[GÓC CHUYÊN GIA] - Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm?
Tác giả: Hoàng Thanh Vân 09-05-2024
Ngành công nghiệp trọng điểm luôn là mục tiêu phát triển lâu dài của mọi quốc gia, chúng ta thường xuyên nghe thấy ngành công nghiệp trong điểm nhưng lại chưa thực sự hiểu về ngành này. Để hiểu rõ thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm thì hãy cùng work247.vn đào sâu phân tích về ngành công nghiệp trọng điểm qua bài viết sau đây.
1. Đi tìm lời giải thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm?
Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Ngành công nghiệp trọng điểm là cụm từ rất đỗi quen thuộc đối với hầu hết chúng ta, đây là cụm từ được sử dụng trong công nghiệp chỉ những ngành công nghiệp đóng vai trò và vị trí quan trọng, là những ngành công nghiệp mũi nhọn đứng tốp đầu trong cơ cấu nền công nghiệp mà mỗi quốc gia đều cố gắng xây dựng.
Ngành công nghiệp trọng điểm là những ngành mà bản thân chúng có khả năng tạo ra các thế mạnh lêu bền, dài hạn, đem lại những hiệu quả về kinh tế cũng như xã hội và môi trường, có sự ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các ngành công nghiệp khác.
Hiện nay, Việt Nam đã nỗ lực không ngừng và xuất hiện một số ngành công nghiệp trọng điểm như:
- Ngành Công nghiệp Năng lượng.
- Ngành Công nghiệp Dệt may.
- Ngành Công nghiệp Hóa chất.
- Ngành Công nghiệp mảng Cơ khí chế tạo.
- Ngành Công nghiệp khoáng sản.
- Ngành Công nghiệp khai thác Dầu khí.
- Ngành Công nghiệp sản xuất các loại vật liệu dùng trong xây dựng.
Đối với mỗi một quốc gia, để có được một nền kinh tế mang tính chất bền vững, góp phần nâng cao đời sống người dân thì quốc gia đó cần phải quan tâm đến các vấn đề tìm kiếm, nâng cao và phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
2. Những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta
Chúng ta đều biết được một điều hết sức rõ ràng rằng, mỗi quốc gia đều có riêng từng thế mạnh, những thế mạnh này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển nền kinh tế đất nước. Tại Việt Nam cũng vậy, thế mạnh của đất nước ta chính là có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, điều kiện thiên nhiên đa dạng thích hợp với nhiều ngành công nghiệp khác nhau, đặc biệt là các ngành công nghiệp khai thác chế biến, chế tạo và sản xuất các nguyên - nhiên vật liệu.
Sau đây, work247.vn sẽ bật mí cho các bạn biết nước ta có những ngành công nghiệp trọng điểm nào?
2.1. Ngành công nghiệp năng lượng
Việt Nam được xem là đất nước có khí hậu thiên nhiên đa dạng, có các nguồn tài nguyên phong phú, sản sinh ra những tài nguyên khoáng sản là những tài sản quý báu của thiên nhiên ban tặng cho đất nước. Khi con người bắt tay vào khai thác chế biến và ngày càng cải thiện và tìm ra những phương án khai thác mang lại hiệu quả khai thác tốt nhất thì nền kinh tế của nước ta có những khởi sắc đáng kể.
Nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta thực sự có những bước phát triển đáng nói, công nghiệp khai thác than, khai thác thủy năng… với khối lượng có thể lên tới hàng chục tỉ tấn mỗi năm. Đây là điều kiện giúp cho ngành công nghiệp năng lực phát triển dựa trên nền tảng sự đa dạng về các nguyên liệu và nhiên liệu.
Ngành Công nghiệp năng lượng có nhiều lợi thế và mang đến lợi ích kinh tế cao, không phải tự nhiên mà con người lại đưa ngành công nghiệp này vào làm ngành công nghiệp trọng điểm, bởi bản thân ngành công nghiệp này đã toát lên những ưu điểm rõ ràng:
- Thứ nhất, công nghiệp năng lượng là công nghiệp mang lại thế mạnh lâu dài: Các nguồn tài nguyên và khoáng sản nước ta vô cùng đa dạng và phong phú, khối lượng than có trữ lượng vô cùng lớn, đa dạng về chủng loại. Cùng với đó thì năng lượng thủy năng cũng được khai thác liên tục và đảm bảo cung cấp trong các hoạt động sống chủ yếu của con người. Nguồn thủy năng được khai thác chủ yếu tại hệ thống các con sông lớn có nguồn tài nguyên thủy năng dồi dào.
Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp thì vô cùng rộng lớn, hầu hết các ngành kinh tế đều vận dụng đến năng lượng, nhu cầu của người dân rất cao trong các hoạt động sống và sinh hoạt.
- Thứ hai, ngành công nghiệp năng lượng mang đến những hiệu quả kinh tế cao: Tốc độ sản xuất các sản phẩm nhờ năng lượng tại nước ta ngày càng phát triển, các sản phẩm ngành công nghiệp năng lượng đã góp phần nâng cao đời sống cho người dân, đặc biệt là người dân các vùng sâu vùng xa và giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường.
- Ngoài ra, ngành công nghiệp năng lượng còn tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác. Sự tác động này là sự tác động toàn diện về nhiều mặt của các ngành kinh tế, đó là quy mô sản xuất, yếu tố kỹ thuật, áp dụng công nghệ, chất lượng của sản phẩm được tạo ra.
