Thẳng thắn là gì? Thẳng thắn có thực sự tốt cho bạn trong cuộc sống?
Tác giả: Hoàng Thanh Vân
Thẳng thắn là một nét tính cách tồn tại ở những kiểu người nhất định. Trong mỗi chúng ta cũng có thể có sự thẳng thắn, tuy nhiên có người bộc lộ thành nét tính cách, có người thì lại bộc lộ trong thời điểm nhất định. Trong bài viết này sẽ chia sẻ với các độc giả để hiểu hơn về thẳng thắn là gì?
1. Giải thích ý nghĩa của thẳng thắn là gì?
1.1. Thẳng thắn là gì?
Thẳng thắn là một tính từ, khi dịch nghĩa ra thì cụm từ này được hiểu là ngay thẳng, không có sự quanh co vòng vo trong lời nói. Từ thẳng thắn đồng nghĩa với các từ cương trực, chính trực.
Những người có tính cách thẳng thắn thì thường hay nói những gì trong lòng họ nghĩ mà với những người khác thì không dám nói những điều đó ra. Những điều mà người thẳng thắn nói có thể mang lại những điều tốt hoặc là mang lại những điều không tốt đối với bản thân họ, thế nhưng câu chuyện mà họ nói thường rất chất lượng và không bị xuyên tạc.
Người ta thường nói rằng sự thật thường sẽ làm mất lòng người khác, thế nhưng ở một phương diện khác thì sự thẳng thắn lại mang đến những bài học quý báu dành cho người nghe, cũng là yếu tố mà khiến cho đối phương hiểu và có sự thẳng thắn giống như chính bạn đang thẳng thắn với họ vậy.
Với những gì mà chúng ta đã phân tích thì chúng ta có thể hiểu được về sự thẳng thắn chính là nói lại những gì mà bản thân nhìn thấy, nói lại những chuyện mà bản thân đã chứng kiến, điều mà người thẳng thắn nói có thể là đúng hoặc là gây ra những ảnh hưởng không tốt.
Đây được xem là đức tính cần phải phát huy, không phải tất cả mọi người đều thẳng thắn. Những người dám nói ra những điều mà người khác không dám nói và thực hiện thường xuyên như vậy được đánh giá là người có tính cách thẳng thắn.
Xem thêm: Tuyệt chiêu khẳng định bản thân biến mình thành người quan trọng
1.2. Đặc điểm của người thẳng thắn
Những người thẳng thắn không thích nghe người khác nói nhiều bên cạnh, họ sẽ có thể trao đổi thông tin một cách ngắn gọn với đối phương hoặc có thể nói nhiều hơn.
Đặc biệt là bản thân họ sẽ không đưa ra những thông tin rườm rà để phân tích một vấn đề, càng không thích tham gia vào những câu chuyện phiếm của hộ đồng nghiệp hay hội các bà hàng xóm.
Trước một vấn đề, người thẳng thắn sẽ hạn chế nói lại nhiều lần, ở những lần sau thì họ không chọn cách nói lại mà họ đi vào thực hiện hành động luôn để thấy được kết quả của lời nói của họ. Hành động của những người thẳng thắn thường mang tính dứt khoát, không có sự dây dưa, họ sẽ không còn quan tâm đối phương làm điều gì tiếp theo ngay sau khi họ đã đưa ra thông tin mà họ cần đưa.
Những người thẳng thắn thì sẽ có rất nhiều trải nghiệm trong giao tiếp và giải quyết vấn đề. Nếu như bạn có ý muốn dọa nạt bất cứ điều gì từ người thẳng thắn để mong rằng họ sẽ duy nghĩ lại và sợ bạn rời đi thì đó là một sai lầm. Với họ thì bạn cũng chỉ là một sự lựa chọn, không có bạn thì còn có nhiều người khác, bạn rời đi thì họ sẽ thay thế một người khác, thậm chí là giỏi hơn bạn mà không có chút do dự tiếc nuối nào.
Xem thêm: Bộc trực là gì? Muôn hình vạn trạng biểu hiện của người bộc trực
2. Những lời khuyên về sự thẳng thắn
Thẳng thắn được xem là đức tính mà mỗi chúng ta cần phải phát huy, thế nhưng không phải tính cách thẳng thắn đều tốt trong mọi trường hợp, có những trường hợp thì nó tác động tích cực, có những trường hơp thì nó lại là điều tai hại.
Bất cứ ai khi áp dụng sự thẳng thắn trong cuộc sống đều cần phải hiểu về nó, ngay sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự thẳng thắn cùng những điều mà các bạn nên biết.
