Văn hóa ứng xử là gì? Vai trò văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp
Theo dõi work247 tạiVăn hóa ứng xử là một trong những lĩnh vực trong đời sống, sinh động và phong phú của con người. Nó là những gì diễn ra hàng ngày và gắn liền với sự tồn tại và phát triển của mỗi con dân Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn nhiều bạn không biết rõ các văn hóa ứng xử là gì? Và vẫn thường xuyên mắc phải các lỗi về văn hóa ứng xử. Để tô đẹp thêm cho văn hóa Việt Nam thì chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về vấn đề này nhé!
1. Theo bạn, văn hóa ứng xử là gì?
Khi còn bé chúng ta đã luôn được dạy là gặp người lớn tuổi phải chào thật to và rõ ràng, chào từ người lớn tuổi nhất rồi chào đến người ít tuổi hơn sau. Đó là những văn hóa ứng xử của Việt Nam đã được truyền qua rất nhiều đời cho ông và đến đời con cháu vẫn luôn nhắc nhở phải ghi nhớ. Có thể nói lời chào hỏi cũng như “bài học vỡ lòng” của văn hóa ứng xử mà mình được học, vậy còn bạn thì sao?
Không chỉ bố mẹ dạy văn hóa ứng xử cho ta ở nhà mà suốt 12 năm học trên trường lớp đều có môn giáo dục công dân và đến khi lớn thì sẽ là trường đời dạy. Nó như ăn sâu vào trong tiềm thức của mình về những chuẩn mực đạo đức con người mà mỗi chúng ta đều cần khắc ghi.
Vậy văn hóa ứng xử là gì? Có thể nói được luôn những mà để trả lời hết một cách sâu sắc thì cũng không phải là dễ. Để có thể hiểu về khái niệm này dễ hơn chúng ta sẽ đi phân tích văn hóa và ứng xử là gì. Văn hóa ứng xử là một phạm trù rất rộng lớn bao gồm cả vật chất lẫn tình thần. Nó được tạo nên bởi những chuẩn mực đạo đức mà con người đặt ra trong quá trình lịch sử. Còn ứng xử là sự biểu hiện của phản ứng, giao tiếp của một con người trong một bối cảnh nào đó và được thể hiện rõ nét qua hành vi, thái độ, cách nói chuyện của con người.
Bên cạnh đó, văn hóa ứng xử cũng có thể hình thành dựa trên những tính cách, suy nghĩ, lối sống của nhân của một người nào đó trong một thời điểm nhất định. Nói ở một thời điểm nhất định là vì sao? Có thể trong khoảng thời gian khác họ thay đổi suy nghĩ, tính cách, lối sống khác cũng có thể làm cho văn hóa ứng xử của con người thay đổi. Ví dụ như khi còn bé chúng ra được răn dạy rất cẩn thận, biết lẽ phép và vâng lời cha mẹ nhưng khi lớn lên được tiếp xúc với môi trường khác, mạng internet,… thì có rất nhiều bạn có hành vi kém văn hóa ứng xử như là: vi phạm luật giao thông (lạng lách, đánh võng), nói tục, chửi thề, ăn mặc thiếu nghiêm túc, hút thuốc lá nơi công cộng,… Do vậy chuẩn mực về văn hóa ứng xử cũng có thể thay đổi theo thời gian và theo từng chu kỳ kinh tế.
Xem thêm: Văn hóa là gì? Tip xây dựng văn hóa doanh nghiệp hoàn hảo
2. Vai trò của văn hóa ứng xử
Ngày nay, con người Việt Nam đang giao tiếp trong môi trường hội nhập quốc tế để phát triển văn hóa ngoại giao, đối ngoại, ứng xử văn hóa với các nước trong quan hệ quốc tế và đồng thời cũng giữ vững bản sắc và phát huy nền văn hóa của dân tộc.
Tuy nhiên, không phải ai cũng ý thức được tầm quan trong của văn hóa ứng sử trong đời sống và không phải ai cũng có thể biết ứng xử sao cho mình là một con người có văn hóa. Đặc biệt khi giao tiếp là cầu nối thiết lập sự thân thiết, gắn kết giữa hai bên để cùng giúp đỡ nhau phát triển và ngày càng hoàn thiện bản thân. Do vậy, chúng ta sẽ cùng đi phân tích những vai trò của văn hóa ứng xử.
Xem thêm: Việc làm hành chính văn phòng
2.1. Vai trò của văn hóa ứng xử trong gia đình
Với thời phong kiến ngày xưa thì khi khách đến chơi nhà những vợ chỉ cúi chào rồi đi vào trong nhà và cũng không được cho phép ngồi bàn ăn để trò chuyện. Tuy nhiên, đó là văn hóa ứng xử của 30 năm về trước.
