Ship hàng là gì? Một số loại hình ship hàng phổ biến hiện nay

Tác giả: Nguyễn Hà Linh 30-03-2024

Trong thời đại kinh doanh phủ sóng, người người nhà nhà đều nắm bắt cơ hội để tăng thêm thu nhập cho bản thân. Đối với những cá nhân làm kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh trực tuyến hay kinh doanh thương mại điện tử, ship hàng là một thuật ngữ không còn quá xa lạ với chúng ta. Nếu bạn cũng đang muốn khám phá lĩnh vực này, bài viết của Work247.vn sau đây sẽ giải đáp toàn bộ các thắc mắc của bạn xung quanh vấn đề ship hàng là gì nhé!

Việc làm vận tải - lái xe

1. Định nghĩa ship hàng và những thuật ngữ liên quan

Ship hàng - một trong những dịch vụ nhận được sự quan tâm của người bán hàng và cả người mua hàng. Vậy định nghĩa về ship hàng là gì và những thuật ngữ thường kèm theo dịch vụ này ra sao?

1.1. Bạn đã hiểu rõ khái niệm ship hàng?

Nếu bạn tìm kiếm trên các từ điển tiếng Anh, từ “ship” sẽ cho ra kết quả ngữ nghĩa như “con tàu”, “vận chuyển”,... Và trên thực tế, thuật ngữ này được ghép với từ “hàng” của tiếng Vệt thì sẽ có nghĩa là vận chuyển hàng hóa. Trước đây ship hàng là một thuật ngữ còn xa lạ, khi internet được nhiều người biết đến hơn, các dịch vụ như thương mại điện tử hay kinh doanh trực tuyến được nhiều người dùng tham gia hơn, thì khái niệm ship hàng đã len lỏi vào mỗi chúng ta. Chắc hẳn, khi bạn đọc bài viết này, bạn cũng đã hay đang sử dụng các dịch vụ ship hàng tại Việt Nam.

Vậy là chúng ta đã hiểu về khái niệm ship hàng rồi đúng không nào? Khi bạn có nhu cầu mua hàng, nhưng lại không thể trực tiếp đến để lấy hàng hóa, sản phẩm của mình, thì lúc này ship hàng là một dịch vụ hỗ trợ vận chuyển hàng hóa, sản phẩm cho bạn. Ship hàng được chủ kinh doanh chủ động thực hiện cho khách hàng của mình, tuy nhiên bạn có thể là người phải trả tiền ship hay ngược lại, chủ kinh doanh sẽ lo luôn phần này!

Xem thêm: [Ahamove là gì?] Thông tin tham khảo nếu bạn muốn làm Ahamove

1.2. Vậy shipper là ai?

Thế còn shipper - họ là ai? Nếu đã tìm hiểu về định nghĩa ship hàng, chúng ta không thể bỏ qua các hình ảnh của shipper - một lực lượng hùng hậu trong thế giới thương mại điện tử. Có thể nói, đây là một nghề nghiệp tương đối hấp dẫn trên thị trường việc làm phổ thông hiện nay. Một nghề “tay trái” hay cũng có thể là một nghề kiếm tiền chính của các cá nhân có nhu cầu, rảnh rang về mặt thời gian,... Tuy nhiên, nghe thì có vẻ đây là một việc làm “khá ổn và ngon” đúng không? Nhưng trên thực tế, nhu cấu về chất lượng ship hàng ngày càng được đề cao và cùng với đó là yêu cầu cho các shipper cũng có phần khắt khe hơn.

Một điều kiện chính để bạn có thể trở thành một shipper cơ bản, đó là sở hữu riêng một phương tiện đi lại (xe máy) và một chiếc smartphone. Bên cạnh các yếu tố cần thiết trên, việc ship hàng cũng đòi hỏi ở bạn sự thông thạo trong các ngõ ngách, đường phố hay có thể dùng các ứng dụng bản đồ linh hoạt. Đồng thời, công việc ship hàng chủ yếu phải “phơi mặt” ngoài trời, nhiệm vụ khá nặng nề, cần ở bạn một sức khỏe ổn định, nhanh nhẹn, linh hoạt đối phó với mọi tình huống bất ngờ có thể xảy ra.

