Những điều cần nắm về mức lương tối thiểu vùng là gì?
Tác giả: Hằng Lê 30-03-2024
Hầu hết người lao động không mấy khi để ý đến mức lương tối thiểu vùng mà chỉ quan tâm tới mức thu nhập mà mình nhận được vào cuối tháng.Vậy mức lương tối thiểu vùng là gì? Người lao động cần nắm được nhưng quy định gì về mức lương này?... Hãy để bài viết dưới đây giúp bạn trả lợi những câu hỏi này nhé!
1. Đặc trưng của mức lương tối thiểu vùng
1.1. Khái niệm mức lương tối thiểu vùng là gì?
Nhìn vào cái tên “mức lương tối thiểu vùng” chúng ta cũng có thể hiểu được theo cách đơn giản là mức lương thấp nhất được quy định tại một không gian địa lý nhất định. Đây là khoản tiền lương thấp nhất mà các doanh nghiệp tại khu vực được quy định phải trả cho người lao động.
Và theo như quy định của pháp luật thì mức lương cơ bản được định nghĩa chi tiết cụ thể là: Mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả lương tùy theo ví trị của doanh nghiệp đặt tại các vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV mà có các mức lương tối thiểu khác nhau.
Hiện tại, các khu vực được chia vùng có quy định mức lương tối thiểu vùng gồm 3 vùng:
- Vùng I: Gồm các quận huyện, trung tâm đô thị lớn tại các thành phố lớn, các tỉnh thành phát triển như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu
- Vùng II: Là các thành phố trực thuộc tỉnh, một số huyện, thị xã phát triển của thành phố, tỉnh
- Vùng III, Vùng IV: Các huyện, thị xã của tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế thấp
1.2. Bản chất của mức lương tối thiểu vùng
Mức lương tối thiểu vùng mức lương cơ sở để người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận với nhau, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Đồng thời, mức lương này còn là cơ sở để đóng và hưởng các khoản BHXH, BHYT, Bảo hiểm tự nguyện của người lao động. Mức đóng bảo hiểm thấp nhấp bằng mức lương tối thiểu
2.Các quy định mới nhất cần nắm về mức lương tối thiểu vùng.
Mức lương tối thiểu vùng được quy định áp dụng từ ngày 1/1/2019 như sau:
- Vùng I: 4.180.000 đồng
- Vùng II: 3.710.000 đồng
- Vùng III: 3.250.000 đồng
- Vùng IV: 2.920.000 đồng
Một chút so sánh với mức tăng của mức lương tối thiểu vùng năm 2019 so với năm 2018:
- Vùng I: Tăng thêm 5% ( tăng 200.000 đồng so với mức 3.980.000 đồng năm 2018)
- Vùng II: Tăng thêm 5,1% ( tăng 180.000 đồng so với mức 3.530.000 đồng năm 2018)
- Vùng III: Tăng thêm 5,2% ( tăng 160.000 đồng so với 3.090.000 đồng năm 2018)
- Vùng IV: Tăng thêm 5,8% ( tăng 160.000 đồng so với 2.760.000 đồng năm 2018)
2.1. Đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2019
- Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động
- Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này)
- Các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều này sau đây gọi chung là doanh nghiệp
2.2. Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn
- Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Với những doanh nghiệp có cơ sở, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì cơ sở, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó
- Doanh nghiệp có cơ sở sản xuất năm trong khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất
- Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn cũ cho đến khi Chính phủ có quy định mới
- Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại Mục 3 Phụ lục theo quy định trong Nghị định 157/2018/NĐ-CP
2.3. Cách áp dụng mức lương tối thiểu vùng năm 2019
Mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, làm việc đủ thời gian trong tháng đã quy định và hoàn thành công việc được giao hoặc đã thỏa thuận phải đảm bảo:
- Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất
- Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề
Trong đó người lao động đã qua học nghề bao gồm:
+ Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;
+ Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật giáo dục năm 1998 và Luật giáo dục năm 2005;
+ Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật dạy nghề;
+ Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm;
+ Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật giáo dục nghề nghiệp
+ Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật giáo dục đại học;
+ Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;
+ Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.
3. Phân biệt mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng
Hầu hết người lao động đều không biết hay không tìm hiểu về mức lương cơ bản và mức lương tối thiểu vùng mà chỉ quan tâm tới mức lương hàng tháng mình nhận được tại các doanh nghiệp là bao nhiêu. Họ nghĩ những mức lương kia không ảnh hưởng đến mức lương mà họ nhận được. Đây quả là một suy nghĩ sai lệch khá nghiêm trọng.
Bên cạnh đó thì cũng có một bộ phận lớn người lao động nghĩ mức lương tối thiểu vùng là một. Đây lại là một sai lầm nữa cần được sửa đổi vì thực tế hai mức lương này là hoàn toàn khác nhau về mặt nội dung cũng như là đối tượng áp dụng. Sau đây là những khác biệt cơ bản của hai mức lương này để giúp người lao động có cái nhìn đúng đắn hơn.
Về đối tượng áp dụng và nội dung của mức lương tối thiểu vùng đã được trình bày khá chi tiết bên trên nhưng tiếp theo đây cũng xin được khái quát lại cho mọi người dễ dàng phân biệt với mức lương cơ sở
- Đối tượng áp dụng:
+ Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động
+ Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp
+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động
+ Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động
- Nội dung: Là mức tiền lương mà người sử dụng lao động không được phép trả thấp hơn cho người lao động trong điều kiện làm việc bình thường nhất.
So với mức lương tối thiểu vùng thì đối tượng áp dụng của mức lương cơ bản có sự khác biệt rõ dệt. Mức lương cơ bản áp dụng đối với những người làm việc hưởng lương của Nhà nước như Các cán bộ, công chức viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị.
- Mức lương cơ sở dùng để:
+ Thực hiện tính lương trong các bảng lương và mức phụ cấp, và các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng được áp dụng
+ Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật
+ Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở
Qua bài viết trên đây hy vọng sẽ giúp người lao động hiểu rõ những thắc mắc về mức lương tối thiểu vùng là gì? Biết được những quy định về mức lương tối thiểu và thấy được sự khác biệt giữa mức lương cơ bản và mức lương tối thiểu vùng. Đồng thời củng cố thêm kiến thức cho chính bản thân mình.