Quy định chi tiết về việc đóng bảo hiểm cho nhân viên
Theo dõi work247 tạiĐóng bảo hiểm cho nhân viên là một trong những nội dung quan trọng mà doanh nghiệp cần thực hiện trong quá trình vận hành và cũng là yêu cầu cơ bản mà pháp luật quy định cho doanh nghiệp. Đồng thời, đây cũng là điều mà bất kể người lao động nào cũng quan tâm. Để doanh nghiệp hiểu luật và người lao động biết rõ chế độ của mình dựa vào căn cứ pháp luật thì tại bài viết này, hãy đọc ngay nội dung bài viết này để đảm bảo mọi yếu tố được đảm bảo đúng theo quy định luật pháp.
1. Nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên theo quy định Pháp luật
Một trong những loại bảo hiểm mà doanh nghiệp được yêu cầu bắt buộc phải đóng cho nhân viên đó chính là bảo hiểm xã hội. Bởi vì bảo hiểm xã hội chính là cách mà người lao động được đảm bảo thay thế, bù đắp cho một phần nào đó trong thu nhập của mình khi bị giảm lương hoặc không được tính lương vì các lý do như thai sản, ốm đau, tai nạn nghề nghiệp, hết độ tuổi lao động, rủi ro hơn là qua đời. Bảo hiểm xã hội được thực hiện dựa trên cơ sở đóng vào quỹ của Bảo hiểm xã hội như một khoản tích cóp lâu dài.
Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về luật đóng bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào? Có các điều khoản ra sao, đặc biệt là quy định liên quan đến việc đóng bảo hiểm cho nhân viên của đơn vị sử dụng lao động.
Đóng bảo hiểm xã hội ai cũng cần biết đó là một chế độ bắt buộc mà nhà nước quy định, cả người lao động lẫn người sử dụng lao động đều cần có trách nhiệm tham gia.
Về việc tham gia bảo hiểm xã hội, Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội đã chỉ rõ các đối tượng cần có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm:
- Người lao động cần tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải là công dân Việt Nam, thuộc các trường hợp: làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, làm việc theo hợp đồng có thời hạn đủ 3 tháng trở lên.
- Người sử dụng lao động cần tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm có các cơ quan đơn vị Nhà nước, các hợp tác xã, doanh nghiệp đang hoạt động có thuê và trả công cho lao động. Đóng bảo hiểm cho nhân viên là nghĩa vụ bắt buộc, trong đó người lao động chỉ bị khấu trừ đi 1 phần trong tiền lương trả cho lao động sẽ là 10,5%. Không được phép khấu trừ hơn mức này để đóng bảo hiểm cho người lao động. Nhưng người lao động mà đóng hết bảo hiểm cho người lao động mà không đòi hỏi bất cứ phần trăm nào cũng vẫn được và cần thể hiện điều này rõ ràng trong hợp đồng lao động.
Xem thêm: Việc làm Nhân viên bảo hiểm xã hội
2. Thông tin về các mức đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp cho nhân viên
- Lập hồ sơ lao động để cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, đóng bảo hiểm cho lao động hàng tháng theo quy định ở Điều số 86 thông qua việc trích một phần tiền lương trả cho người lao động theo quy định ở Khoản số 1 của Điều 85 tại chính Luật Bảo hiểm xã hội này.
- Phối hợp cùng đơn vị Bảo hiểm xã hội để trả trợ cấp bảo hiểm cho người lao động. Đồng thời xác nhận rõ ràng thời gian đóng bảo hiểm của người lao động tại thời điểm chấm dứt hợp đồng làm việc, thôi việc.
- Cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin, tài liệu có liên quan tới việc đóng bảo hiểm nhân viên cho cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan bảo hiểm.
- Cứ định kỳ 6 tháng một lần, thông tin đóng bảo hiểm sẽ được công khai niêm yết cho lao động được biết và cung cấp cho cả phía công đoàn.
- Mỗi năm, thông tin về việc đóng bảo hiểm cho nhân viên cũng cần phải được niêm yết công khai, điều này đã được Quy định ở khoản số 7 điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội. Các mức đóng cụ thể đối với từng mức được đưa ra tại Quyết định số 959/QĐ – BHXH thể hiện như sau:
+ Bảo hiểm xã hội đóng 26% trong đó, doanh nghiệp đóng bảo hiểm cho nhân viên 18%, còn lại do lao động đóng.
+ Bảo hiểm y tế đóng 4,5% trong đó có 3% do đơn vị đóng.
+ Bảo hiểm thất nghiệp đóng 2% trong đó đơn vị sử dụng lao động đóng 1%.
+ Tiền đóng phí công đoàn là 2% do đơn vị đóng toàn bộ.