Hiện nay, shipper có thể được phân loại dựa trên hình thức, tình chất của công việc cũng như phạm vi hành nghề, cụ thể có những loại hình shipper như sau:

- Shipper chuyên nghiệp: những cá nhân phụ trách việc vận chuyển hàng hóa cho các doanh nghiệp, công ty hay các đơn vị, cơ quan, tổ chức. Họ làm việc dựa trên sự sắp xếp và trên quy định cụ thể về việc vận chuyển do các doanh nghiệp, công ty đã đặt ra.

- Shipper bán chuyên nghiệp: cơ bản là những cá nhân không trực thuộc chính thức ở một công ty, doanh nghiệp hay tổ chức nào cả. Họ làm công việc này một cách tự do, như là một phương thức phụ để kiếm thêm thu nhập cho bản thân. Họ có thể thông qua các mạng xã hội để tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vận chuyển. Họ hoạt động tương đối chuyên nghiệp, tự triển khai và tự làm chủ công việc của mình.

- Shipper tự do: đúng như tên gọi của nó, đây là công việc của các cá nhân vận chuyển hàng hóa tự do, muốn làm lúc nào thì làm, không phải chịu sự quản lý của một cá nhân, doanh nghiệp hay công ty nào cả. Họ giao hàng thì nhận tiền hoặc nhận tiền thì giao hàng.

Xem thêm: Việc làm thương mại điện tử

1.3. Thế còn giá ship?

Nói nhiều về ship hàng và người ship hàng rồi, chắc bạn cũng đang phân vân giá ship là gì đúng không? Vì một dịch vụ không thể nào không tính toán đến chi phí được, đúng không nào? Việc chúng ta vẫn luôn phải trả một khoản chi phí khi nhận được hàng từ dịch vụ ship hàng là một điều thông thường. Nhiều sản phẩm bạn có thể mua mà không cần trả phí vận chuyển, tuy nhiên trên thực tế, nó đã được tình toán trong phần tổng chi phí của hàng hóa rồi.

Tóm lại, hiểu một cách đơn giản, khi kết thúc dịch vụ ship hàng, người ship hàng được nhận tiền công thì số tiền đó được gọi là giá ship. Như vậy, có thể khẳng định rằng giá ship chính là một khoản chi phí được gửi đến shipper tương ứng với công họ bỏ ra để ship hàng cho khách hàng. Chằng hạn: bạn mua một chiếc ba lô có giá 300 nghìn đồng, 30 nghìn đồng là giá ship, vậy khi nhận được chiếc ba lô, bạn phải trả tổng tiến là 330 nghìn đồng.

Khoản chí phí này thường được quy đổi dựa trên cơ sở chiều dài quãng đường phải vận chuyển, quãng đường ngắn thì giá ship thấp, và ngược lại. Bên cạnh đó, nó cũng có thể dựa trên đặc trưng và hình thức của hàng hóa, hàng hóa càng quý giá, có chất lượng cao, hàng dễ vỡ, hàng cồng kềnh,... thì giá ship cũng cao hơn những hàng hóa bình thường. Giá ship là một giá trị có thể biến động tùy theo nhiều yếu tố, chẳng hạn như thời điểm giao hàng, giá xăng, đặc trưng thời tiết,... Và độ khó của việc vận chuyển càng cao thì giá ship phải thanh toán cũng cao.

Xem thêm: Việc làm vận tải - lái xe

2. Một số loại hình ship hàng phổ biến hiện nay

Ship hàng cũng có nhiều loại hình để khách hàng cân nhắc lựa chọn, sau đây là hia hình thức ship hàng phổ biến hiện nay, đó là hình thức free ship và hình thức ship COD.

2.1. Free ship

Như tên gọi của nó, free hay là miễn phí, và free ship dĩ nhiên là miễn phí vận chuyển rồi. Khi thực hiện mua một sản phẩm ở một nơi nào đó, có thể trong một bán kính không quá xa, chủ kinh doanh thường giao sản phẩm đến tận nơi cho bạn và đôi khi bạn được “free ship”. Ví dụ như bạn mua một chiếc ba lô trong bán kính gần nhà, người ta giao hàng đến và bạn chỉ cần thanh toán đúng giá thành của chiếc ba lô mà không cần trả thêm một khoản phí nào khác.