Ngày nay, khách khi đến nhà thì chuyện vợ ngồi nói chuyện tiếp khách là điều đương nhiên. Thậm chí nếu như không ra tiếp cùng thì khách đến chơi nhà họ sẽ không cảm thấy được tôn trọng. Mặc dù chuẩn mực về văn hóa đã thay đổi đáng kể qua các năm, nhưng về bản chất, cách ứng xử không thay đổi nhiều. Để giữ được văn hóa ứng xử trong gia đình thì giữa các thành viên luôn phải có sự tôn trọng, yêu thương, hành động đúng mực với nhau.
Ngoài ra, bây giờ là thời kỳ bình đẳng giới nên giữa vợ và chồng phải được cư xử như nhau và cùng đóng công sức cùng nhau để hưởng thụ niềm vui cuộc sống. Người chồng phải có nghĩa vụ phụ giúp vợ phần nhà, coi trọng giá trị của người vợ, hòa thuận chung sống với nhau. Mối quan hệ giữa con cái phải luôn yêu thương chỉ dạy những điều hay lẽ phải, đổi lại con cái cũng phải cư xử lễ phép với cha mẹ, ông bà, các anh chị em trong gia đình. Đó chính là cách duy trì cuộc sống gia đình chúng ra luôn hạnh phúc.
Xem thêm: Hướng dẫn bạn cách ghi trình độ văn hóa trong đơn xin việc
2.2. Vai trò của văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp
Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp cũng được coi là một phần văn hóa doanh nghiệp. Để doanh nghiệp có thể hoạt động tốt thì bắt buộc nội bộ nhân vân trong doanh nghiệp phải có môi liên hệ kết chặt chẽ để xây dựng, duy trì, phát triển bền vững trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa củng cố được văn hóa ứng xử cho doanh nghiệp mình. Vì vậy, các xung đột, mâu thuẫn nội bộ sẽ thường xảy ra trong công ty gây mất đoàn kết và có thể khiến nhân viên nghỉ việc. Để có thể xây dựng được một doanh nghiệp bên vững thì cần phải đảm bảo những nguyên tắc ứng xử nội bộ sao cho phù hợp với từng văn hóa doanh nghiệp.
Theo đó, ta cũng có thể thấy vai trò của văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là một trong những nhân tố góp phần xây dựng văn hóa và hình ảnh doanh nghiệp mang phong cách, bản sắc riêng. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những cách ứng xử văn hóa khác nhau những chung quy lại vẫn phải theo đúng quy định của văn hóa ứng xử của cộng đồng. Doanh nghiệp muốn phát triển tốt thì phải gắn liền với việc xây dựng và cũng cố các mối quan hệ trong nội bộ.
Ngoài ra, văn hóa ứng xử doanh nghiệp cũng là mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữ con người với công việc là cuối cùng là giữa các đồng nghiệp với nhau được xây dựng trên những giá trị chung của doanh nghiệp.
Đối với xây dựng hình ảnh doanh nghiệp: chính là cách cư xử giữ cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau tạo hiệu quả lớn trong công việc. Nếu các uy tắc văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp đưa ra được mọi nhân viên trong doanh nghiệp hưởng ứng thì có thể thúc đẩy tinh thần làm việc, phát triển khả năng cá nhân của mọi thành viên, phát huy tính dân chủ của mỗi người. Mọi người trong doanh nghiệp sẽ cùng gắn kế với nhau trên tình thần hợp tác cùng phát triển và đóng góp vào mục tiêu chung tạo nên sức mạnh đưa doanh nghiệp tiến lên phía trước.
Đối với xây dựng văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp mang bản sắc riêng: để phát triển doanh nghiêp thì phải xây dựng, củng cố các mối quan hệ, chính xách xây dựng trong văn hóa doanh nghiệp. Dù là lãnh đạo hay nhân viên thì cũng đều phải giữ thái độ chuyên nghiệp, tôn trọng công việc mình đang làm. Khi đó bạn mới có thể làm việc một cách hiệu quả. Ngoài ra cần có tinh thần trách nhiệm, không đổ lỗi sai cho người khác, thực hiện tốt kế hoạch đề ra và nỗ lực phấn đấu để đạt kết quả cao nhất.
Thái độ trong công việc được thể hiện rõ nét nhất trong mọi khía canh như: tôn trọng giờ giấc làm việc và không lãng phí thời gian ở công ty để phục vụ nhu cầu cá nhân hay đảm bảo thực hiện đúng những quy định làm việc tại công ty.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây của mình đã giúp các bạn có thể hiểu hơn văn hóa ứng xử là gì? Hãy vận dụng tốt câu nói của ông cha ta là: “học ăn - học nói - học gói - học mở” vào trong văn hóa ứng xử hàng ngày nhé!
4181 0