Đối nội là gì? Chức năng của đối nội trong việc phát triển?
Theo dõi work247 tạiViệt Nam là một đất nước có nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển tăng trưởng đều hàng năm, con người nơi đây có cuộc sống vui vẻ, hòa bình. Để làm được điều này, chính phủ Việt Nam đã thực hiện rất nhiều các chính sách đối nội kết hợp với đối ngoại. Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về đối nội là gì? Các chức năng của đối nội trong việc quản lý và phát triển đất nước?
1. Định nghĩa đối nội là gì?
Đối nội hay các chính sách đối nội; có thể hình dung đơn giản chính là một trong những quy định được nhà nước đưa ra trong pháp luật Việt Nam; nó được biểu hiện dưới dạng các chính sách, chủ trương, các quy định trong văn bản pháp luật.
Những chính sách này được nhà nước ban hành nhằm đảm bảo việc quản lý đất nước về con người, trật tự an ninh xã hội; quản lý sự phát triển của nền kinh tế; đảm bảo cho chính trị đất nước luôn trong tình trạng ổn định, hạn chế việc xảy ra các hiện tượng về tham nhũng, bất công; dẫn đến tình trạng biểu tình trong nhân dân.
Các chủ trương chính sách đối nội sẽ được quốc hội (đại diện cho nhân dân), nhà nước ban hành thông qua sự tham khảo ý kiến của nhân dân; các chính sách này sẽ nhanh chóng được luật hóa; được ban hành rộng rãi đến nhân dân về quy định, pháp lý, trong trường hợp nào người dân sẽ bị cưỡng chế; tất cả các trường hợp không tuân thủ hay có hành vi chống đối sẽ bị xử lý theo quy định của luật.
Xem thêm: Việc làm quản lý điều hành
2. Các chức năng của đối nội trong việc quản lý và phát triển đất nước?
Mỗi quốc gia đều có các chính sách đối nội riêng, phù hợp với sự phát triển, nền văn hóa và lối sống của người dân. Các chính sách này là vô cùng cần thiết và quan trọng, nó giúp nhà nước trong việc quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị và sự phát triển của mỗi quốc gia; đưa ra các chính sách đúng đắn; yêu cầu mọi người dân phải có nghĩa vụ tìm hiểu, chấp hành; các trường hợp chống đối hay đi ngược lại với chính sách đối nội đều bị nhà nước xử lý.
Dù mỗi quốc gia đều có những chính sách đối nội riêng, nhưng kết lại, nó đều có mục đích chung trong việc: bảo vệ chủ quyền quốc gia; đảm bảo cho nhân dân có một môi trường sống ổn định; giữ vững kỷ cương và vị thế nhà nước; phát triển kinh tế xã hội,…
Xem thêm: Kiến thức cơ bản mọi công dân cần biết về thể chế chính trị
2.1. Chức năng giữ vững trật tự kỷ cương nhà nước
Đây là một trong những chức năng chính của chính sách đối nội mỗi quốc gia. Chính sách đối nội có nhiệm vụ trong việc giữ gìn an ninh trật tự đất nước. Đảm bảo các tình trạng xấu, gây nguy hiểm hay cản trở sự phát triển đất nước đều được loại trừ hay hạn chế.
Ví dụ: Bạn có thể hình dung một đất nước không có chính sách hay luật định gì về các trường hợp tội phạm thì sẽ như nào? Thật sự nghĩ thôi cũng kinh khủng. Các tình trạng như cướp bóc, giật, trộm đồ của người khác sẽ là một chuyện hết sức bình thường. Mọi người cố gắng làm ăn, tích lũy của cải; tuy nhiên, của cải của họ lại bị một số thành phần trong nền kinh tế cướp mất; nhưng họ lại không bị làm sao, họ vẫn sống bình thường bằng chính số tiền cướp được một cách đàng hoàng.
Vậy những người bị cướp họ sẽ nghĩ sao? Tại sao họ phải lao động để bản thân bị mệt mỏi? Không phải chỉ cần lấy của người khác dùng là được rồi sao? Nếu cả một quốc gia ai cũng nghĩ vậy thì ai là người tham gia vào sản xuất và tạo của cải? Quốc gia có thể tồn tại không? Chắc chắn là không; chính phủ không có chức năng gì vậy càng không thể tồn tại.
Đây chỉ là một ví dụ rất nhỏ bé đối với các vấn đề thường xảy ra trong xã hội; nếu không có chính sách đối nội để quản lý an ninh trật tự xã hội quốc gia; sẽ kéo theo rất nhiều các vấn đề khác.
