Tái bảo hiểm là gì? Tổng hợp những hình thức tái bảo hiểm
Tác giả: Phùng Hà 28-05-2024
Chắc chắn nghe đến tái bảo hiểm không ít người chưa hiểu rõ về nó, đặc biệt là những người không làm trong ngành bảo hiểm sẽ rất khó để hiểu về thuật ngữ này. Cùng bài viết này đi giải đáp tái bảo hiểm là gì và những thông tin khác có liên quan đến nó giúp bạn hiểu hơn nhé!
1. Định nghĩa cho tái bảo hiểm là gì?
Bạn đang muốn tìm hiểu xem tái bảo hiểm là gì? Đây là một loại nghiệm vụ mà nhiều doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng để chuyển nhượng một phần trách nhiệm đã chấp nhận, ký kết với người được bảo hiểm sang cho doanh nghiệp bảo hiểm khác. Việc chuyển nhượng này thực hiện thông qua hợp đồng tái bảo hiểm trên cơ sở nhượng lại một phần chi phí bảo hiểm nào đó theo thỏa thuận.
Hợp đồng tái bảo hiểm là một văn bản có hiệu lực pháp lý và hoàn toàn độc lập, nó đại diện và thể hiện cho mối quan hệ hợp đồng của công ty, doanh nghiệp bảo hiểm với người được bảo hiểm không bị đụng chạm tới.
Theo đó, người được bảo hiểm vẫn nhận được các quyền lợi theo hợp đồng bảo hiểm và công ty bảo hiểm gốc có nghĩa vụ tự mình trả. Mặt khác, khi có thiệt hại xảy ra, bên tải bảo hiểm sẽ bồi thường một khoản cho hãng bảo hiểm gốc, trong phạm vi rủi ro xảy ra đã được tái bảo hiểm theo thỏa thuận.
Hiện nay tại Việt Nam chưa có nhiều doanh nghiệp tái bảo hiểm, chỉ mới có Công ty Tái Bảo hiểm PVI và Tổng Công ty CP Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam mà thôi.
Các công ty tái bảo hiểm hiện nay có chức năng gồm:
+ Thứ nhất, có thể giúp giảm sự chênh lệch về kết quả trong hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm khi mà tỷ lệ phí và chi phí bồi thường vẫn được giữ nguyên.
+ Thứ hai, tái bảo hiểm có chức năng loại bỏ, giảm thiểu những tổn thất lớn cho các doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay.
+ Thứ ba, chức năng giúp cân bằng lại chênh lệch do có nhiều tổn thất xảy ra với các doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay.
Như vậy, bạn đã hiểu tái bảo hiểm là gì rồi đúng không nào? Vậy tại Việt Nam hiện nay có những hình thức tái bảo hiểm như thế nào, phần tiếp theo sẽ cho bạn câu trả lời đó nhé!
Xem thêm: Việc làm bảo hiểm
2. Hiện nay có những hình thức tái bảo hiểm nào phổ biến
2.1. Hình thức tái bảo hiểm tạm thời
2.1.1. Hiểu thế nào là tái bảo hiểm tạm thời?
Đây là loại hình tùy ý lựa chọn mà các công ty, doanh nghiệp bảo hiểm gốc chuyển nhượng các dịch vụ hay từng đơn bảo hiểm sang cho các công ty tái bảo hiểm một cách đơn lẻ. Theo đó, các công tái bảo hiểm có thể nhận hoặc từ chối. Doanh nghiệp bảo hiểm gốc có quyền quyết định tái bảo hiểm với dịch vụ nào, công ty nào đảm nhận và tỷ lệ ra sao.
2.1.2. Ưu điểm của hình thức tái bảo hiểm tạm thời
Hình thức tái bảo hiểm tạm thời mang những ưu điểm như sau:
+ Thứ nhất, đây là hình thức tái bảo hiểm thích hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm nhỏ, chưa có nhiều kinh nghiệm và sức cạnh tranh trên thị trường chưa lớn. Thông qua đó có thể tận dụng khả năng vốn, chuyên môn nghiệp vụ của các thị trường tái bảo hiểm quốc tế hiện nay.
+ Thứ hai, cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm gốc để có thể nhận được dịch vụ nằm ngoài phạm vị hoạt động và khai thác thông thường như theo yêu cầu đặt biệt của khách hàng.
+ Thứ ba, một nhóm gồm nhiều các doanh nghiệp bảo hiểm có mối quan hệ với nhau có thể trao đổi rủi ro nhờ đó mà có thể tạm thời phân tán các rủi ro giúp đảm bảo nguồn doanh thu được ổn định hơn.
