Thi hành án dân sự là gì? Thi hành án dân sự có những đặc điểm gì?

Tác giả: Hằng Lê 29-03-2024

Trong cuộc sống sẽ có một vài ba lần ta vấp phải những sự việc cần tới sự can thiệp của pháp luật, nếu không có kiến thức về pháp luật thì sẽ rất khó để có thể tự cứu lấy mình, vì vậy chúng ta cần có những hiểu biết cơ bản về pháp luật như thi hành án dân sự là gì? Thi hành án dân sự do cơ quan nào phụ trách thực hiện?

Việc làm luật

1. Khái niệm thi hành án dân sự là gì?

Từ Điều 1 và 2 của Luật thi hành án dân sự năm 2008, ta có thể hiểu thi hành án dân sự là một sự phối hợp hoạt động của nhiều tổ chức, cá nhân để thực thi các quyết định, bản án do Tòa án ban ra. Quá trình này phải được thực hiện một cách tuần tự theo đúng quy định, trình tự và thủ tục của pháp luật.

Đây là một hoạt động mang ý nghĩa rất to lớn trong cả một quá trình giải quyết một vụ án nào đó, sau khi xét xử Tòa án sẽ đưa ra những quyết định, bản án thích đáng, tuy nhiên đó chỉ là những mức án trên giấy tờ, chỉ khi các quyết định và bản án đó được đưa vào trong thực tế để thực hiện thì nó mới có ý nghĩa và mới có thể trả lại được lợi ích cho những người xứng đáng được hưởng nó.

Vì vậy sau khi Tòa án đã đưa những quyết định, bản án sẽ có các cơ quan chuyên phụ trách việc thi hành án dân sự sẽ thực thi các quyết định, bản án đó. Đây là một hành động hết sức cao cả, thiêng liêng mang lại công bằng cho xã hội, đất nước vì vậy trong quá trình thi hành án dân sự, tất cả các cơ quan có thẩm quyền thi hành án dân sự cần phải đặt trách nhiệm của mình lên hàng đầu, cần công tâm, thực hiện mọi công việc theo đúng tiến trình của nó, tránh việc vì quan hệ hoặc những yếu tố khác tác động vào mà có những suy nghĩ, hành động làm không đúng.

Việc làm luật - pháp lý tại hà nội

2. Thủ tục thi hành án dân sự gồm những bước nào?

Quá trình thi hành án dân sự thường sẽ phải trải qua 5 bước cơ bản:

Bước 1: Sau khi đã xét xử và đưa ra bản án, quyết định cho một vụ án dân sự nào đó, Tòa án sẽ tiếp tục hướng dẫn, giải thích cho các bên liên quan tới vụ án về mức án; hình thức thực thi bản án; đối tượng nào sẽ phải chịu trách nhiệm với bản án, quyết định đó; thời hiệu của bản án, quyết định đó là trong khoảng thời gian bao lâu...

Bước 2: Tòa án và các cơ quan xử lý vụ án dân sự sẽ phải gửi đến đương sự bản án, quyết định đó, trong đó phải ghi rõ dòng chữ “Để thi hành” để đương sự sẽ biết được mức án hoặc nội dung của những quyết định đó là như thế nào? Bản thân đương sự sẽ phải làm những việc gì để thực hiện?

Bước 3:  Ngay sau khi có hiệu lực hoặc lâu nhất là trong khoảng thời gian từ 15 đến 30 ngày thì những bản án, quyết định sẽ được Tòa án gửi đi các cơ quan có thẩm quyền thi hành án dân sự. Mội loại bản án, quyết định sẽ được gửi đi các cơ quan thi hành án dân sự khác nhau, điều này là do Tòa án căn cứ vào đặc điểm của từng vụ án, căn cứ vào từng loại bản án, quyết định mà sẽ giao cho các cơ quan thi hành án dân sự thích hợp. 

Bước 4: Những bên liên quan đến một vụ án dân sự nào đó như người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền đề nghị cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền đưa ra quyết định thi hành án để bản án, quyết định được thực hiện một cách nhanh chóng nhất. Các bên liên quan có quyền được đề nghị các cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền đưa ra quyết định thi hành án trong khoảng thời hạn không quá 05 năm kể từ ngày những bản án, quyết định đó được Tòa án đưa ra theo đúng quy định của pháp luật, nghĩa là kể từ ngày bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp lý, nếu quá khoảng thời hạn 05 năm này thì các bên liên quan sẽ không được quyền yêu cầu nữa. 

Bước 5: Trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự, sau khi nhận được bản án, quyết định từ Tòa án hoặc từ chính đương sự của vụ án dân sự, trong khoảng thời hạn 24 giờ tính từ lúc nhận được bản án, quyết định đó Thủ trưởng của cơ quan thi hành án dân sự phải đưa ra quyết định thi hành án và chọn ra những người Chấp hành viên phù hợp để tiến hành thi hành bản án, quyết định.

5 bước trên đây là 5 bước cơ bản của quá trình thi hành án dân sự của một vụ án dân sự, mỗi công dân nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về pháp luật thi hành án dân sự là gì? Thi hành án dân sự có những bước nào? để  từ đó có thể sử dụng khi cần thiết, bởi lẽ chúng ta rất dễ vướng phải những vụ án dân sự như vậy, có thể những vụ án dân sự ấy sẽ có những mức nặng nhẹ khác nhau nhưng chúng ta vẫn cần phải có một sự hiểu biết nhất định để không tự đánh mất một số quyền lợi chính đáng.

