Nền kinh tế mở là gì? Các đặc điểm nổi bật của nền kinh tế này
Tác giả: Hoàng Châu Lâm
Một loại hình nền kinh tế đang được đẩy mạnh là nền kinh tế mở để giao lưu với các nước trên thế giới. Phải nói rằng đây là cách để giúp đất nước Việt Nam phát triển một cách nhanh chóng. Vậy cụ thể thì nền kinh tế mở là gì? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngày dưới bài viết của work247.vn sau đây.
1. Nền kinh tế mở là gì?
1.1. Khái niệm nền kinh tế mở
Nền kinh tế mở là loại hình kinh tế không chỉ bị tác động bởi các yếu tố trong nước mà còn chịu ảnh hưởng từ những yếu tố từ phía khác tham gia vào các hoạt động thương mại. Nền kinh tế này phụ thuộc vào các hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động này gọi chung là thương mại quốc tế. Khi bán hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài thì được gọi là xuất khẩu và ngược lại, khi mua hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài vào trong nước gọi là nhập khẩu.
Như vậy có thể thấy rằng trong nền kinh tế mở, các thành phần tham gia vào hoạt động thương mại có sự giao lưu, học hỏi, hội nhập với nhau, không chỉ giao lưu bó hẹp với các thành phần giới hạn trong một quốc gia. Khi phân tích vòng chu chuyển thu nhập quốc dân (GNP), người ta phải tính đến những ảnh hưởng được tác động từ xuất nhập khẩu, luồng vốn ra vào và cả thị trường hối đoái.
Có thể hiểu một cách đơn giản rằng nền kinh tế mở là nền kinh tế có sự giao thương giữa nhiều nền kinh tế khác nhau. Nó trái ngược hoàn toàn với nền kinh tế đóng, ở trong nền kinh tế đó không có sự giao lưu, xuất nhập khẩu, không có sự di chuyển vốn giữa các quốc gia.
1.2. Điểm qua một chút về thị trường mở là gì?
Thị trường mở là một hệ thống kinh tế không có hoặc có ít rào cản với các hoạt động trên thị trường, nổi bật với đặc điểm là không có thuế quan, yêu cầu trợ cấp hay bất cứ những quy định nào can thiệp vào thị trường tự do này. Đối với thị trường mở, sẽ không có rào cản về pháp lý khi gia nhập nhưng lại có rào cản cạnh tranh đối với việc gia nhập.
Xem thêm: Chỉ số kinh tế là gì? Tìm hiểu chung về chỉ số kinh tế
2. Các điểm nổi bật của nền kinh tế mở
2.1. Các công thức tính tổng thu nhập quốc nội
2.1.1. Phương pháp sản xuất
Xét dưới góc độ của sản xuất, GDP là tổng tất cả các giá trị gia tăng trong nền kinh tế của quốc gia đó, với công thức đơn giản là:
GDP = Giá trị tăng thêm + Thuế nhập khẩu
Hoặc GDP = Giá trị sản xuất - Giá trị trung gian + Thuế nhập khẩu
Trong đó giá trị tăng thêm có thể là tiền lương thưởng, tiền bảo hiểm, giá trị thặng dư, khấu hao tài sản….
2.1.2. Phương pháp sử dụng cuối cùng
Trước khi đi vào những thành phần của nền kinh tế mở, nhìn lại nền kinh tế đóng hay nền kinh tế khép kín có những thành phần gì.
Trong nền kinh tế đóng, các sản phẩm đều được bán ở trong nước và có 3 thành phần chính đó là tiêu dùng của người dân, khoản đầu tư và chi tiêu chính phủ. Công thức được biểu diễn đơn giản như sau: GDP = Y = C + I + G
Trong đó: Y là tổng thu nhập quốc dân, C là tổng tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ của người dân trong quốc gia, I là tổng chi phí đầu tư, G là chi tiêu chính phủ.
Khi nền kinh tế có sự giao lưu giữa các quốc gia khác nhau, công thức này sẽ được tính thêm 1 yếu tố nữa đó chính là giá trị xuất khẩu ròng NX.
Công thức tính giá trị xuất khẩu ròng: NX = X - IM
Trong đó: X là giá trị xuất khẩu, IM là giá trị nhập khẩu. Như vậy, có thể thấy được giá trị xuất khẩu ròng của một quốc gia chính là sự chênh lệch giữa xuất khẩu với nhập khẩu trong quốc gia đó.
