi chung, trang thiết bị và vật tư, máy móc nói riêng. Chính vì thế, các doanh nghiệp dường như rất quan tâm và coi trọng vấn đề bảo trì. Qua việc giải thích khái niệm Maintenance là gì? Chúng ta cũng có thể nhận ra, bảo trì là một yếu tố quan trọng trong quá trình đảm bảo một doanh nghiệp hoạt động tốt.

Maintenance dường như hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác duy trì, đảm bảo nguồn lực của họ được vận hành tốt. Trong đó, công tác quản lý bảo trì còn giúp kiểm soát về ngân sách và thời gian để đảm bảo quy trình sản xuất mang lại hiệu quả tối đa và các cơ sở, tiện ích liên quan khác. Bên cạnh đó, Maintenance còn đóng vai trò là một “công cụ” giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng về sản xuất, thúc đẩy lòng tin về thương hiệu, từ đó gia tăng và cam kết sự ổn định trong doanh thu đầu ra.

Maintenance là một thành phần quan trọng trong hoạt động đảm bảo về chất lượng. Đặc biệt, nó có thể là một yếu tố mấu chốt trong sự đảm bảo về thành công bền vững của một doanh nghiệp. Tài sản, nguồn lực của doanh nghiệp nếu được duy trì ở “thể trạng” kém, có thể sẽ gây nên sự ngưng trệ hoặc tạm dừng việc sản xuất. Mặt khác, tài sản, trang thiết bị, máy móc nếu gặp các sự cố có thể gây ra sự mất mát đáng kể về ngân sách của các doanh nghiệp.

Khi một sự cố xảy ra, chờ đợi đến khi máy móc hoạt động trở lại bình thường là sự đánh đổi về chi phí nhân công và những chi phí khác. Nào là chi phí sửa chữa, kiểm tra, bảo trì bảo dưỡng, thậm chí là thay thế hoàn toàn,... Nói tóm lại, hậu quả của việc không thường xuyên xem trọng công tác bảo trì sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của mọi công ty. Ngày nay, nhận thức được vai trò của Maintenance trong quá trình quản lý và vận hành, doanh nghiệp đã chú trọng hơn trong việc thiết lập các giải pháp, phương thức để tối ưu hoạt động bảo trì của mình!

Xem thêm: Bỏ túi top các câu hỏi phỏng vấn bảo trì điện phổ biến nhất

3. Tìm hiểu các phân loại Maintenance hiện nay

Từ khái niệm Maintenance là gì? Người ta phân loại Maintenance thành những Maintenance phổ biến dưới đây:

3.1. Corrective Maintenance - Bảo trì khắc phục

Corrective Maintenance - Bảo trì khắc phục

Bảo trì khắc phục được sử dụng ngay trong trường hợp vừa phát hiện sự cố trên một máy móc, thiết bị, hoặc dây chuyền sản xuất. Bảo trì khắc phục hướng đến mục tiêu làm cho các máy móc hoạt động bình thường trở lại, để hoàn thiện và hoạt động được các chức năng ban đầu. Phân loại bảo trì này có thể được các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch ban đầu hoặc không, phụ thuộc vào kế hoạch thiết lập cụ thể đã có trước đó hay chưa?

Nhân sự trong bộ phận bảo trì sẽ áp dụng phân loại bảo trì này khi chưa được lên kế hoạch, nhằm đối phó ngay với sự cố thường không thể dự đoán trước. Bảo trì khắc phục cho các cá nhân trực tiếp làm việc khả năng thực hiện các giải pháp can thiệp cá nhân mà không lo bị trì hoãn. Ngay cả trong trường hợp họ có thể chọn liên có nên bảo trì máy móc tại chỗ hay không, trong khi đã phát hiện sự cố hoặc sau đó. Có thể khá tốn kém nếu như bảo trì khắc phục không được lên kế hoạch cụ thể.

3.2. Predetermined Maintenance - Bảo trì định trước

Predetermined Maintenance - Bảo trì định trước

Predetermined Maintenance là gì? Đó là loại bảo trì được xác định trước. Có lẽ đây là một trong những loại Maintenance ít được đề cập đến nhất, vì nó không phụ thuộc vào tình trạng máy móc thực tế mà là các chương trình được cung cấp bởi các nhà sản xuất. Các chương trình này được thiết lập dựa trên sự am hiểu về các cơ chế thất bại cũng như thời gian trung bình để thất bại có được qua quá trình quan sát ỏ một thiết bị và các thành phần khác nhau của nó trong quá khứ.