Xem thêm: Quy định đóng bảo hiểm cho nhân viên
2.1.3. Nhược điểm của hình thức tái bảo hiểm tạm thời
Nhược điểm của hình thức tái bảo hiểm tạm thời như sau:
+ Thứ nhất, mỗi dịch vụ giải quyết theo hướng riêng lẻ nên tốn thời gian hơn. Trước khi nhận 1 dịch vụ thì công ty bảo hiểm gốc phải thu xếp tái bảo hiểm tạm thời hợp lý, điều này khiến cho quyết định tiếp nhận bảo hiểm bị chậm lại.
+ Thứ hai, doanh nghiệp bảo hiểm gốc có thể phải nhường các dịch vụ cho đối thủ mạnh hơn hoặc nhận bảo hiểm mà không được bảo vệ đầy đủ. Điều này khiến khách hàng mất thiện chí bởi sự chậm trễ. Nó còn làm giảm lợi nhuận thu được do những công việc liên quan khác như soạn thảo hợp đồng, đàm phán, thanh toán.
+ Thứ ba, các doanh nghiệp bảo hiểm gốc khi tái bảo hiểm trong mỗi thời kỳ lại phải tiến hành quy trình từ đầu. Có thể phát sinh thêm nhiều công việc khác khi hủy bỏ hoặc thay đổi.
2.2. Hình thức tái bảo hiểm cố định
2.2.1. Định nghĩa về tái bảo hiểm cố định
Tái bảo hiểm cố định cũng chính là hình thức tái bảo hiểm bắt buộc, theo đó tất cả các đơn vị rủi ro bảo hiểm gốc sẽ được công ty nhượng cho nhà tái bảo hiểm theo quy định và thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng.
2.2.2. Ưu điểm của hình thức tái bảo hiểm cố định
Hình thức tái bảo hiểm cố định này cũng mang đến nhiều ưu điểm, cụ thể như sau:
+ Thứ nhất, hợp đồng bảo hiểm sẽ nhanh chóng được ký kết do không phải mất thời gian tham khảo các ý kiến từ nhà tái bảo hiểm. Điều này giúp cho các doanh nghiệp nhượng bảo hiểm chủ động định phí cho rủi ro và chấp nhận rủi ro của bảo hiểm gốc.
+ Thứ hai, khả năng của các doanh nghiệp bảo hiểm được đảm bảo bởi các công ty nhượng được nhà tái bảo hiểm bảo vệ về mặt rủi ro theo phạm vi hợp đồng ký kết.
+ Thứ ba, các doanh nghiệp tái bảo hiểm sẽ nhận được nhiều dịch vụ hơn theo hợp đồng cố định cho phép.
+ Thứ tư, nhà tái bảo hiểm sẽ có điều kiện để đẩy nhanh tiến bộ kỹ thuật bằng việc chấp nhận các rủi ro mới thông qua việc thu phí lớn và đảm bảo phù hợp với nguyên tắc số đông.
2.2.3. Nhược điểm của hình thức tái bảo hiểm cố định
Hình thức tái bảo hiểm cố định có một số nhược điểm như sau:
+ Thứ nhất, nó có tỉnh ổn định nhưng trong một giai đoạn nhất định mà thôi, điều này khiến nó thiếu linh hoạt khi công ty chuyển nhượng có những thay đổi.
+ Thứ hai, các công ty nhượng mặc dù vẫn có khả năng tài chính để đảm đương được, nhưng mọi rủi ro đều phải đem tái đi.
+ Thứ ba, các nhà tái bảo hiểm sẽ có thể gặp phải những hậu quả khó lường nếu công ty nhược thiếu kinh nghiệm hoặc sơ suất trong việc ký hợp đồng bảo hiểm gốc.
Xem thêm: Việc làm bảo hiểm tại Hà Nội
2.3. Hình thức tái bảo hiểm lựa chọn - bắt buộc
2.3.1. Khái niệm
Tái bảo hiểm lựa chọn - bắt buộc là một hình thức mà bắt buộc công ty nhượng bảo hiểm phải nhượng toàn bộ những dịch vụ đã nhận bảo hiểm, nhà tái bảo hiểm cũng phải nhận các dịch vụ được chuyển từ công ty nhượng với những điều kiện và thỏa thuận phù hợp theo quy định.
2.3.2. Ưu điểm của hình thức tái bảo hiểm lựa chọn - bắt buộc
Ưu điểm của hình thức này gồm có:
+ Thứ nhất, các doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm có thể lựa chọn dịch vụ chào tái bảo hiểm từng phần trách nhiệm khi nó vượt khả năng của họ chứ không nhất định phải nhượng tất cả.
+ Thứ hai, các công ty tái bảo hiểm sẽ xem xét kỹ lượng đối với các công ty nhượng bảo hiểm để thường xuyên canh chừng với các diễn biến liên quan đến thỏa ước hai bên đã ký kết trong hợp đồng.
+ Thứ ba, so với hình thức tái bảo hiểm tạm thời thì hình thức này người nhận tái bảo hiểm có thể thu thêm nguồn phí tái bảo hiểm lớn hơn và có phần thăng bằng hơn đó nhé!
