Thương nghiệp là gì? Tình hình thương nghiệp tại Việt Nam
Tác giả: Trần Hải Minh 26-07-2024
“Phi thương bất phú” câu tục ngữ này đã được lưu truyền trong dân gian từ xưa tới nay và vẫn còn đúng trong thời điểm hiện tại. Câu tục ngữ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của thương nghiệp trong việc phát triển kinh tế của các cá nhân, doanh nghiệp và quốc gia.
1. Khái niệm thương nghiệp
Thương nghiệp được dùng để chỉ hoạt động trao đổi hàng hóa giữa hai đối tượng là người mua và người bán.
Thương nghiệp hay hoạt động trao đổi hàng hóa đã có từ giai đoạn đầu của thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Vào thời điểm đó, khi một gia đình sản xuất được quá nhiều sản phẩm A nhưng lại rất thiếu hụt sản phẩm B nên đã quy đổi các sản phẩm ngang giá từ A sang một số lượng B nhất định. Hoạt động trao đổi này diễn ra một thời gian dài, nhưng để đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của xã hội thì tiền tệ xuất hiện phục vụ cho thương nghiệp. Người mua dễ dàng mua những thứ mình thích và cũng dễ quy đổi những sản phẩm của mình có thành tiền thay vì dựa vào quy định ngang giá như trước. Việc cất trữ tài sản cũng trở nên dễ dàng hơn.
Hoạt động thương nghiệp không những mở rộng theo từng khu vực, từng vùng miền mà hiện nay còn mở rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới. Hoạt động này đã được hỗ trợ rất nhiều từ các phương tiện khác nhau, các quốc gia trên nhiều châu lục khác nhau, thậm chí là ở hai nửa bán cầu vẫn có thể giao thương bình thường.
Thương nghiệp hỗ trợ cho các nước phát triển nền kinh tế trong quá trình sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
2. Lợi nhuận thương nghiệp
Trong chuỗi cung ứng thị trường, tư bản công nghiệp sau khi sản xuất ra sản phẩm sẽ nhờ tư bản thương nghiệp bán hàng hóa cho mình. Một phần giá trị thặng dư được tạo ra ở quá trình này được gọi là lợi nhuận thương nghiệp.
Những người thương nhân sẽ được cung cấp hàng hóa với mức giá hữu nghị hơn mức giá mà nhà sản xuất cung ứng ra thị trường. Thương nhân đem hàng hóa đó bán ra thị trường với mức giá thấp, ngang bằng hoặc cao hơn mức giá nhà sản xuất cung ứng ra thị trường để thu được lợi nhuận thông qua việc mua đi bán lại này.
3. Các thương hiệu đình đám ở Việt Nam
Trong thời phong kiến, hoạt động trao đổi hàng hóa trong nước hoặc với các nước đã diễn ra nhưng vẫn còn manh mún, chưa có được hiệu quả cao. Các khu vực thường thực hiện theo chủ trương tự cung tự cấp. Cho tới thời điểm 1981, thời kỳ nước ta mở cửa hội nhập kinh tế thế giới, các chính sách cấm vận được xóa bỏ thì hoạt động thương nghiệp mới chính thức hoạt động mạnh mẽ nhất.
Cho tới thời điểm hiện tại, hoạt động thương nghiệp ở Việt Nam đã diễn ra vô cùng sôi động và đã có một số doanh nghiệp tỷ đô, có tiếng trên thị trường quốc tế:
3.1. Lĩnh vực thực phẩm (đồ uống)
Vinamilk là thương hiệu lớn nhất trong kinh doanh thực phẩm đồ uống. Theo công bố của tạp chí Forbes năm 2020, Vinamilk là công ty có giá trị gần 2.500 triệu đô la Mỹ. Công ty được biết đến với đa dạng các loại nước uống liên quan đến sữa như sữa tươi, sữa chua, phô mai, sữa đặc, kem, nước uống,... Vinamilk luôn mang trong mình sự quan tâm tới chiều cao của thế hệ trẻ Việt Nam với các chương trình “Vươn cao Việt Nam” được rất nhiều người hưởng ứng tham gia.
Ngoài ra còn có các thương hiệu khác như Sabeco và Habeco (với các sản phẩm bia), Nutrifood (sữa bột và sữa hộp pha sẵn), Kido (bánh kẹo, dầu ăn, kem, cà phê, mì gói,...)