Như vậy, ngành công nghiệp năng lượng luôn có ý nghĩa rất quan trọng trong mọi hoạt động sống và làm việc, sản xuất của con người, xã hội. Ngành công nghiệp này được xem là yếu tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Xem thêm: Tìm việc làm kỹ sư năng lượng
2.2. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
Bên cạnh ngành công nghiệp năng lượng thì ngành công nghiệp chế biến thực phẩm cũng chính là một trong những ngành công nghiệp của nước ta hiện nay. Chúng ta đều biết, lương thực, thực phẩm chính là những yếu tố không thể thiếu tại bất kỳ quốc gia, lãnh thổ và khu vực nào. Ngành công nghiệp này mang đến rất nhiều lợi ích kinh tế, đóng vai trò lớn trong việc nâng cao các nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm được chú trọng để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài. Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta hiện nay đang được đầu tư và cho ra những sản phẩm chất lượng, đa dạng các mặt hàng xuất khẩu phù hợp với nhu cầu của người dân trên thế giới.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp chế biến còn thúc đẩy quá trình bà con nông dân chuyển từ sản xuất các cây nông nghiệp sang chuyên canh các cây công nghiệp. Từ đó, thúc đẩy quá trình trồng trọt, sản xuất và chế biến, cho ra thị trường trong nước và nước ngoài những sản phẩm công nghiệp đạt chất lượng cao, góp phần giúp cho đời sống người dân đầy đủ và sung túc hơn.
Ngành công nghiệp chế biến là ngành công nghiệp có tính chất phát triển bền vững và lâu dài, nguồn nguyên nhiên liệu dùng trong sản xuất và chế biến vô cùng phong phú, nguồn nguyên liệu chủ yếu thì trồng trọt đa dạng các loại cây, chăn nuôi, thủy hải sản…
Đồng thời ngành chế biến lương thực thực phẩm cũng vô cùng rộng lớn, ngành này có thể tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài. Đồng thời, nước ta cũng chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư vào các trang thiết bị, máy móc hiện đại, xây dựng các nhà máy khang trang sạch đẹp.
Ngành chế biến lương thực thự phẩm ngày càng phát triển mang lại nhiều công ăn việc làm cho người dân, tác động mạnh mẽ tới các ngành kinh tế khác.
2.3. Ngành công nghiệp Dệt may
Thật dễ dàng để hiểu được ngành công nghiệp Dệt may nằm trong top những ngành côn nghiệp trọng điểm của đất nước. Ngành công nghiệp dệt may phát triển nhờ vào rất nhiều yếu tố, sự kết hợp của các yếu tố chủ đạo như chi phí nhân công rẻ, nguồn lao động chủ yếu là nguồn lao động trẻ.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp dệt may của nước ta không ngừng chú trọng tới chất lượng các sản phẩm may mặc cung cấp ra thị trường trong nước và cung cấp ra các thị trường nước ngoài đạt chất lượng tốt, lại có giá thành rẻ hơn so với thị trường.
Ngoài những ngành công nghiệp trọng điểm được nêu ở trên thì nước ta cũng có nhiều ngành công nghiệp khác cũng đang trong giai đoạn manh nha, phát triển để trở thành ngành công nghiệp trọng điểm.
Xem thêm: [Hướng nghiệp] Bạn có biết ngành Công nghệ dệt, may ra làm gì?
3. Tình hình phát triển của các ngành công nghiệp trọng điểm nước ta hiện nay
3.1. Ngành công nghiệp khai thác than
Hiện nay, công nghiệp khai thác than của nước ta với trữ lượng lớn chủ yếu tập trung tại các mở than Quảng Ninh (trữ lượng than tại tỉnh Quảng Ninh đã chiếm tới 90% so với cả nước), đồng thời có chất lượng than được đánh giá là tốt nhất của khu vực Đông Nam Á. Nhiều loại than có giá trị xuất khẩu đi các nước như than nâu, than bùn với trữ lượng khai thác lớn.
Xem thêm: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì và thực trạng Việt Nam
3.2. Ngành công nghiệp khai thác dầu khí
Ngành khai thác than phát triển là vậy, song song đó có ngành khai thác dầu khí cũng phát triển vượt trội, trữ lượng khai thác hàng năm lớn. Trong đó, dầu thô có trữ lượng khai thác nhiều và liên tục có xu hướng tăng lên đến vài trục triệu tấn.
Sự ra đời của nhà máy lọc dầu Dung Quất đánh dấu sự phát triển nhanh chóng của nền công nghiệp hóa dầu.
Ngoài ra, công nghiệp khai thác khí tự nhiên cũng được được triển khai nhiều năm gần đây với rất nhiều dự án phục vụ cho quá trình phát triển của dự án này.
Từ những phân tích trên đây thì chúng ta có thể hiểu được thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm. Đồng thời, work247.vn cũng đã đưa ra các thông tin chỉ rõ những ngành công nghiệp trọng điểm cụ thể của nước ta hiện nay. Với đà phát triển nền kinh tế ổn định và vững mạnh như hiện nay thì tin chắc rằng Việt Nam sẽ có thêm nhiều ngành công nghiệp trọng điểm hơn nữa trong tương lai không xa.