2.1.3. Phương pháp tính theo thu nhập
Xét dưới góc độ của thu nhập, GDP lúc này được tính theo một công thức như sau:
GDP = W + R + I + Pr + Ti +De
Trong đó: W là tiền lương, R là tiền thuê, I là tiền đầu tư, Pr là lợi nhuận, Ti là thuế gián thu ròng, De là khấu hao tài sản cố định.
2.2. Ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế mở là gì?
2.2.1. Ưu điểm
Không chỉ riêng Việt Nam mà các nước khác trên thế giới tham gia vào loại hình kinh tế mở đều có rất nhiều thuận lợi. Một số lợi ích chính yếu của nền kinh tế mở tạo nên có thể kể đến như:
Người dân có cơ hội được thỏa mãn nhu cầu cao hơn khi có nhiều sự lựa chọn về hàng hóa, dịch vụ. Họ cũng có cơ hội để đầu từ, tiết kiệm ra nước ngoài. Thực tế cũng có thể thấy rằng, trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều sản phẩm, dịch vụ khác nhau đến từ nước ngoài. Khi hoạt động giao thương chưa được đẩy mạnh với các nước khác quá nhiều, một số thương hiệu dầu gội như Thorakao rất được ưa chuộng, nhưng khi có mở cửa, trao đổi thì thị trường Việt Nam xuất hiện thêm nhiều sản phẩm khác như Clear, Sunsilk …..đã cho người dân nhiều sự lựa chọn và Thorakao dần mất đi thị phần của mình.
Việc mở cửa nền kinh tế giúp đất nước chúng ta có thể học hỏi thêm nhiều kiến thức mới từ các quốc gia phát triển và đang phát triển trên toàn thế giới. Từ đó giúp đất nước phát triển nhờ vào cả các yếu tố bên trong và bên ngoài.
Tạo môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, có thể kêu gọi đầu tư từ vốn nước ngoài. Các sản phẩm, dịch vụ tạo ra không còn bị bó hẹp phạm vi trong nước mà đã có cơ hội tiếp cận đến các nước khác trên thế giới. Điều đó góp phần làm tăng doanh thu, lợi nhuận.
2.2.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội mà nền kinh tế mở đem lại, loại hình này cũng mang đến những nhược điểm nhất định.
Nền kinh tế chịu tác động bởi những chuyển động của các quốc gia khác trên thế giới. Điển hình như xung đột giữa Nga và Ukraine đã khiến cho giá xăng dầu tăng một cách kinh khủng, việc xuất khẩu các hàng hóa, dịch vụ sang Nga cũng bị trì trệ và giảm sút rất nhiều, chẳng hạn như ngành nông sản. Tuy nhiên, khi thị trường tại Nga đang biến động thì nông sản Việt Nam lại tìm ra lối đi mới phát triển sang Châu Âu nhờ một số chính sách thương mại khác.
Tốc độ phát triển nền kinh tế có thể nhanh nhưng không ổn định được. Khi gặp những khủng hoảng, sự phát triển này có thể bị chững lại.
Xem thêm: Nghiên cứu khái niệm chi tiết về kinh tế tuần hoàn là gì?
2.3. Quá trình hình thành nền kinh tế mở
Nền kinh tế mở gắn liền với việc toàn cầu hóa, thông qua lịch sử có thể thấy một số mốc quan trọng đã thúc đẩy việc hợp tác, giao lưu giữa các quốc gia như Con đường Tơ lụa đã kết nối Đông Á với Trung Đông và Châu Âu, hay từ những cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, thứ hai, có thể thấy rằng đã có nhiều nước liên minh lại với nhau, trao đổi vũ khí…
Nền kinh tế mở cũng phải chịu ảnh hưởng từ chính trị, văn hóa của các quốc gia khác nhau. Chẳng hạn như việc Starbuck khi đến với thị trường Trung Quốc, những cửa quán với mô hình xe container trên Mỹ đã không còn phù hợp mà thay vào đó, những cửa hàng của Starbuck đã được thiết kế với những kiến trúc của Trung Quốc.
Vậy là work247.vn đã tổng hợp lại cho bạn những kiến thức liên quan đến nền kinh tế mở là gì rồi. Hy vọng rằng kiến thức trên giúp cho bạn giải đáp được những thắc mắc của bạn.