Self-awareness là gì? Làm thế nào để nâng cao nhận thức bản thân?
Tác giả: Bùi Nguyệt 12-08-2024
Để trưởng thành và chạm đến thành công, dù muốn hay không mỗi chúng ta đều phải nếm trải đau khổ, thất bại và đặc biệt là định vị về giá trị của bản thân mình. Một trong những khía cạnh quan trọng của định vị giá trị bản thân đó chính là self - awareness. Vậy thì Self - awareness là gì? Awareness có ý nghĩa như thế nào và làm thế nào để cải thiện self - awareness? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết dưới đây nhé.
1. Bạn đã hiểu Self - awareness là gì chưa?
Nếu am hiểu một chút tiếng Anh, chắc chắn rằng không khó để bạn hiểu được nghĩa của cụm từ self - awareness là gì, nhất là bạn là một fan cuồng của những cuốn sách về kỹ năng hay thành công, bởi lẽ cụm từ này xuất hiện cả chục đến cả trăm lần trong những cuốn sách ấy.
Self - awareness dịch ra tiếng Việt là tự nhận thức bản thân - một trong những phẩm chất quan trọng ở những người trưởng thành đến những bậc lãnh đạo kiệt xuất mà tất cả các doanh nghiệp đang tìm kiếm. Về chiết tự là vậy, tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bản chất của cụm từ này trong tiếng Việt.Với những ai vẫn đang còn mông lung về định nghĩa Self - Awareness hay tự nhận thức bản thân, những kiến giải cụ thể dưới đây là dành cho bạn. Self awareness được hiểu là năng lực thấu hiểu cảm xúc, nhu cầu của bản thân, biết được chính mình muốn gì, điểm mạnh của mình ở đâu, điểm yếu của mình là gì, nhận ra được suy nghĩ và niềm tin, động lực của mình...từ đó biết cách khắc phục và phát huy đúng thời điểm.
Khi bạn tự nhận thức về bản thân mình đúng đồng nghĩa với việc bạn đã khai thác được giá trị của mình và mang giá trị ấy vận dụng vào cuộc sống để trưởng thành và vươn đến những thành công mới. Phật dạy rằng “ Kẻ thù nguy hiểm nhất của đời người là chính mình” còn Gia Cát Lượng thì nói “Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng. Thoạt nghe, chúng ta sẽ chẳng thấy hai câu nói này liên quan đến nhau, nhưng kỳ thực cả hai câu hỏi đều dạy chúng ta năng lực tự nhận thức bản thân mình.
Cuộc sống của chúng ta bị bủa vây bởi hàng ngàn những mối quan hệ chằng chịt, hàng chục các tình huống, câu chuyện diễn ra hằng ngày,...nên đôi khi chúng ta vin vào ngoại cảnh để đổ lỗi cho sự bất cẩn của bản thân mà không chịu nhìn nhận lại mình.
Những bài học từ đông tây Kim cổ cũng chỉ ra rằng, mọi thất bại đều đến từ việc không nắm rõ thực tế lại không hiểu mình. Đó là về mặt thực tiễn, còn trên khía cạnh nghiên cứu khoa học, thuật ngữ Self - awareness và vai trò của nó mới được Duval và Wicklund một nhà khoa học xã hội đưa vào cuốn sách của mình lần đầu tiên vào năm 1972.
Từ thời điểm cuốn sách ra đời, đã có vô vàn những định nghĩa mới được người ta “ nhớ mặt đặt tên” cho thuật ngữ. Có thời điểm Self - Awareness được hiểu là sự điều khiển nội tâm của chúng ta trong khi nhiều người hiểu nó là một trong những biểu hiện tạm thời của sự tự giác.
Song những nghiên cứu sau này, đều chỉ ra rằng, những “ngộ nhận” trên về định nghĩa của self - Awareness chỉ là một dạng trạng thái. Theo những phát biểu mới nhất, Self - Awareness đích thị được chia làm 2 loại. Thứ nhất, đó là sự nhận thức từ bên trong biểu hiện ở việc tất cả chúng ta nhìn thấy được đam mê, khát vọng, mức độ hòa nhập của bản thân với môi trường sống và đặc biệt là tác động của mình lên người khác.
Ở trạng thái thứ hai là nhìn thấu được người khác đánh giá, nhận xét về mình thế nào. Nhưng dù ở khía cạnh nào đi chăng nữa thì sự tự nhận thức bản thân đều là phẩm chất cực kỳ quan trọng xuất hiện ở những người trưởng thành. Nhận thức bản thân là bước quan trọng đầu tiên để giúp chúng ta kiểm soát cuộc sống tốt hơn, tạo ra được những gì như ý, nhất là giúp chúng ta nắm trong lòng bàn tay tương lai của mình.