3.2. Lĩnh vực bán lẻ
Thế giới di động là ông trùm trong việc bán lẻ các thiết bị di động, công ty có giá trị 156,7 triệu đô. Thế giới di động được biết đến là nhà bán lẻ đứng đầu Việt Nam về doanh thu cũng như lợi nhuận. Ở bất kỳ địa phương nào trên toàn quốc chúng ta cũng có thể thấy sự góp mặt của thế giới di động với màu nền vàng, cũng bởi công ty đã có hơn 4.500 cửa hàng bán lẻ, phân bố rộng rãi trên toàn quốc. Thế giới di động luôn chọn cho mình những vị trí đắc địa để thuận lợi cho việc kinh doanh, buôn bán.
Thế giới di động gần đây còn hợp nhất với điện máy xanh để tiết kiệm chi phí vận hành, tăng trưởng kinh tế doanh nghiệp. Doanh nghiệp hiện nay không những hoạt động trong nước mà còn mở rộng ra nước bạn Campuchia.
Ngoài ra, lĩnh vực bán lẻ không thể không nhắc đến công ty chuyên cung cấp xăng dầu Petrolimex và PVOil.
3.3. Lĩnh vực viễn thông
Là người Việt Nam, chắc hẳn bạn không thể nào không biết đến Viettel. Đây là doanh nghiệp không những được đánh giá có giá trị thương hiệu lớn nhất trong lĩnh vực viễn thông mà còn lớn nhất trong tất cả các lĩnh vực ở Việt Nam với 2.948 triệu đô. Viettel có tập khách hàng viễn thông lớn nhất trên thế giới.
Các doanh nghiệp viễn thông thường rất dễ bị đẩy lùi về phía sau nếu không chịu vận hành, phát triển. Và nếu không thay đổi đúng cách cũng không được công chúng đón nhận. Là cây gạo cội trong lĩnh vực viễn thông nhưng tập đoàn Viettel không ngại việc thay đổi và làm mới mình. Gần đây, Viettel đã thay đổi bộ nhận diện thương hiệu, tuyên bố sứ mệnh mới của mình để phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế- xã hội và đời sống.
Ngoài ra, còn có VNPT, Mobifone.
3.4. Lĩnh vực bất động sản và thương mại
Vinhomes hay Vincom được biết đến là công ty con của tập đoàn Vingroup- kinh doanh rất nhiều mặt hàng ở các lĩnh vực khác nhau: chung cư, khu nghỉ dưỡng, điện thoại, oto, xe máy điện, bán lẻ hàng hóa, bệnh viện và trường học. Vingroup hướng tới cung cấp cho người dùng chuỗi giá trị đầy đủ nhất. Kinh doanh nhà ở và siêu thị là lĩnh vực đem lại cho tập đoàn giá trị lớn nhất, đem lại cho chủ sở hữu nguồn thu khủng mỗi năm.
Trong lĩnh vực bất động sản và thương mại còn không thể thiếu sự góp mặt của Novaland và Nam Long (chuyên cung cấp bất động sản).
Từ đầu năm 2020, hoạt động kinh doanh buôn bán của các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn do dịch bệnh. Một số doanh nghiệp dẫn tới phá sản nhưng cũng có doanh nghiệp lại có lợi thế hơn trong kinh doanh (hàng tiêu dùng, thực phẩm, thiết bị y tế,...)
Ngoài các doanh nghiệp đã có đứng vững trên thị trường thì còn rất nhiều những doanh nghiệp khởi nghiệp để phục vụ những nhu cầu phát sinh của con người trong thời đại mới. Thị trường vô cùng cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải ra sức tạo ra những cú nhảy đột phá để vươn lên. Chỉ cần một cú va chạm nhỏ hay những lần hiểu nhầm bởi công chúng cũng có thể khiến cho một doanh nghiệp lớn phải lao đao. Vì vậy, việc giữ uy tín, danh tiếng trong thương nghiệp vô cùng quan trọng. Hy vọng rằng các doanh nghiệp Việt Nam hãy hoạt động tốt, phát triển kinh tế, đưa Việt Nam tới gần hơn với các nước phát triển.
Mong rằng bài viết đã giúp bạn đã có thêm hiểu biết về thương nghiệp là gì và những doanh nghiệp có hoạt động thương nghiệp mạnh mẽ ở Việt Nam. Chúc bạn có một tuần làm việc vui vẻ và hiệu quả nhất. Đừng quên thường xuyên truy cập vào website của chúng tôi để biết được các thông tin tuyển dụng hot nhất nhé.