2.2. Chức năng thúc đẩy việc phát triển nền kinh tế đất nước
Kinh tế là yếu tố mũi nhọn để một quốc gia có thể phát triển và ngày càng văn minh hơn. Việc đưa ra các chính sách đối nội để phát triển nền kinh tế sẽ giúp cho doanh nghiệp có những cơ hội lớn trong việc mở rộng quy mô, hình thức kinh doanh và gia tăng sản xuất.
Các chính sách này sẽ giúp điều chỉnh sự phát triển nền kinh tế đất nước; giúp kinh tế đất nước luôn được bảo đảm trong tình trạng ổn định, hạn chế tối đa việc xảy ra các cuộc khủng hoảng kinh tế; lạm phát, thất nghiệp,… hay sự mất cân bằng của nền kinh tế thị trường.
Chính sách đối nội giúp cho người dân và các doanh nghiệp yên tâm làm ăn, đảm bảo việc gia tăng sản xuất và thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế. Các tình trạng như phá giá thị trường, gây ra sự bất ổn trong nền kinh tế đều bị nhà nước nghiêm cấm và xử lý nghiêm khắc.
Xem thêm: Việc làm phát triển thị trường
2.3. Chức năng đảm bảo cuộc sống cho người dân
Chính sách đối nội đảm bảo cho nhân dân có một cuộc sống tự do, đảm bảo quyền lợi cơ bản của một con người. Những hành động có hành vi vi phạm đến quyền lợi của bất cứ ai cũng đều bị xử lý theo điều khoản được pháp luật nhà nước Việt Nam quy định.
Đây chính là một trong những chức năng chính của chính sách đối nội; đảm bảo được vị thế và quyền uy của nhà nước. Tại Việt Nam, chính sách đối nội được Đảng và nhà nước luôn luôn nhấn mạnh; được đa phần nhân dân biết đến và ủng hộ là: “Đảng và nhân dân có mối quan hệ và sự liên kết chặt chẽ, Đảng hoạt động dựa trên lợi ích của nhân dân, tôn trọng ý kiến của nhân dân, làm việc dưới sự giám sát của nhân dân. Đảng là của dân, do dân và vì dân.”
Xem thêm: Đằng sau câu hỏi: Ngành Quản lý đất đai ra làm gì?
2.4. Chức năng bảo vệ chế độ chủ nghĩa xã hội, nền dân chủ quốc gia
Mỗi quốc gia đều có các chính sách đối nội khác nhau; tuy nhiên hầu hết đều có chính sách trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia; đây là một chính sách quan trọng và cơ bản nhất. Muốn tạo cho nhân dân một cuộc sống tự do, an lành và hạnh phúc; đầu tiên nhà nước phải đảm bảo được tiếng nói và vị thế một quốc gia độc lập, tự do trong mắt bạn bè quốc tế.
Để đảm bảo được chính sách này, nhà nước phải phối hợp với các chính sách khác về trật tự an ninh xã hội; chính trị đất nước; sự phát triển nền kinh tế một cách chặt chẽ và hiệu quả. Đem đến cho đất nước những thành quả chính trị, kinh tế nhất định.
Nhanh chóng phát hiện và đập tan những âm mưu chống phá đất nước của các thành phần thù địch; xây dựng sức mạnh quốc phòng đủ lớn; đảm bảo cho sự ổn định của tình hình trong nước khi có biến động xảy ra; luôn đảm bảo cung cấp đến nhân dân đời sống kinh tế, chính trị ổn định; đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh hiệu quả.
2.5. Chức năng tổ chức, quản lý văn hóa khoa học
Văn hóa, bản sắc dân tộc là một trong những đặc trưng cơ bản mà nhà nước, con cháu thế hệ mai sau luôn phải ghi nhớ và gìn giữ; ghi nhớ công lao của thế hệ trước trong việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc; thế hệ mai sau phải có trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát triển đất nước; cải tiến và đưa ra các phương pháp, cách làm hiệu quả, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân ta.
Đặc biệt, trong thời đại xã hội đổi mới, các chính sách đối nội sẽ đưa ra những định hướng, những hướng đi đúng đắn đến với sự phát triển cao hơn; quản lý tốt vấn đề này sẽ giúp nhà nước thực hiện tốt các chính sách khác; góp phần trong việc quản lý và phát triển đất nước.
Dù trong thời đại nào thì vai trò của nhà nước cũng là vô cùng quan trọng. Vì vậy, hãy tuân thủ một cách chính xác theo những chính sách và chủ trương của nhà nước, của Đảng đưa ra; tin tưởng vào Đảng, vào nhà nước, vào chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trên đây là bài chia sẻ về đối nội là gì? Các chức năng của đối nội trong việc quản lý và phát triển đất nước? mà mình muốn gửi đến các bạn. Mong rằng, với những gì mình chia sẻ, các bạn sẽ có thêm cho mình cái nhìn chính xác về những chính sách đối nội của Đảng, của nhà nước Việt Nam ta.
8445 0