Một vài giả định cho rằng loại Maintenance này chỉ được áp dụng theo các chương trình do các nhà sản xuất thiết lập, hỏng hóc và rủi ro sẽ cao hoặc thấp hơn cho dù máy móc hoặc các bộ phận là mới hay cũ. Các nhóm bảo trì không có lựa chọn nào khác ngoài việc dựa trên cơ sở này để có thể dự đoán được những thất bại.

Loại Maintenance này không đảm bảo rằng các bộ phận trên thiết bị sẽ không gặp các sự cố. Vì tất cả các chương trình của nhà sản xuất đều dựa trên các thống kê về lỗi, nhưng chúng không tính đến trạng thái thực tế của thiết bị đó.

3.3. Condition-based Maintenance - Bảo trì dựa trên điều kiện

Condition-based Maintenance - Bảo trì dựa trên điều kiện

Condition-based Maintenance là loại bảo trì phức tạp nhất trong số các phân loại Maintenance. Bảo trì dựa trên điều kiện hướng đến mục tiêu ngăn chặn sự thất bại và yêu cầu kiểm tra thường xuyên của các cơ quan chức năng, hiệu quả cũng như các chỉ số khác thuộc về hệ thống. Mọi dữ liệu có thể được thu thập tự động từ xa hoặc trên hiện trường nhờ kết nối internet với thiết bị, để đảm bảo rằng nó không bị kiểm soát liên tục.

Ngay cả khi bảo trì điều kiện có vẻ khá khó để thực hiện, vì nó nhấn mạnh về yếu tố ngân sách. Đặc biệt, các kỹ thuật viên bảo trì tiến hành kiểm tra liên tục các thiết bị cũng như bộ phận của họ. Họ sẽ chỉ chịu trách nhiệm cho những bộ phận cần được thay thế hoặc sửa chữa.

3.4. Preventive Maintenance - Bảo trì phòng ngừa

Preventive Maintenance - Bảo trì phòng ngừa

Preventive Maintenance được áp dụng bởi đội ngũ kỹ thuật viên hoặc người quản lý trước khi máy móc, thiết bị, dây chuyền và các tài sản của doanh nghiệp nói chung xảy ra sự cố. Mục đích của loại Maintenance này là để hạn chế sự hỏng học hoặc xuống cấp của một linh kiện, thiết bị hoặc phụ tùng. Để thực hiện được loại Maintenance này, các cá nhân phải xem xét lịch sử bảo trì của từng bộ phận, theo dõi các sự cố trong quá khứ. Do đó, họ có thể xác định được phạm vi thời gian trong đó một bộ phận của máy móc có thể bị hỏng.

Xem thêm: Tìm việc làm bảo trì cơ khí

4. Tại sao Bảo trì phòng ngừa rất quan trọng đối với doanh nghiệp?

Như chúng ta vừa phân tích, Maintenance có nhiều loại, mỗi loại có thể được áp dụng vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, nói đến Maintenance, thì Preventive Maintenance hay bảo trì phòng ngừa mang nhiều ưu điểm nhất.

+ Thứ nhất, bảo trì phòng ngừa tiết kiệm được chi phí: Nếu doanh nghiệp chờ đợi một bảo trì khắc phục ngay lập tức, lúc máy móc đang bị hỏng hóc, có lẽ sẽ khiến họ tốn kém rất nhiều chi phí. Hoặc trong thời gian máy móc không bị hỏng, nhân viên của họ sẽ trở nên nhàn rỗi, không có việc làm, gây thiệt hại lâu dài cho thương hiệu của họ. Một sự cố bất ngờ cũng có thể phải trả một cái giá để thuê nhân sự giải quyết. Một Maintenance phòng ngừa có thể tiết kiệm ngân sách cho doanh nghiệp vì các nỗ lực sẽ tập trung vào việc ngăn ngừa sự cố thiết bị thay vì ứng phó trong các trường hợp khẩn cấp.

