Kiến thức cơ bản mọi công dân cần biết về thể chế chính trị
Theo dõi work247 tạiChính trị là một trong những lĩnh vực nòng cốt của đời sống xã hội. Ở Việt Nam, chính trị có vai trò giải quyết những mối quan hệ lợi ích và những mối quan hệ quyền lực giữa giai cấp với dân tộc, giữa Nhà nước, các công chức, lãnh đạo, bộ trưởng,... với công dân. Chính trị là biểu hiện đặc trưng của quyền lực. Từ đó ta cần xây dựng một hệ thống bao gồm những quy định , quy tắc, các luật lệ để đảm bảo chính trị được vận hành phù hợp theo sự phát triển của xã hội, đáp ứng chuẩn mực của nhà nước pháp quyền và xã hội dân chủ, đó chính là thể chế chính trị. Vậy thể chế chính trị là gì?
1. Định nghĩa thể chế chính trị một cách đơn giản nhất
Thể chế chính trị có thể được xem như là một bộ máy nhà nước vô hình vì nó chính là cách thức, hình thức chế độ mà Nhà nước lựa chọn để quản lý xã hội. Thể chế chính trị được biểu hiện qua những quy tắc, quy định, những điều luật, điều lệ mà pháp luật ban hành. Đó là những căn cứ mà Bộ máy nhà nước dựa vào, thông qua để đưa ra những điều chỉnh, hay đưa ra cách điều hành đời sống của một quần thể cùng chung sống với nhau.
Để giải thích một cách rõ hơn, chính trị là một trong những lĩnh vực cơ bản mà thiết yếu của xã hội. Chính trị có ảnh hưởng sâu rộng tới sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Và chế độ chính trị được hình thành để tạo ra những quy định về chế độ xã hội của một quốc gia nào đó bao gồm lý tưởng, mục tiêu của chính trị, cách tổ chức bộ máy Nhà nước, địa vị chính trị - pháp lý của Đảng,... Thể chế chính trị lại được hình thành và quy định bởi chế độ chính trị.
Điều đó làm nên sự gắn kết hữu cơ giữa thể chế chính trị với tổ chức bộ máy hệ thống chính trị. Cả hai là tiền đề của nhau bởi hệ thống chính trị là chủ thể vận hành, xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển của toàn quốc gia, mà trước hết là thể chế chính trị.
Còn thể chế chính trị lại đề ra những quy định , điều luật để bộ máy hệ thống chính trị có những chuẩn mực nhất định và từ đó trở nên hoàn thiện, phát triển hơn. Các bạn có thể nôm na như sau: Khi chúng ta xét ví dụ ngôi nhà tượng trưng cho một quốc gia nhất định nào đó, thì thể chế chính trị chính là nền móng để xây dựng ngôi nhà, còn người dân chính là những con người, những thành viên sống trong ngôi nhà ấy. Thể chế chính trị góp phần duy trì sự ổn định cho người dân nói riêng và xã hội nói chung.
Thể chế chính trị ở mỗi quốc gia là khác nhau và được ghi lại trong văn bản có quyền hành pháp lý cao nhất ở những quốc gia đó.
Xem thêm: Cơ quan tư pháp là gì? Hệ thống cơ quan tư pháp ở Việt Nam
2. Các loại hình thể chế chính trị
Từ thời kì cổ đại cho tới xã hội văn minh ngày hôm nay, các nhà sử học và chính trị học đã xác minh những kiểu thể chế sau đã được hình thành:
- Hệ thống chính trị độc tài phát sinh từ mối quan hệ quyền lực giữa bộ máy nhà nước chuyên quyền và cư dân trong xã hội đó. Đây là hình thức cai quản mà ở đó đất nước được cai trị bởi một người hoặc một nhóm người nắm trong tay toàn bộ quyền hành. Thể chế này làm cho bạo lực gia tăng khi mà mọi người cần dùng tới phương pháp trù dập đối phương để có thể leo lên vị trí người cầm quyền.
Nhắc tới thể chế chính trị độc tài là người ta sẽ lập tức liên tưởng tới chế độ phát xít, chế độ quân chủ, chế độ quân phiệt...đã gây nên bao cuộc chiến tranh thảm khốc, đau thương. Chẳng hạn như dưới thời Hít-le, ông đã theo thể chế chính trị độc tài mà cụ thể là chế độ phát xít rồi châm ngòi cho thế chiến II đem lại nỗi ám ảnh cho toàn bộ nhân loại.