Xem thêm: Việc làm bảo vệ
2.1. Thẳng thắn không có nghĩa là được phép vô duyên
Để có thể biến sự thẳng thắn của mình đi theo chiều hướng tích cực thì bạn cần phải biết cách để lắng nghe những người xung quanh bạn nói gì về sự thẳng thắn ấy. Khi bạn đã biết cách để lắng nghe rồi thì bạn sẽ có được sự thông minh trong ứng xử, biết được bản thân nên tiết chế ở đâu.
Quan sát những người xung quanh ứng xử, giao tiếp để có thể rút được kinh nghiệm cho bản thân, nhìn những người hay ninh nọt khéo léo, hay nói những lời không thật để tránh có cách ứng xử như vậy.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp tế nhị mà bạn lại áp dụng sự thẳng thắn quá thì bạn sẽ nhanh chóng gây ra ấn tượng không tốt đối với những người xung quanh. Khi đó sự thẳng thắn của bạn trở thành sự vô duyên.
Bạn cần nên biết cách khen ngợi đúng lúc, đôi khi khen ngợi không phải là sự nịnh nọt mà là cách để chúng ta động viên tinh thần của người xung quanh, để họ có thể động lực và phát huy những điểm tốt của con người họ.
Những người thẳng thắn thì không nói dối, không xuyên tạc, tuy nhiên không có quy luật nào đưa ra yêu cầu những người thẳng thắn phải nói hết tất cả mọi vấn đề, các bạn cũng có thể nói ra một phần của sự thật, phần còn lại tùy vào từng điều kiện và hoàn cảnh mà có thể không nói ra.
2.2. Thẳng thắn cần phải có sự chân thành
Nhiều người khi bị dội gáo nước lạnh vào người, họ ngay lập tức cho rằng người nói không yêu thích gì họ, ghét họ và nói toạc móng heo các vấn đề của họ. Tuy nhiên đôi khi lại không phải là vậy, đó là do một phần tính cách.
Thêm vào đó, những người thẳng thắn nhưng lại có tính cách khéo léo trong giao tiếp thì họ sẽ luôn biết được họ cần nói khi nào? Cần nói những điều gì thích hợp với từng đối tượng trong tại thời điểm nói.
Những người này luôn luôn có khả năng để nắm bắt tâm lý của đối phương, luôn làm chủ cuộc đối thoại và dẫn dắt cuộcđối thoại theo những gì mà họ muốn. Họ có rất nhiều kinh nghiệm để có thể tiếp nhận, truyền đạt thông tin đến người nghe sao cho thông tin đó được sử dụng một cách tốt nhất.
Người thẳng thắn nhưng lại khéo léo thì thường sẽ có được cuộc hội thoại thành công, đạt được mục đích nói một cách tốt nhất.
Xem thêm: Việc làm quản lý bảo vệ
2.3. Thẳng thắn để công việc thuận lợi
Đối với công việc, sự thẳng thắn là cần thiết và là quan trọng, trong một môi trường làm việc thì có rất nhiều kiểu người khác nhau, nét tính cách cũng muốn màu muôn vẻ và sẽ thường xuyên có sự va chạm trong quá trình làm việc, những quan điểm trái ngược nhau, những lời góp ý... thường xuyên sẽ được ienx ra.
Mỗi cá nhân cần phải hiểu rõ về vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với từng khía cạnh, từng phần việc trong doanh nghiệp, tập thể. Do đó, các bạn cần phải có cách ứng xử phù hợp với bản thân mình, nếu là nhân viên đồng nghiệp với nhau thì sẽ có cách đưa thông tin sao cho phù hợp, nếu là lãnh đạo thì cần phải biết cách đưa thông tin kết hợp với thái độ mềm dẻo trong từng trường hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Sự thẳng thắn trong công việc một khi được góp ý một cách trân thành thì sẽ biến thành sức mạnh, biến thành những trang bị tốt nhất dành cho mỗi cá nhân để cá nhân đó có thể trở nên tự tin hơn trong việc làm.
Sự góp ý trong công việc khi đến đúng lúc sẽ giúp cho cá nhân đó có thể dễ dàng nhận ra được những điểm chưa tốt của bản thân, khắc phục kịp thời những hậu quả mà bản thân gây ra để cải thiện tình hình của công việc.
Như thế, thẳng thắn là gì? Thẳng thắn chính là một đức tính mà con người cần biết cách vận dụng trong các trường hợp khác nhau. Sự thẳng thắn mang đến cho bạn nhiều điểm tốt nhưng cũng khiến cho bạn gặp nhiều khó khăn nếu như bạn không khéo léo.