+ Thứ hai, bảo trì phòng ngừa giúp cải thiện an toàn: Khi thiết bị không được hoạt động trong một điều kiện tối ưu, nó sẽ tạo ra khá nhiều mối nguy hiểm. Điều kiện làm việc không an toàn và thậm chí là các tình huống khẩn khi công nhân bị tai nạn. Bảo trì phòng ngừa sẽ cải thiện sự an toàn của thiết bị và do đó, sự an toàn của công nhân sẽ hạn chế được việc tai nạn ngoài ý muốn.

Vai trò của Bảo trì phòng ngừa đối với doanh nghiệp?

+ Thứ ba, bảo trì phòng ngừa giúp tăng hiệu quả thiết bị: Qua kế hoạch bảo trì phòng ngừa, những hoạt động như kiểm tra, thay thế linh kiện, vệ sinh,... Những sửa chữa nhỏ này có thể giúp thiết bị vận hành hiệu quả hơn. Đổi lại, doanh nghiệp cũng sẽ được hưởng lợi từ việc tiết kiệm năng lượng và nhiên liệu vì thiết bị sẽ hoạt động với hiệu năng cao nhất.

+ Thứ tư, bảo trì phòng ngừa giúp cải thiện độ tin cậy: Nó có thể giúp doanh nghiệp trở thành một đối tác kinh doanh đáng tin cậy hơn. Khách hàng có thể tin tưởng vào một công ty để cung cấp các sản phẩm, vật liệu hoặc dịch vụ đúng hạn mà không có sự chậm trễ không cần thiết. Một khách sạn với điều hòa bị hỏng sẽ không bao giờ thu hút được khách hàng về mặt lâu dài. Bằng cách luôn cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đáng tin cậy, một doanh nghiệp có thể nâng cao dịch vụ khách hàng và cải thiện hình ảnh thương hiệu của mình.

+ Thứ năm, bảo trì phòng ngừa giúp bảo quản tài sản: Hầu hết các thiết bị ngày nay đều không rẻ. Một doanh nghiệp luôn quan tâm đến chất lượng tài sản của mình sẽ càng có khả năng tồn tại bền vững. Bảo trì phòng ngừa sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của các tài sản trong doanh nghiệp. Để những tài sản đó có thể đồng hành lâu hơn cùng với doanh nghiệp. Lâu dài có thể thúc đẩy việc tăng lợi nhuận và giảm nhiều chi phí.

Xem thêm: [Cập nhật] Mô tả công việc nhân viên bảo trì - Việc làm mọi nơi

5. Điểm danh các ngành cần đến hoạt động Maintenance

Điểm danh các ngành cần đến hoạt động Maintenance

Maintenance là gì? Maintenance nói chung đặc biệt quan trọng và rất cần được các doanh nghiệp đầu tư trong quá trình phát triển của mình. Đặc biệt, ở một số ngành công nghiệp đặc thù, công tác bảo trì là yếu tố mấu chốt, yếu tố bắt buộc không thể bỏ qua. Đó là những ngành sau:

+ Thứ nhất, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm: Công nghiệp chế biến thực phẩm thường sử dụng đến rất nhiều công cụ máy móc. Đặc biệt là được hoạt động theo quy trình dây chuyền chế biến. Để hiệu năng luôn được ổn định, việc bảo trì thiết bị là rất cần thiết.

+ Thứ hai, ngành nhà hàng: Có nhiều loại thiết bị được sử dụng trong các hoạt động ở một nhà hành. Từ bộ phận bếp cho đến bộ phận pha chế, phục vụ, vệ sinh,... tất cả đều cần bảo dưỡng và kiểm tra thường xuyên.

+ Thứ ba, ngành xây dựng: Dụng cụ cầm tay, các thiết bị di động hạng nặng, các bộ phận cần thiết trong các công trình thi công,... cần phải được xem xét liên tục để đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất cho công nhân.

+ Thứ tư, ngành công nghiệp sản xuất ô tô: Để chế tạo hay lắp ráp bất kỳ một chiếc xe nào, các thiết bị tinh chỉnh là vô cùng cần thiết. Do đó, để đáp ứng nhu cầu sản xuất, cách tốt nhất là triển khai quản lý bảo trì thiết bị tốt để bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị thường xuyên.

Maintenance là gì? Khái niệm và tầm quan trọng của Maintenance trong hoạt động phát triển của các doanh nghiệp đã được work247.vn thông tin đến bạn kịp thời!