Xem thêm: Social Anxiety là gì và những biểu hiện của hội chứng sợ xã hội
2. Tầm quan trọng của Self-awareness trong cuộc sống của chúng ta
Khi bạn nhận thức được những giá trị của bản thân mình, hiểu được điểm yếu và thấu hiểu được người khác đang suy nghĩ và đánh giá thế nào về mình, những suy nghĩ của bạn đến cách thức mà bạn giải quyết vấn đề sẽ thay đổi đầu tiên. Nếu như ngày còn bé, khi gặp một khó khăn, nhiều người sẽ khóc hay vội vàng đi tìm người lớn để giúp đỡ, thì khi trưởng thành và biết tự nhận thức, bạn sẽ nghĩ nhiều hơn về những khả năng trong tầm tay mình để giải quyết vấn đề nhanh chóng mà phải trông chờ vào người khác. Đó chính là một trong những biểu hiện của self - Awareness.
Hay khi còn đi học, chúng ta vẫn mơ ước đến một lựa chọn nghề viển vông, nhưng vào đại học và được hòa mình vào môi trường mô phạm, rất nhiều người nhận ra rằng, một lựa chọn nghề khác sẽ phù hợp hơn với họ và quyết tâm theo đuổi một đam mê mới. Sự tự nhận thức bản thân diễn ra mọi lúc, mọi nơi và nó giúp tất cả chúng ta đưa ra những quyết định chính xác hơn.
Cụ thể, sự tự nhận thức giúp bạn tìm kiếm được đam mê đích thực của bản thân, thế mạnh của mình sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc thay đổi, khắc phục những điểm chưa tốt của bản thân đồng thời phát huy những thế mạnh để nhanh chóng đạt được những gì mình mong muốn. Trong khi đó, khi không hiểu mình, bạn sẽ bị bế tắc trong mọi quyết định, thiếu chính xác trong mọi hành động và xử lý vấn đề. Nguy hiểm nhất là bản thân chúng ta không hiểu mình đang ở đâu, mạnh cái gì, yếu cái gì để cố gắng và vươn lên chạm đến thành công.
Xem thêm: Tư duy sáng tạo là gì? Những phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo giúp đạt kết quả cao
3. Làm thế nào để nâng cao Self - Awareness?
Dù nắm giữ vai trò cực kỳ quan trọng, tuy nhiên, bản thân chúng ta không phải ai cũng biết làm thế nào để nâng cao khả năng tự nhận thức bản thân mình. Thấu hiểu được điều này, hôm nay Bùi Nguyệt muốn mang đến tất cả các bạn một vài bí quyết giúp bạn dễ dàng định vị được bản thân mình một cách chính xác. Hãy cùng work247 theo dõi ngay những nội dung dưới đây nhé.
3.1. Viết ra giấy những kế hoạch và ưu tiên của bản thân
Đề cập thường xuyên đến những kế hoạch và ưu tiên của bản thân chính là cách hữu ích đầu tiên giúp bạn phát triển được năng lực tự nhận thức bản thân. Bởi lẽ, đó sẽ là những lộ trình và mục tiêu buộc chính chúng ta phải tự cải thiện, nâng cao năng lực, tư duy mỗi ngày để đạt được. Chính những điều này sẽ là nguồn động lực to lớn cuốn phăng mọi suy nghĩ tiêu cực và vực dậy bạn mỗi lần có suy nghĩ tiêu cực.
3.2. Viết nhật ký
Nghe có vẻ hơi “trẻ trâu”, nhưng cả những người ở độ tuổi vị thành niên hay đã trưởng thành nhưng chưa thực sự nhận thực được bản thân mình đang đứng ở đâu đều cần thiết sử dụng đến biện pháp này. Việc viết nhận ký không chỉ giúp bạn tổng kết được những gì đã làm được, tự kể ra được những thành công, thất bại của bản thân nhất là cảm xúc của bản thân mình...Đây vừa là một cách trút bỏ được những cảm xúc tiêu cực và giúp bạn lấy lại động lực vươn lên làm chủ cuộc sống.
3.3. Tự phê bình bản thân
Trong cuộc sống, sẽ có những điều chúng ta làm được rất tốt, nhưng cũng có những thứ chúng ta làm rất tệ. Phần lớn chúng ta lại chỉ thích nghĩ đến những điều tốt và lãng quên những gì mình làm chưa hoàn hảo. Nhưng để trưởng thành buộc ta phải đối mặt với mọi thứ, nhất là những lầm lỗi, thói xấu của bản thân. Hãy nghiêm khắc với bản thân mình, tìm hiểu căn nguyên của lầm lỗi để từ từ rút kinh nghiệm nhé.
Trên đây chính là toàn bộ những thông tin thú vị đi giải thích giúp bạn đầy đủ về khái niệm Self-awareness là gì cũng như vai trò và cách để giúp bạn nâng cao năng lực nhận thức bản thân. Hy vọng rằng, những thông tin trên đây sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn.