Tổ chức phi chính phủ là gì? Cách thức hoạt động của tổ chức này
Tác giả: Hằng Lê 22-07-2024
Tổ chức phi chính phủ là tổ chức có ảnh hưởng to lớn đến lợi ích chung của cộng đồng và xã hội. Nhiều người muốn gia nhập hoặc thành lập nhưng lại chưa hiểu rõ tổ chức phi chính phủ là gì. Vậy nên chúng tôi đã tổng hợp các thông tin về tổ chức phi chính phủ để bạn đọc có thể nắm bắt thêm thông tin và có cho mình sự lựa chọn đúng đắn nhé.
1. Tìm hiểu tổ chức phi chính phủ là gì?
Tổ chức phi chính phủ hoạt động theo dạng không vì lợi nhuận, thực hiện tham gia, đóng góp vào những chương trình phát triển dành cho xã hội. Theo Liên Hiệp Quốc thì khái niệm về tổ chức này bao gồm:
- Tổ chức phi chính phủ là một thuật ngữ để gọi chung cho một tổ chức hoặc ủy hội từ thiện, tập đoàn hoạt động hình thức phi lợi nhuận, hiệp tội, ủy văn hóa xã hội hoặc những pháp nhân khác dựa theo luật thì họ không thuộc trong Nhà nước và cũng không hoạt động với mục đích thu lợi nhuận. Tức là khi có phát sinh khoản lợi nhuận cũng không thể phân chia theo dạng chia lợi nhuận. Bên cạnh đó tổ chức phi chính phủ cũng không tập hợp các đảng phái liên quan đến chính trị hoặc những nghiệp đoàn hay các hợp tác xã có sự phân chia thu về lợi nhuận hoặc cả nhà chùa hay chúa đi nữa cũng không nằm trong đây.
Các tổ chức phi chính phủ sẽ xây dựng nên các phân khu phi chính phủ, hoạt động cùng với khu vực của Nhà nước. Họ hoạt động với nhiều hình thức và lĩnh vực có thể kể đến như khoa học kỹ thuật, văn hóa, dịch vụ, nhân đạo,... Tóm lại các hoạt động của tổ chức phi chính phủ nhằm đem đến lợi ích dành cho việc phát triển cộng đồng một cách bình đẳng, lành mạnh và công bằng.
Ở Việt Nam quan niệm đối với tổ chức phi chính phủ rằng đây là một tổ chức của nhân dân được thực hiện một cách tự nguyện và có tư cách pháp nhân. Tổ chức này tập hợp những người có cùng ngành nghề với nhau, cùng sở thích và nhu cầu,... Họ hoạt động và trao đổi một cách thường xuyên để tìm ra những mục tiêu và định hướng nhưng không vì lợi nhuận và hoạt động theo những quy định của pháp luật.
Qua những khái niệm đó có thể hiểu một cách giản đơn rằng tổ chức phi chính phủ là một tổ chức quốc tế mà ở đó những thành viên gia nhập vào không liên quan đến chính phủ. Tổ chức này được xây dựng trên tinh thần tự nguyện, tuân theo pháp luật và không hoạt động vì lợi nhuận mà nhằm mục tiêu đẩy mạnh sự phát triển về cộng đồng một cách văn mình, công bằng.
Tổ chức phi chính phủ là tổ chức được hình thành và hoạt động dựa theo những điều lệ của một số đất nước, tổ chức này sẽ phải thực hiện đầy đủ những điều kiện nhất định đồng thời cũng phải hoạt động từ 2 quốc gia trở lên, đáp ứng được mục đích và nguồn hỗ trợ tài chính.
Những tổ chức phi chính phủ được hình thành từ rất sớm và có quy mô hoạt động khá rộng. Những người gia nhập tổ chức này rất đa dạng, một số tổ chức mà các thành viên trong đó đều có cùng quốc tịch và cũng có tổ chức các thành viên trong đó có nhiều quốc tịch khác nhau.
Xem thêm: Giải đáp: Tổ chức là gì? Đặc trưng, phân loại và thông tin khác
2. Bản chất của tổ chức phi chính phủ là gì?
Tổ chức phi chính phủ có bản chất chính là hoạt động hướng đến lợi ích chung của toàn cộng đồng trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế, văn hóa,.... Những hoạt động này không hề có mục đích là thu về lợi nhuận hay có mục tiêu thương mại.
Tổ chức phi chính phủ hoạt động theo định hướng nhằm thúc đẩy mọi người hoạt động vì lợi ích của cộng đồng theo hướng nhân đạo, khích lệ mọi người tham gia và những chương trình từ thiện, tuyên truyền và phổ biến những nét văn hóa và giáo dục. Không chỉ vậy mà tổ chức phi chính phủ còn đóng góp trong việc thành lập và phát triển các chương trình về lĩnh vực công nghệ và khoa học kỹ thuật có mạng lưới toàn thế giới.
3. Đặc điểm của tổ chức phi chính phủ là gì?
Tổ chức phi chính phủ có đặc điểm là hoạt động không vì lợi nhuận hay có những mục tiêu về thương mại. Tổ chức này hoạt động nhằm đóng góp lợi ích chung cho xã hội trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa và môi trường,...
Bộ máy hoạt động của tổ chức phi chính phủ thường được tổ chức rất chuyên nghiệp, có các tình nguyện viên tham gia và hoạt động hết mình một cách tự nguyện.
Những tổ chức phi chính phủ thường tham gia hoạt động trong nhiều dự án khác nhau có thể kể đến như hoạt động xóa đói giảm nghèo, tham gia hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật hoặc những người bị chất độc màu da cam, các hoạt động bảo vệ môi trường, động vật hoang dã,...
Xem thêm: Việc làm phát triển thị trường
4. Nguồn vốn của tổ chức phi chính phủ
Các tổ chức phi chính phủ không cố định về nguồn vốn, điều này phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức lớn hay nho chính vì vậy nguồn vốn của tổ chức phi chính phủ sẽ dựa vào những yếu tố sau:
- Các khoản tiền nhận được từ việc đóng góp, tài trợ từ những tổ chức hay cá nhân. Các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân tham gia hoạt động đóng góp từ thiện, hỗ trợ cho cộng đồng, đem lại nguồn vốn lớn mạnh để gia tăng sự phát triển của tổ chức phi chính phủ trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, môi trường,...
- Thông thường, các hoạt động phi chính phủ muốn có thể tồn tại lâu dài và phát triển được thì cần phải thường xuyên tổ chức những hình thức gây quỹ từ cộng đồng
- Kêu gọi ngân sách của Nhà nước cũng là một hình thức để kêu gọi vốn cho tổ chức phi chính phủ. Ở những nước tư bản nguồn ngân sách của Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển nguồn vốn của tổ chức phi lợi nhuận.
Xem thêm: Tìm hiểu về vốn chủ sở hữu là gì trong báo cáo tài chính
5. Vai trò của tổ chức phi chính phủ là gì?
Tổ chức phi chính phủ đóng góp to lớn cho sự phát triển xã hội hiện đại, chính vì vậy tổ chức này có vai trò vô cùng quan trọng như sau:
- Là cầu nối giúp gắn kết và tạo điều kiện thuận lợi để người dân liên lạc, truyền thông tin tới chính phủ và ngược lại từ chính phủ đến với người dân. Việc truyền đạt cho chính phủ bao gồm những suy nghĩ, tâm tư và nguyện vọng của người dân địa phương , những gì họ đang làm,... Còn ngược lại, đồng thời cũng truyền đạt những thông báo, chỉ định của chính phủ về người dân về những gì họ đang thực dự định và đang tiến hành.
- Những tổ chức phi chính phủ đem đến cơ hội để những người công dân được làm việc cùng với nhau dựa trên tinh thần tự nguyện nhằm thúc đẩy những giá trị về xã hội cùng với thực hiện các mục tiêu công dân. Qua những hành động của họ ở trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế, văn hóa, xóa đói giảm nghèo,... thì tổ chức tài chính cho thấy được sự đa dạng trong chính xã hội đó. Họ đem đến cho người dân những quyền lợi và giúp họ nhận ra được ý thức về sjw thay đổi bằng cách giáo dục cho người dân và cho họ thấy được những quyền của của họ.
- Tổ chức phi chính phủ đồng thời cũng trở thành người đứng ra phát ngôn thay cho những người có hoàn cảnh khó khăn, thay mặt những người đó cố gắng gây chú ý và ảnh hưởng đến những chính sách và hoạt động của chính phủ. Hành vi này được thực hiện dựa trên nhiều các phương tiện khác nhau, thông qua việc vận động và những công cuộc xây dựng chính sách kèm theo những kế hoạch của chính phủ. Chính vì vậy tổ chức phi chính phủ nắm giữ nhiều vai trò khác nhau khi thì là những người ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn, khi thì lại là những người thực hiện theo các kế hoạch của chính phủ, khi thì lại là những người lên tiếng phê bình các bên cố vấn hay các bên hợp tác, lúc thì lại là những những người tài trợ cho các dự án,...
Xem thêm: Việc làm quản trị kinh doanh
Thông qua bài viết trên hy vọng bạn đọc có thể hiểu được tổ chức phi chính phủ là gì và họ có những vai trò đóng góp to lớn ra sao trong việc phát triển cộng đồng và xã hội. Nếu thấy thông tin trên bổ ích thì đừng quên chia sẻ đến người khác để họ cùng nắm bắt được nhé!