- Thể chế chính trị dân chủ thì ngược lại, khác hẳn so với thể chế chính trị độc tài ở chỗ thể chế chính trị dân chủ được xây dựng dựa trên nguyên tắc lấy nhân dân làm gốc, làm chủ thể của quyền lực. Khi đó, nhà nước sẽ không nắm trong tay mội quyền quyết định về các vấn đề xã hội, mà từng công dân sẽ có những quyền nhất định giải quyết vấn đề của mình và có quyền tham gia vào một số hoạt động chính trị của Nhà nước. Thể chế chính trị dân chủ có những đặc điểm nổi bật sau đây:
+ Công dân có quyền lựa chọn và thay thế bộ máy chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu, bầu cử công bằng và tự do.
+ Công dân được khuyến khích tham gia vào công tác chính trị và đời sống dân sự.
+ Quyền con người của công dân được đề cao và bảo vệ.
+ Những người đứng đầu trong bộ máy nhà nước và mọi người dân đều bình đẳng. Khi đối diện với pháp luật, mọi người là như nhau, không có ai được phép làm trái quy định được hiến pháp đề ra, tất cả mọi người phải tuân theo những điều luật được ghi lại trong văn bản pháp luật.
Thể chế chính trị dân chủ mang tính hòa hợp, tạo nên sự đồng thuận giữa những người cùng sống và làm việc với nhau. Và đại diện là chế độ đại nghị và chế độ tổng thống. Chế độ đại nghị được hình thành dựa trên sự phân công quyền lực, kiểm soát lẫn nhau giữa những bộ phận trong cơ quan nhà nước. Còn chế độ tổng thống được xây dựng dựa trên việc áp dụng triệt để lý thuyết tam quyền phân lập - nguyên thủ quốc gia đứng đầu hành pháp, nghị viện nắm giữ quyền lập pháp, tổng thống nắm giữ quyền hành pháp và tòa án thì nắm trong tay quyền tư pháp.
Xem thêm: Đối nội là gì? Chức năng của đối nội trong việc phát triển?
3. Thể chế chính trị có vai trò như thế nào đối với đời sống xã hội?
Trong mọi giai đoạn phát triển của xã hội đều có sự “sát cánh” của thể chế chính trị. Việc một quốc gia lựa chọn thể chế chính trị nào cần phải dựa vào rất nhiều yếu tố mới có thể quyết định được vì thể chế chính trị là những quy định, quy tắc chung buộc toàn xã hội phải tuân theo, khiến cho mọi hoạt động sinh hoạt, kinh doanh,... của quần chúng nhân dân sinh sống trong môi trường ấy sẽ chịu rất nhiều ảnh hưởng.
Thể chế chính trị cần phải được xem xét, đánh giá dựa trên toàn bộ quá trình lịch sử của toàn dân tộc qua từng thời kỳ phát triển với từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Thể chế chính trị cần phải giải quyết được những mâu thuẫn giữa các giai cấp với nhau để góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội.
Sự giàu có, toàn diện của một đất nước không phải dựa trên tài nguyên sẵn có, mà dựa trên phần nhiều các thức điều hành đất nước của con người. Nhật Bản là một quốc gia điển hình nằm trong vùng thường xuyên phải đối mặt với sóng thần, động đất nhưng vẫn rất phát triển vì Thiên Hoàng Minh Trị đã dẫn dắt đất nước Mặt trời mọc con đường chính trị với đường lối thể chế chính trị phù hợp, đúng đắn với bối cảnh lịch sử khi ấy. Hay là Anh Quốc, họ là một nhân chứng sống nữa về việc lựa chọn đúng đắn thể chế chính trị: đất nước Anh đã thay đổi vận mệnh của chính họ bằng cách từ bỏ chế độ quân chủ độc tài chuyển sang chế độ quân chủ lập hiến và “dậy sóng” thể giới một thời với cuộc cách mạng kỹ nghệ đầu tiên.
Còn ngày nay, được sống dưới thể chế chính trị tự do, dân chủ, con người có điều kiện được bản thân một cách tự do, thoải mái, ắt sẽ nảy sinh nhiều ý tưởng sáng tạo, đem đến cho đất nước những phát minh, sáng kiến có ích, hữu dụng, gây ảnh hưởng lớn.
Thể chế chính trị có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của đất nước, dân tộc. Tìm hiểu thêm về kiến thức pháp luật không bao giờ là thừa. Work247.vn vừa chia sẻ cho các bạn những thông tin quý báu về thể chế chính trị, hy vọng các bạn sẽ có cái nhìn toàn cảnh hơn, trân trọng cuộc sống hiện tại hơn vì được sống dưới thể chế chính trị dân chủ cho phép chúng ta có quyền tự do ngôn luận, tự do được học tập và phát triển.
1501 0