+ Thứ tư, phần trách nhiệm thặng dư sẽ được công ty nhượng tái bảo hiểm đánh giá và tự giữ lại cho mình những khả năng có thể thực hiện đem phân chia những thặng dư còn lại cho một nhà hoặc nhiều nhà tái bảo hiểm khác mà họ lựa chọn.
2.3.3. Nhược điểm của hình thức tái bảo hiểm lựa chọn - bắt buộc
Tái bảo hiểm theo hình thức lựa chọn - bắt buộc có một số nhược điểm như sau:
+ Thứ nhất, nhà tái bảo hiểm không được quyền từ chối đối với những rủi ro được người tái bảo hiểm chuyển đến. Tuy nhiên, các rủi ro chuyển đến phải nằm trong nội dung, điều khoản đã quy ước cụ thể trong hợp đồng tái bảo hiểm cố định.
+ Thứ hai, hình thức này có nguồn dịch vụ đưa vào hợp đồng không được thường xuyên và gây ra những tổn thất thất thường, điều này tạo cho các nhà tái bảo hiểm không được thuận lợi. Để các nhà tái bảo hiểm nhận được các dịch vụ hợp lý thì cần phải có sự tập trung tuyệt đối.
+ Thứ ba, chi phí hành chính có việc áp dụng hình thức tái bảo hiểm này thường rất tốn kém bởi các công ty nhượng có nhiều đơn vị rủi ro cần đem tái bảo hiểm.
Xem thêm: Bảo hiểm thất nghiệp quận 7
3. Vai trò của tái bảo hiểm là gì?
Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm hay cả những người tham gia vào bảo hiểm hiện nay thì tái bảo hiểm đều có vai trò rất to lớn. Nó được thể hiện cụ thể như sau:
+ Thứ nhất, nó giúp phân tán các rủi ro, nhờ đó góp phần trong việc ổn định lại tài chính có các công ty bảo hiểm gốc. Đặc biệt với những trường hợp đặc biệt khi tích lũy rủi ro hoặc có các sự cố thảm họa.
+ Thứ hai, đối với những rủi ro vượt qua khả năng về tài chính của nó sử dụng tái bảo hiểm sẽ giúp nâng cao khả năng nhận bảo hiểm từ các công ty bảo hiểm gốc. Đây là trường hợp thường xảy ra với các hợp động bảo hiểm có mức trách nhiệm cao, số tiền bảo hiểm lớn và có liên quan đến khả năng nhận bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm gốc với những người tham gia vào bảo hiểm của công ty đó.
+ Thứ ba, các công ty bảo hiểm có thể mang về những hợp đồng bảo hiểm cực lớn nhờ tái bảo hiểm, điều này giúp công ty bảo hiểm vừa không phải từ chối khách hàng lại đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật về biên khả năng thanh toán theo quy định được đưa ra đó nhé!
+ Thứ tư, tái bảo hiểm giúp ngăn ngừa rủi ro mang tính thảm họa như dịch bệnh, động đất, thiên tai, khủng bố,...hoặc các rủi ro bất thường xả ra sẽ ảnh hưởng đến khả năng bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm gốc hiện nay. Các doanh nghiệp có thể thực hiện đầy đủ các nghĩa cụ của mình đối với khách hàng khi xảy ra các rủi ro.
+ Thứ năm, những nhà bảo hiểm sử dụng tái bảo hiểm như một công cụ giúp quản trị rủi ro một cách hiệu quả nhất, thông qua đó dàn trải tổn thất và rủi ro.
+ Thứ sáu, các doanh nghiệp bảo hiểm gốc sẽ nhận được sự hỗ trợ về về mặt tài chính thông qua các hoạt động tái bảo hiểm nhờ có các hỗ trợ về mặt kỹ thuật, hoa hồng tái bảo hiểm,...
+ Thứ bảy, thông qua tái bảo hiểm mà khách hàng hoàn toàn có thể nhận được bồi thường đầy đủ, chính xác và kịp thời, điều này giúp khách hàng yên tâm hơn về khả năng thanh toán bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm gốc.
+ Thứ tám, tái bảo hiểm còn là sự phân tán rủi ro giữa các quốc gia với nhau chứ không chỉ trong những nhà bảo hiểm với nhau đâu nhé! Chình vì vậy mà rủi ro sẽ được sẻ nhỏ cho nhiều doanh nghiệp bảo hiểm hơn.
Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu tái bảo hiểm là gì? Nắm được các hình thức tái bảo hiểm cũng như vai trò của nó đối với doanh nghiệp bảo hiểm cũng như với người được bảo hiểm hiện nay. Hy vọng kiến thức này bổ ích với những bạn đang hoạt động trong ngành bảo hiểm nhé!