Quỹ ngân sách Nhà nước là gì? Nội dung công tác quản lý quỹ NSNN
Tác giả: Phạm Hồng Ánh 16-04-2024
Quỹ ngân sách Nhà nước là gì? Là những thông tin mà chúng ta thường xuyên được cập nhật trên các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình... Tuy nhiên có thể nói rằng, vẫn còn nhiều bạn chưa thực sự hiểu được bản chất về quỹ ngân sách Nhà nước, hay các công tác quản lý quỹ ngân sách Nhà nước được diễn ra thế nào? Chính vì vậy, để chắc chắn hiểu được những gì về quỹ ngân sách Nhà nước thì chúng ta cùng nhau tham khảo các nội dung được chia sẻ dưới đây nhé!
1. Khái niệm và đặc điểm của quỹ ngân sách Nhà nước là gì?
Dựa theo nội dung được quy định rõ ràng tại Điều 4 của bộ Luật ngân sách Nhà nước 2015 thì khái niệm về quỹ ngân sách Nhà nước được hiểu đó là toàn bộ những khoản tài chính (tiền) của Nhà nước, bao gồm cả các khoản tiền vay có trong tài khoản ngân sách Nhà nước thuộc các cấp ở một thời điểm nhất định. Đồng thời Kho bạc Nhà nước chính là cơ quan chủ quản có thẩm quyền quản lý khoản quỹ ngân sách Nhà nước này, theo đúng với nội dung của bộ Luật này.
Có thể nói rằng, các vấn đề xoay quanh quỹ ngân sách Nhà nước và công tác quản lý quỹ ngân sách Nhà nước luôn nhận được sự quan tâm của cộng đồng, và cũng được quy định rõ ràng trong bộ Luật ngân sách Nhà nước 2015. Vậy để hiểu rõ hơn về quỹ ngân sách Nhà nước là gì thì các bạn cũng cần hiểu về đặc điểm cơ bản của quỹ ngân sách Nhà nước.
Thực ra, quỹ ngân sách Nhà nước chính thuộc sở hữu của Nhà nước và là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước. Quỷ được hình thành một cách đa dạng và tổng thể, bao gồm các khoảng như: thuế, phí và lệ phí, hoạt động kinh tế của Nhà nước,…
Mục đích sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước được dựa trên cơ sở các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước. Và mục đích sử dụng này cũng sẽ được thể hiện một cách cụ thể, rõ nét thông qua các khoản chi chính mà quỹ đảm nhận.
Xem thêm: Chính sách thuế là gì?
2. Khái niệm, đặc điểm quản lý quỹ ngân sách Nhà nước
2.1. Khái niệm
Sau khi đã hiểu được phần nào về khái niệm quỹ ngân sách Nhà nước thì có lẽ các bạn cũng biết được rằng, các quỹ quản lý này được thể hiện thông qua cả một quá trình cũng như sự tác động của các cơ quan có thẩm quyền Nhà nước trong vấn đề sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước. Để mang lại việc hình thành và sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước được đầy đủ và đúng quy định của pháp luật. Đồng thời việc quản lý quỹ ngân sách Nhà nước cũng sẽ tránh bỏ sót nguồn thu cũng như tình trạng thất thoát ngân quỹ được đảm bảo tốt hơn. Việc sử dụng quỹ hiệu quả và tiết kiệm cũng là một trong những tiêu chí mà quản lý quỹ ngân sách Nhà nước phải đảm bảo được.
Xem thêm: Việc làm chuyên viên tư vấn luật
2.2. Yêu cầu
Tóm lại nội dung cụ thể về yêu cầu về công tác quản lý quỹ ngân sách Nhà nước cần phải thực hiện được như sau:
- Phải đảm bảo được việc tập trung đúng thời hạn được cho phép, đầy đủ các khoản thu cần phải nộp vào quỹ ngân sách Nhà nước theo đúng với quy định;
- Phải đảm bảo việc sử dụng các khoán chi trong quỹ ngân sách Nhà nước được thực hiện một cách tiết kiệm, hiệu quả nhất có thể. Và tránh được các khoản thất thoát trong quỹ ngân sách Nhà nước;
- Phải đảm bảo được nhiệm vụ điều hòa vốn, khả năng thanh toán của toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước.