Lúc này, thường là chủ kinh doanh sẽ chủ động trả giá ship, bạn chỉ việc thanh toán tiền cho sản phẩm mình đặt mua. Bạn có thể sử dụng nhiều phương thức thanh toán cho chủ kinh doanh khác nhau, có thể đưa tiền trực tiếp cho người ship hàng, có thể ra ngân hàng chuyển khoản hay chuyển khoản nhanh qua các ứng dụng hỗ trợ trực tuyến.

Khi thị trường kinh doanh bùng nổ, các chủ kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh online, có rất nhiều cơ hội để kiếm ra tiền. Chính vì vậy, họ thường triển khai nhiều ưu đãi về dịch vụ ship hàng lúc này các dịch vụ free ship luôn được khách hàng hưởng ứng mạnh mẽ, vì họ là người được hưởng lợi nhiều nhất.

Free ship - giờ thì bạn đã hiểu rồi đúng không nào? Tuy nhiên, một số điểm bạn cần nên lưu tâm khi được chủ kinh doanh báo dịch vụ vận chuyển là free ship như sau: để tránh bị lấy cắp đồ, hay gọi những đơn vị ship hàng uy tín. Bên cạnh đó, hàng hóa bạn nên gói lại cẩn thận, ghi rõ ràng các thông tin về người nhận, địa điểm nhận và thông tin liên hệ để tránh hàng hóa bị thất lạc.

Xem thêm: Lương nhân viên giao hàng hiện nay

2.2. Ship COD

Song song với hình thức dịch vụ free ship thì ship COD cũng là một hình thức ship hàng phổ biến tại Việt Nam. Cash On Delivery là một cụm từ đầy đủ của COD. Nếu bạn tra từ điển, thuật ngữ này sẽ được hiểu là trả hàng thu tiền hộ. Theo cách hiểu đơn giản, chúng ta có thể hiểu khi mua một sản phẩm, hàng hóa chưa được trả tiền trước khi nhận, thì khi shipper vận chuyến hàng hóa đến cho bạn, bạn phải thanh toán toàn bộ số tiền chưa được thanh toán, bao gồm cả giá ship hàng cho shipper. Lúc này shipper hay là người phụ trách vận chuyển sẽ là cá nhân có trách nhiệm thu hộ tiền, sau đó chuyển lại cho phía bán hàng.

Phần lớn ship COD là một hình thức không thể thiếu của các chủ kinh doanh, đặc biệt kinh doanh trực tuyển hay thương mại điện tử. Và người giao hàng (shipper) chính là một nhân tố có chức năng và vai trò quan trọng để quá trình ship COD diễn ra thuận lợi và thành công. Nhìn chung, đây là một hình thức vận chuyển tương đối có lợi với nhiều bên tham gia quá trình này:

- Với khách hàng: ship COD cho phép khách hàng kiểm tra hàng hóa trước khi đồng ý nhận. Từ đó, có hư hỏng, thiếu sót xuất phát từ phía bán hàng thì người nhận hàng được phép không nhận hàng.

- Với shipper: ship COD tạo công ăn việc làm cho nhiều cá nhân muốn tăng thu nhập. Ship COD còn có thể tạo điều kiện để người shipper ứng số tiền mà khách trả trên thỏa thuận với chủ kinh doanh.

- Với chủ kinh doanh: ship COD là một hình thức được nhiều khách hàng lựa chọn và tin dùng hơn, nó mang lại độ chính xác cũng như an toàn hơn đối với khách hàng. Chính vì vậy, khi áp dụng hình thức này, ship COD sẽ vô tình thúc đẩy thương hiệu và uy tín của chủ kinh doanh, thu hút được nhiều khách hàng hơn, tạo tiền tề phát triển nhiều đơn hàng hơn trong tương lai.

Trên đây, Work247.vn đã giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc xung quanh vấn đề ship hàng là gì? Hy vọng trên cương vị là một người mua hàng hay bán hàng, những thông tin chia sẻ này sẽ có ích đối với bạn!