Dựa trên kết quả trên, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm là 32,5%, trong đó doanh nghiệp chi trả 22%, còn 10,5% cần do người lao động đóng, được trích từ tiền lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động.
3. Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên
Doanh nghiệp sẽ phải tiến hành đầy đủ quy trình trong việc đóng bảo hiểm cho nhân viên. Hãy làm đúng theo các trình tự và yêu cầu thực hiện của từng nhiệm vụ theo chỉ dẫn sau nhé.
- Làm thủ tục thông báo tăng số lượng lao động cho cơ quan bảo hiểm:
+ Đối với người lao động: bạn cần chuẩn bị tờ khai thông tin hoặc thay đổi thông tin của mình theo mẫu TK1 – TS.
+ Đối với đơn vị: Chuẩn bị danh sách liệt kê những người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội theo mẫu D02 – TS và các giấy tờ khác bao gồm: bảng kê hồ sơ gồm các loại giấy tờ như bảng thanh toán lương, bảng kê lương, tiền công để làm căn cứ cho việc truy thu; mẫu hợp đồng lao động. Các lao động tham gia bảo hiểm do đơn vị cung cấp danh sách cần đảm bảo mức lương được trả khong thấp hơn so với mức lương quy định theo vùng. Trong trường hợp của người lao động đã trải qua đào tạo, học nghề, chấp nhận cả đối tượng được đào tạo nghề tại doanh nghiệp thì lương đóng bảo hiểm xã hội cần cao hơn từ 7% trở lên so với mức tối thiểu trả theo vùng. Khi có người lao động làm việc ở những điều kiện khắc nghiệt hơn như tính chất công việc nặng nhọc, tính chất độc hại có thể gây ra nhiều sự nguy hiểm cho sức khỏe thì doanh nghiệp cần cộng thêm 5%, cộng thêm 7% trong trường hợp cực kỳ nặng nhọc, độc hại, vô cùng nguy hiểm.
Trong trường hợp đơn vị không thực hiện nghiêm túc việc đóng bảo hiểm cho nhân viên thì sẽ phải chịu phạt. Điều này cũng đã được quy định rất rõ trong điều luật của Luật bảo hiểm. Thông tin chi tiết về việc xử phạt vi phạm này sẽ được hé mở ở những nội dung tiếp theo trong bài viết.
Tìm hiểu thêm: Thông tin các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp
4. Quy định về việc xử lý các trường hợp doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho nhân viên
Ngày nay, đa số các doanh nghiệp đều tuân thủ các quy định về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đang làm việc tại đơn vị nhưng vẫn có nhiều trường hợp còn chưa thực sự nghiêm túc với trách nhiệm này gây ra tác động ảnh hưởng trực tiếp tới quyền, lợi ích người lao động.
Việc doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được quy vào mức độ vi phạm như thế nào? Để có thể bảo vệ quyền lợi của mình thì người lao động nên làm những gì?
Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề liên quan tới nghĩa vụ của doanh nghiệp đóng bảo hiểm cho người lao động trong những nội dung tiếp theo được chia sẻ nhé.
Quy định xử phạt người sử dụng lao động khi có hành vi khấu trừ tất cả tiền lương của lao động để phục vụ mục đích đóng bảo hiểm. Dựa vào điều 21, Luật bảo hiểm xã hội đưa ra quy định rất rõ ràng về trách nhiệm mà người sử dụng lao động cần đảm bảo gồm có nội dung liên quan tới việc đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên như sau:
Sự việc có thể đưa ra tòa án để giải quyết. Tại tòa, hòa giải viên sẽ tiến hành thủ tục hòa giải của đôi bên khi người lao động không được giải quyết việc đóng bảo hiểm. Một vài trường hợp không cần phải đóng bảo hiểm.
Trong thời gian 5 ngày, công tác hòa giải cần phải được hoàn thiện. Hai bên tranh chấp về vấn đề đóng bảo hiểm sẽ phải có mặt tại phiên tòa hoặc ủy quyền cho người khác tham gia vào phiên hòa giải này. Các bên sẽ thương lượng dựa trên sự hướng dẫn của các hòa giải viên. Nếu có sự thỏa thuận thống nhất được thì hòa giải viên lập biên bản hòa giải thành công. Còn ngược lại thì sẽ lập biên bản hòa giải không thành và yêu cầu tòa án xử lý.
Như vậy, với những chia sẻ trên đây, người lao động và cả doanh nghiệp đã hiểu rõ hon về quy định đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên bởi người sử dụng lao động. Hãy luôn chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về đóng bảo hiểm xã hội để quyền lợi người lao động luôn được đảm bảo nhé. Bản thân người lao động cũng chủ động nắm bắt và hiểu luật để luôn có bảo đảm tốt quyền lợi cho chính mình.
1639 0