Xem thêm: Mẫu bảng kê nộp thuế
2.3. Đặc điểm quản lý quỹ ngân sách Nhà nước
Sau khi tham khảo về khái niệm quản lý quỹ ngân sách Nhà nước là gì? Thì các bạn cũng cần hiểu rõ về đặc điểm của quỹ ngân sách Nhà nước. Cụ thể như sau:
- Luôn có sự tham gia cũng như góp mặt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, trong đó Kho bạc Nhà nước vẫn giữ vai trò là cơ quan chủ quản.
- Luôn có sự gắn liền giữa các khoản tiền có trên tài khoản NSNN các cấp;
- Công tác quản lý quỹ ngân sách Nhà nước sẽ được diễn ra trong hoạt động quản lý dựa trên việc tổ chức điều hòa vốn trong hệ thống Kho bạc, đồng thời tập trung của các khoản thu ngân sách; thanh toán, cấp phát của các khoản chi ngân sách.
3. Nội dung công tác quản lý quỹ ngân sách Nhà nước
Như đã chia sẻ thì vấn đề liên quan đến công tác quản lý quỹ ngân sách Nhà nước là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng, chứ không chỉ riêng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chính vì vậy, tối thiểu chúng ta cũng cần hiểu rõ được bản chất của công tác quản lý quỹ ngân sách Nhà nước là gì?
Tìm hiểu thêm: Quỹ dự trữ tài chính là gì
Trên thực tế thì công tác quản lý quỹ ngân sách Nhà nước từng được giao cho Ngân hàng chuyên danh đảm nhận. Tuy nhiên sau một thời gian, thì kết quả cho thấy rằng vai trò kiểm tra các hoạt động tình hình thu chi của quỹ ngân hàng Nhà nước qua quỹ ngân hàng có phần bị chức năng kinh doanh của ngân hàng chi phối. Vậy nên các công tác liên quan đến việc đôn đốc đơn vị kinh tế thực hiện việc nộp các khoản phí không được hiệu quả và sát với thực tiễn. Hay hiệu quả của việc giám sát các chỉ tiêu, sử dụng kinh phí của quỹ ngân sách Nhà nước cũng có phần bị xem nhẹ. Chưa kể đến các chế độ báo cáo thu chi hằng ngày của diễn ra ở các cấp ngân sách còn bị chậm trễ, nhiều chuyên gia còn nhận định rằng Ngân hàng chuyên danh đã có ý chiếm dụng nguồn vốn của quỹ ngân sách Nhà nước để thực hiện mục đích quay vòng để thu lợi về mình.
Xem thêm: Mẫu giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước
Vậy nên khoảng 1/4/1989, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành thành lập cũng như xây dựng nên phòng đại diện tại Ngân hàng chuyên doanh dựa trên nền tảng để tăng cường được hiệu quả của việc quản lý quỹ ngân sách Nhà nước. Chính vì vậy mà công tác quản lý này đã phần nào được cải thiện hơn rất nhiều, điển thành các việc thanh toán thu nộp hay cấp phát kinh phí ngân sách Nhà nước cũng đã có những chuyển biến rõ rệt. Về vấn đề công tác điện báo các khoản thu chi của quỹ ngân sách Nhà nước cũng được thống kê đầy đủ hằng ngày của các cấp từ cơ sở cho đến trung tâm.
Nhưng điều này cũng không thể cứ thế kéo dài, nhất là trước những yêu cầu khách quan về tình hình đổi mới giữa các mối quan hệ tài chính của ngân hàng Nhà nước với Nhà nước dựa trên các phương diện của công tác quản lý quỹ ngân sách Nhà nước. Chính vì vậy mà, vào ngày 1/4/1990 thì Hội đồng Chính phủ nước ta đã ra quyết định thành lập nên một hệ thống có thể giải quyết được hết những vấn đề cũng như quy cầu đặt ra đối với công tác quản lý quỹ ngân sách Nhà nước, đó chính là hệ thống Kho bạc Nhà nước và trực thuộc Bộ Tài Chính.