Việc làm luật - pháp lý tại hồ chí minh

3. Những trường hợp nào sẽ được hoãn thi hành án dân sự?

Sau khi bản án, quyết định có hiệu lực thì sẽ được các cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành, tuy nhiên có một số trường hợp được hoãn thi hành án dân sự.

 Một số trường hợp được hoãn thi hành án dân sự:

Thứ nhất, được hoãn thi hành án dân sự do người phải thi hành án bị bệnh nặng, trong trường hợp này phía bên người phải thi hành án hoặc người thân của người phải thi hành án cần đưa ra được những giấy tờ chứng minh về tình trạng bệnh của mình cụ thể là giấy kết quả khám bệnh có sự xác nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên, để căn cứ vào đó cơ quan thi hành án dân sự sẽ xem xét và có quyết định thi hành sao cho hợp lý. Những người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị chết do tai nạn hoặc một số lý do khác cũng được hoãn thi hành án dân sự.

Trường hợp thứ hai được hoãn thi hành án dân sự là khi cơ quan thi hành án dân sự chưa tìm được địa chỉ nơi người phải thi hành án dân sự đang sinh sống, như vậy cơ quan thi hành án dân sự sẽ không thể tới và yêu cầu đối tượng phải thi hành án theo đúng bản án, quyết định của Tòa án được.

Trường hợp thứ ba, người được thi hành án chấp nhận việc hoãn thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án, để tránh việc sẽ xảy ra những tranh cãi về sau thì các bên liên quan bao gồm người được thi hành án và người phải thi hành án phải lập văn bản cụ thể về việc hoãn thi hành án dân sự này, trong văn bản đó cần có chữ ký của người được thi hành án, và những điều khoản theo thỏa thuận của các bên liên quan.

Trường hợp tiếp theo sẽ hoãn thi hành án dân sự do đó là khoảng thời hạn mà Tòa án đang giải thích cho các bên liên quan đến vụ án về bản án, quyết định hoặc là khoảng thời hạ mà Tòa án đang giải đáp những thắc mắc của cơ quan thi hành án dân sự.  

Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã thông báo 02 lần cho người được thi hành án nhưng vẫn không có sự phản hồi từ người được thi hành án về vấn đề đến nhận tài sản hoặc nhận người được nuôi dưỡng.

Quá trình chuyển các bản án, quyết định từ Tòa án đến các cơ quan thi hành án dân sự gặp phải những khó khăn, dẫn đến các bản án, quyết định chưa thể gửi tới cơ quan thi hành án dân sự để có thể tổ chức thi hành án được.

Trên đây là những trường hợp cơ bản nhất dẫn đến việc hoãn thi hành án dân sự, ngoài ra cũng còn một số trường hợp khác. Tuy nhiên tất cả những trường hợp này đều là những trường hợp bất khả kháng, việc hoãn thi hành án dân sự cũng mang lại một số những ảnh hưởng đối với cơ quan thi hành án dân sự, bình thường thì công việc sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng nhưng lại vì một số lý do mà bị tồn đọng lại, vì vậy các cơ quan thi hành án dân sự cần chú ý cố gắng hết sức để có thể giải quyết được các trường hợp, nếu trường hợp nào giải quyết được thì cố gắng để giải quyết nhanh gọn.

Xem thêm: Học luật ra làm gì? Liệu có dễ dàng tìm kiếm việc làm?

4. Cơ quan nào thi hành án dân sự?

Ở trung ương thì cơ quan thi hành án dân sự là Tổng cục thi hành án dân sự. Xuống cấp tỉnh, huyện... thì cơ quan thi hành án tương đương sẽ là Cục thi hành án dân sự tỉnh, huyện...

Trong cơ quan thi hành án dân sự sẽ có các chức vụ khác nhau làm những nhiệm vụ khác nhau, trong đó có Chấp hành viên trưởng, Chấp hành viên và các chức vụ làm công việc thi hành án khác. Điều hành mỗi cơ quan thi hành án dân sự là Thủ trưởng cơ quan thi hành án, thủ trưởng cơ quan thi hành án sẽ có công việc là nhận bản án, quyết định được gửi từ Tòa án đến sau đó ra quyết định thi hành án, đưa quyết định thi hành án xuống Chấp hành viên và những chức vụ khác để tiến hành tổ chức thi hành án.

Cũng giống như bất kể các cơ quan làm công việc khác, để có thể thực hiện tốt các công việc của mình thì những người trong cơ quan thi hành án dân sự cần phải có sự gắn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình làm việc, người này làm công việc này người khác làm công việc khác để từ đó giúp công việc được giải quyết một cách nhanh chóng, gọn lẹ hơn.

Chúng tôi đã cung cấp những thông tin cơ bản nhất về thi hành án dân sự là gì? Với những thông tin này, hy vọng bạn đọc đã có những hiểu biết hơn về thi hành án dân sự để từ đó áp dụng những kiến thức ấy trong cuộc sống, khi vấp phải một vụ án nào đó.