Cơ quan Kho bạc Nhà nước ở Trung ương gồm: Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia; Trường Nghiệp vụ; Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước; Cục Kế toán Nhà nướcCục Công nghệ thông tin; Cục Quản lý ngân quỹ; Văn phòng; Vụ Tài vụ - Quản trị; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Kiểm soát chi; Vụ Hợp tác quốc tế; Kho bạc Vụ Tổng hợp - Pháp chế; Vụ Kho quỹ; Vụ Thanh tra - Kiểm tra. Còn đối với cơ quan Kho bạc Nhà nước ở địa phương thì sẽ chỉ gồm cấp huyện và cấp tỉnh.
Mặt khác, Kho bạc Nhà nước không chỉ quản lý quỹ ngân sách Nhà nước, mà còn quản lý các loại tài sản khác của Nhà nước, như: tài sản quốc gia bằng tiền Việt Nam (đá quý, ngoại tệ, kim loại, vàng bạc); quỹ khác (của xã hội, của tổ chức hành chính, của các cơ quan, của Nhà nước) và quản lý các nguồn vốn vay - trả nợ dân thông qua công tác phát hành tín phiếu, trái phiếu của Chính phủ và công tác tín dụng Nhà nước.
Xem thêm: Tài sản công là gì
Cũng có thể nói rằng, nhờ vào việc quyết định thiết lập cũng như xây dựng Kho bạc Nhà nước này đã thúc đẩy được rất nhiều vào việc giúp ngân sách Nhà nước có thể chủ động, trực tiếp quản lý cũng như sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước được hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, việc đổi mới cùng với các hoạt động tổ chức và cơ chế quản lý, các hệ thống thông tin được đổi mới cũng thực hiện thông qua máy tính ở Kho bạc Nhà nước. Nên các hoạt động dường như đã được xây dựng hiệu quả, thúc đẩy được tác dụng của các công tác điều hành ngân sách Nhà nước. Cụ thể như: cấp phát và chi trả ngân sách được đảm bảo đúng nguyên tắc, thu ngân sách được tập trung nhanh, kịp thời, công tác hạch toán được thực hiện đầy đủ, thuận lợi cho đối tượng sử dụng kinh phí, báo cáo được chấp hành nghiêm tú, chế độ thông tin cập nhật hiệu quả...
Tuy nhiên hệ thống hoạt động của Kho bạc Nhà nước vẫn có phần còn hạn chế, nhất trong trong quá trình đổi mới các cơ chế hoạt động quản lý tiền tệ, tài chính, ngân sách. Điều này đã phần nào nói lên rằng, Nhà nước Việt Nam ta vẫn cần phải có cơ chế tháo gỡ trong kế hoạch hóa cũng như việc quản lý, điều hành ngân sách Nhà nước cả về trong quan hệ lẫn phân định các trách nhiệm giữa ngân hàng và Kho bạc.
Đối với hệ thống nội bộ thì Kho bạc Nhà nước cũng cần phải không ngừng nâng cao cũng như hoàn thiện hơn nữa các cơ chế quản lý, tổ chức, điều hành, hoạt động việc thanh toán và chất lượng của hệ thống xử lý thông tin.
Bên cạnh đó, ngành tài chính cũng cần phải có những chiến thuật cải tiến cũng như nâng cao được công tác thu - chi, cấp phát kinh phí sao cho phù hợp được với chức năng và nhiệm vụ của Kho bạc. Đồng thời đáp ứng được những đòi hỏi của công cuộc mới đối với tình hình phát triển kinh tế của đất nước.
Xem thêm: Thị trường tài chính là gì
Trên đây là những thông tin mới nhất được cập nhật về quỹ ngân sách Nhà nước là gì? Nếu quy định hay bộ Luật ngân sách Nhà nước có thay đổi thì sẽ được cập nhật trong bài viết tiếp theo của work247.vn. Bạn truy cập thường xuyên để tham khảo nhiều thông tin hữu ích khác nhé!